Khái quát về người Tày ở Cao Bằng

Một phần của tài liệu Yếu tố nước trong đời sống văn hóa của người Tày vùng thung lũng Cao Bằng (Trang 27)

6. Bố cục của luận văn

1.3.3 Khái quát về người Tày ở Cao Bằng

1.3.3.1 Tên gọi và lịch sử

Từ trước tới nay, người Tày vẫn gọi là Cần Tày. Riêng bộ phận Tày cư

trú ở Bảo Lạc thì tự gọi là Cần Slửa khao (Người áo trắng).

Từ buổi đầu dựng nước Việt Nam, Cao Bằng là nơi cư trú của bộ lạc Âu Việt (hay còn có các tên gọi khác như: Tây Vu, Tây Âu, Tây Âu lạc). Đây chính là một trong hai bộ lạc đầu tiên hình thành nên đất nước Việt Nam (Âu Việt và Lạc Việt). Thủ lĩnh của bộ lạc Âu Việt là Thục Phán. Giáo sư Đào

Duy Anh trong cuốn “Đất nước Việt Nam qua các đời” có viết: “Bộ lạc Tây

lưu sông Lô, bao gồm cả miền thượng lưu sông Gâm và sông Chảy, tức miền Cao Bằng, Hà Giang và Bắc Tuyên Quang ngày nay. Địa bàn này là nơi cư trú chủ yếu của người Tày...” [72; 13].

Người Tày là cư dân bản địa cư trú lâu đời trên mảnh đất biên cương của tổ quốc - Cao Bằng. Theo căn cứ của công tác khảo cổ học thì đã tìm thấy xương cốt của ông cha của người Tày: những chiếc rìu đá ở Nà Coọn (huyện Nguyên Bình); Tôôm Đeng (huyện Hà Quảng); Kẻ Ngoã (huyện Hoà An); Đàm Thuỷ, Chí Viễn (huyện Trùng Khánh). Qua những bằng chứng trên ta có thể khẳng định, người Tày cổ cư trú rất lâu đời ở Cao Bằng. Họ sống chủ yếu trong lòng máng sông Bằng, lòng máng sông Bắc Vọng, Quây Sơn, ở những thung lũng hẹp của vùng Quảng Uyên, đến thung lũng cao trên 800 m so với mặt nước biển như Đồng Mu (huyện Bảo Lạc).

1.3.3.2 Hoạt động kinh tế

- Người Tày từ lâu đời định cư trên cánh đồng màu mỡ nên từ lâu họ có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển. Đặc biệt là những kĩ thuật làm lúa nước tương đương với trình độ của người Kinh ở đồng bằng. Cách thức canh tác chung của họ là: làm đất khá kĩ, đất được cày ải, cày đi bừa lại nhiều lần, đắp bờ giữ nước và bón lót phân. Công cụ chủ yếu của họ là cày chìa vôi, bừa, mai, xẻng... Để đảm bảo cho việc thâm canh lúa trên địa bàn thung lũng, từ xa xưa đồng bào đã chú ý làm thuỷ lợi. Qua nhiều thế hệ, họ đã tạo ra những công trình thuỷ lợi thích hợp với địa thế ruộng đất. Họ là người có nhiều kinh nghiệm trong việc đào mương, đắp phai, bắc ống dẫn nước vào ruộng, cũng như việc sử dụng một cách phổ biến và rất tài tình những chiếc cọn nước.

- Bên cạnh làm lúa nước, cư dân còn biết làm lúa nương. Nương thường có hai loại là nương bằng và nương dốc. Phần lớn các gia đình đều có vườn bên cạnh nhà hoặc ở ven đường, ven suối, gần bản. Vườn chủ yếu để trồng và

cung cấp các loại rau, quả cho đời sống hàng ngày.

- Gia đình người Tày nào cũng biết chăn nuôi. Họ thường nuôi nhiều loại gia súc như lợn, trâu, bò; gia cầm như gà, vịt, ngan ngỗng. Nuôi trâu bò để làm sức kéo. Ngoài ra, họ còn đào ao thả cá. Gần như mỗi hộ gia đình đều có một cái ao con con để cung cấp lương thực cho gia đình. Gia đình nào nuôi nhiều thì mang ra chợ bán.

- Vùng núi Việt Bắc là nơi rất phong phú về thảm thực vật và các quần thể động vật nên rất thuận tiện cho việc săn bắn, hái lượm. Mặc dù sản xuất nông nghiệp đã phát triển ở trình độ cao nhưng những sản phẩm của săn bắn hái lượm vẫn đóng một vai trò khá quan trọng trong đời sống hàng ngày của cư dân nơi đây. Tuỳ theo mùa mà người dân vào rừng kiếm cho mình những sản phẩm của tự nhiên. Các loại rau rừng, nấm và mộc nhĩ có nhiều vào mùa xuân. Các loại cây củ như củ nâu, củ báng, củ mài được tìm kiếm vào những ngày giáp hạt hay những năm mất mùa đói kém. Săn bắn cũng là một trong những thú vui của người dân nơi đây, vừa là để bảo vệ mùa màng và bổ sung thêm khẩu phần thức ăn của họ. Có hai hình thức săn là săn rình và săn đuổi. Họ chỉ tiến hành săn bắn trong các khu rừng rậm và xa. Ngày nay, việc hái lượm săn bắn không còn được người Tày sử dụng rộng rãi nữa. Có chăng họ chỉ vào rừng hái những lá cây thuốc quý, hái rau rừng cũng như săn bắn những con thú hoang để cải thiện bữa ăn hàng ngày mà thôi.

- Các nghề thủ công của người Tày chưa tách khỏi nông nghiệp và được coi như nghề phụ trong gia đình. Một số nghề thủ công phổ biến ở đây như: đan lát, dệt, rèn, đục đá, làm gạch ngói, làm nhà… Đặc biệt, cư dân ở đây biết làm ra những sản phẩm dệt thổ cẩm rất đẹp. Hình ảnh những cô gái Tày duyên dáng bên khung cửi đã làm say lòng biết bao chàng trai. Ngày nay, trong các nghề thủ công truyền thống, còn rất ít các giá trị truyền thống được lưu giữ lại. Các nghề thủ công truyền thống đã dần mai một đi, thay vào đó là

các sản phẩm của máy móc. Ngày trước quần áo, chăn màn hầu hết là sản phẩm của nghề dệt thổ cẩm truyền thống, song ngày nay các sản phẩm dệt thổ cẩm chỉ để phục vụ mục đích du lịch, bán cho các du khách, xuất khẩu đi những nơi khác.

1.3.3.3 Đời sống vật chất

- Ăn: Tập quán ăn uống của người Tày Cao Bằng vừa mang đậm sắc thái của cư dân nông nghiệp vùng thung lũng, vừa ảnh hưởng yếu tố văn hóa Nam Trung Quốc. Trong gia đình truyền thống của người Tày, lương thực là yếu tố đầu tiên đảm bảo cho cuộc sống của đồng bào. Khác với người Thái ở Tây Bắc, người Tày lại chủ yếu sử dụng gạo tẻ như người Kinh. Gạo nếp chỉ là gạo được sử dụng trong các lễ tết, giỗ, cưới xin... mà thôi, còn để phục vụ đời sống hàng ngày người dân thường sử dụng gạo tẻ. Với gạo tẻ, người dân ở đây trung thành với món cơm tẻ truyền thống của người Việt Nam.

Về thực phẩm: thịt lợn là thực phẩm được người dân sử dụng hàng ngày. Các món được chế biến từ thịt lợn của đồng bào: món thịt lạp là món dự trữ lâu ngày của người dân. Ngoài ra còn có món thịt thính (rang gạo nếp hay đỗ tương rồi xay thành bột mịn đem trộn với thịt lợn) và món hém thịt. Cá chỉ là thức phụ trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn có món hém cá rất ngon.

Rau: phong phú, có rất nhiều loại ở rừng, trong vườn nhà, ngoài bờ ruộng. Nhìn chung, người dân đã biết tận dụng tối đa những loại rau của tự nhiên và trong vườn nhà.

Thức uống chủ yếu hàng ngày của người Tày là nước lã. Có những nơi tiến bộ đã biết đun sôi nước để uống. Nhưng nhìn chung đồng bào hầu hết là uống nước lã lấy từ mó nước đầu nguồn về. Mỗi xóm, mỗi làng đều có một mó nước chung để sử dụng. Mó nước này trong vắt và cũng là nơi cung cấp nước cho hệ thống tưới tiêu của đồng ruộng. Một số nơi còn biết đun các loại

lá để uống như lá vối, lá chè xanh. Trong các buổi tiệc, lễ tết thì thức uống chủ yếu là rượu. Rượu là thức uống không thể thiếu của người dân nơi đây, khi có khách vào nhà là mời rượu. Vì vậy, hầu như nhà nào cũng nấu rượu và dự trữ rượu trong nhà.

- Mặc: Bộ y phục truyền thống của nam, nữ người Tày Cao Bằng được cắt may bằng vải đen nhuộm chàm. Y phục nam giới gồm quần (khóa), áo (slửa). Quần cắt theo kiểu chân què, đũng rộng, thắt băng dây vải. Áo xẻ ngực, khuy cài bằng cúc nhựa hay dây vải; áo cổ tròn, ống tay rộng, có 3 túi (1 túi trên, 2 túi dưới). Nhìn chung bộ y phục nữ phức tạp hơn y phục nam bởi gồm nhiều bộ phận, nhiều chi tiết. Ngoài áo dài, áo cánh ngắn còn có khăn, giày, thắt lưng, xà cạp. Phụ nữ Tày cũng mặc quần đen, cắt may gần giống như quần nam giới. Riêng áo thường dài đến đầu gối, cắt may theo kiểu 5 thân, cài khuy bên nách phải.

Ngày nay, bộ y phục truyền thống đã mai một đáng kể hoặc có chăng cũng chỉ được lớp trung niên, người già mặc trong các dịp lễ tết. Hầu hết nam, nữ thanh niên, nhất là khu vực huyện thị hiện nay đã ăm mặc âu phục như người Kinh. Vì thế, hiện nay hầu như nghề trồng bông, dệt vải của người Tày ở Cao Bằng cũng dần mất theo.

- Ở: Một trong những tiêu chí quan trọng đầu tiên khi chọn đất dựng nhà của người Tày là phải gần nguồn nước. Nếu bạn đi dọc khắp các bản làng của người Tày ở Cao Bằng thì không khó để nhận ra rằng bản làng của người Tày thường chạy dọc theo các con sông, con suối dọc theo các sườn đồi. Tuy nhiên, hình ảnh những ngôi nhà sàn đơn sơ thoắt ẩn thoắt hiện trong cảnh núi non hùng vĩ của người Tày ở Cao Bằng ngày nay đã không còn, thay thế vào đó là hình ảnh những ngôi nhà xây kiên cố. Ở Cao Bằng ngày nay, trừ một số xã thuộc vùng sâu vùng xa còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống thì còn lại hầu như các huyện vùng đồng bằng, thung lũng và thị xã Cao Bằng,

người dân đều sử dụng nhà đất như người Kinh. Cộng thêm vào đó là khoảng thời gian tiếp xúc với nền văn hóa Kinh từ lâu đời nên người dân nơi đây làm cho mình những ngôi nhà vách đất lợp ngói. Trải qua thời gian hội nhập và phát triển vào nền kinh tế thị trường, hầu hết mọi nhà đều xây dựng được cho mình những ngôi nhà mái bằng kiên cố. Những hộ nghèo trong làng thì còn tồn tại ngôi nhà vách đất mái ngói.

1.3.3.4 Văn hoá - xã hội

Là một tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, Cao Bằng có nền văn hoá truyền thống rất phong phú. Người Tày chiếm số lượng khá lớn trong tỉnh, sống hầu hết ở các huyện. Họ có truyền thống văn hoá lâu đời, có chữ viết riêng, có điều kiện kinh tế khá hơn các dân tộc khác. Nét đặc sắc về văn hoá của người Tày được thể hiện trong các hội làng, ca hát đối đáp, hát ví, hát then. Về nhạc cụ, đàn tính là loại đàn dân tộc đặc trưng của người Tày. Dân tộc Nùng sống đan xen với dân tộc Tày nên về mặt văn hoá chịu nhiều ảnh hưởng của dân tộc Tày. Dân tộc Dao sống chủ yếu ở vùng núi thấp, văn hoá còn ít nhiều hạn chế, đặc biệt còn lưu lại nhiều tập tục lạc hậu. Dân tộc HMông sống trên các vùng núi cao hẻo lánh, có ngôn ngữ thuộc nhóm Hmông - Dao. Họ thường sử dụng các loại nhạc cụ như khèn và đàn môi để gọi bạn tình và ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống quê hương.

Cao Bằng hàng năm có nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc sinh sống trong vùng như hội mời Mẹ Trăng, hội Lồng Tồng, hội chùa, hội Thanh minh…

Mỗi dân tộc, từng vùng có loại hình dân ca riêng. Người Tày có làn điệu Lượn, Hát then, Lượn Slương, Lượn cọi, Lượn ngạn. Người Nùng có Lượn phủ, Lượn tại, Lượn Hèo phơn Nùng an, Sli giang, Nàng ới. Người Dao có Páo dung.

TIỂU KẾT

Với những khái quát trên về điều kiện tự nhiên và con người của vùng đất Cao Bằng ta có thể khẳng định rằng người Tày là cư dân bản địa ở nơi đây. Dân số Tày chiếm gần một nửa dân số toàn tỉnh, vì thế những ảnh hưởng của văn hóa Tày cũng có sức bao phủ rộng lớn và đậm nét. Người Tày thường cư trú ở các vùng thung lũng ven nhiều con sông, con suối vì vậy nền nông nghiệp chính của họ là nền nông nghiệp lúa nước với những kĩ thuật canh tác lâu đời. Chính vì vậy, yếu tố nước luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của người Tày. Nước không chỉ cung cấp nguồn nước sinh hoạt phục vụ đời sống hàng ngày mà nước còn là một yếu tố quan trọng nằm trong hệ thống tâm linh của người Tày. Cùng với nền văn hóa đa dạng của các dân tộc khác, văn hóa Tày đã góp phần tô điểm vào bức tranh văn hóa chung của tỉnh Cao Bằng.

CHƯƠNG 2

NHỮNG KHÍA CẠNH BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ NƯỚC TRONG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI TÀY CAO BẰNG 2.1 Quan niệm của người Tày về nước

Trong quan niệm truyền thống của người Tày, các lực lượng tạo nên vũ trụ đều có yếu tố nước (nặm). Đó là "Tam phủ" hoặc "Tam miền" bao gồm: miền Trời, miền Đất, miền Nước. Trong "Tứ phủ" thì có thêm miền Rừng (Ngàn phủ). Cho dù là "Tam phủ" hay "Tứ phủ" thì yếu tố nước vẫn luôn có mặt, do đó có thể thấy rằng thế giới Nước hoặc miền Nước luôn chiếm vị trí quan trọng trong ba hoặc bốn miền (phủ) tạo nên thế giới này.

Trong quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan của người Tày thì "vũ trụ có chỗ tận cùng, gọi là "fạ slút nặm tẳng" tức là nơi tận cùng của trời đất, nơi mà nước biển tự dâng lên trời. Đây là nơi trời đất giao nhau. Những thuyền bè lạc đến nơi này không tránh khỏi bị đắm. Ở đây có con chim khổng lồ chín đầu chín đuôi (nộc cẩu hua cẩu hang) thường hay cứu vớt thuyền bè và những người bị đắm. [78, tr 12].

2.2 Yếu tố nước trong hoạt động kinh tế và đời sống vật chất

Từ xa xưa, người Tày ở Cao Bằng đã chọn cho mình những vị trí định cư gần các con sông, con suối. Người Tày là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, từ lâu họ đã biết thâm canh cây trồng và áp dụng các biện pháp thuỷ lợi như: đào mương, đắp máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Vì vậy, nước là một yếu tố rất quan trọng trọng các hoạt động kinh tế của họ. Biểu hiện đầu tiên, mạnh mẽ nhất có lẽ chính là hệ thống thủy lợi của đồng bào Tày. Họ coi trọng nguồn nước cung cấp cho đồng ruộng, cũng chính là nguồn cung cấp sự

sống. Người Tày thường có câu "Mì nặm chính mì nà" có nghĩa là "Có nước mới có ruộng". Có ruộng thì có lương thực, thực phẩm để lễ gia tiên, để tổ chức lễ hội trong các tín ngưỡng dân gian và để duy trì sự sống.

Đi dọc các con đường nhỏ vào làng bản của người Tày ở Cao Bằng, hình ảnh cọn nước là hình ảnh đẹp luôn thu hút mọi ánh nhìn của người dân cũng như khách du lịch. Vốn là cư dân nông nghiệp làm ruộng nước, người Tày đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và tri thức dân gian phong phú trong việc khai thác, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và chăn nuôi. Chính các kinh nghiệm và tri thức dân gian này đã làm nên một phần các giá trị văn hoá mang đậm bản sắc tộc người của họ.

Từ trước tới nay, chúng ta vẫn biết đến hệ thống thủy lợi nổi tiếng là đắp mương phai và làm cọn nước của người Tày. Về mặt này, họ đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước tưới tiêu để “dẫn thủy nhập điền”. Trong sản xuất nông nghiệp, biện pháp thủy lợi luôn được người Tày đặt lên hàng đầu. Có thể nói, hệ thống thủy lợi của người Tày không những là một trong những thành tố văn hóa vật chất, phản ánh kinh nghiệm dân gian truyền thống đã được đúc kết, mà nó còn thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của người Tày.

Mương là đường khai để dẫn nước từ miệng phai vào ruộng. Nguồn nước ở mương thường bắt nguồn từ việc đắp phai. Mặc dù với trình độ lao động thủ công trước đây nhưng người dân đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công việc đắp mương phai làm thuỷ lợi. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của người Tày còn lưu truyền câu:

Bươn chiêng tò mạy rị

Một phần của tài liệu Yếu tố nước trong đời sống văn hóa của người Tày vùng thung lũng Cao Bằng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)