Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh hà tĩnh (Trang 54)

5. Bố cục khóa luận:

3.2.5 Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm toán nội bộ

Cùng với sự phát triển không ngừng của khối lượng nghiệp vụ và sự gia tăng

của tổng giá trị tài sản; công tác thanh tra kiểm toán nội bộ là một yêu cầu rất cần thiết cho sự phát triển của các ngành nghề kinh tế nói chung và của ngân hàng nói riêng.

Với chức năng là kiểm tra đánh giá tính tuân thủ các quy định của pháp luật và quy

định nội bộ của các tổ chức tín dụng, đồng thời đánh giá hiệu quả trong hoạt động của mình và đưa ra các kiến nghị cần thiết để hoàn thiện hoạt động và hạn chế rủi ro cho mình. Hàng năm, các ngân hàng thực hiện lập kế hoạch, chương trình kiểm toán của

năm trên cơ sở phân tích rủi ro các mảng hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng

như căn cứ vào lực lượng hiện có của bộ phân kiểm toán nội bộ; xây dựng kế hoạch

kiểm toán toàn diện đảm bảo tất cả các hoạt động nghiệp vụ, tất cả các bộ phận đều

được kiểm toán sau một thời gian thích hợp. Kiểm toán viên cần phải xem các quy

đinh về cơ cấu tổ chức, quy trình vận hành có được ghi trong văn bản không, các quy

đinh đó có được tuân thủ không. Để kiểm toán định hướng rủi ro, kiểm toán viên có

thể áp dụng phương pháp kiểm toán hệ thống hoặc phương pháp kiểm toán chức năng. Để thực hiện kiếm toán, kiểm toán viên có thể sử dụng các công cụ như xem và phân

tích tài liệu hiện có, phỏng vấn cán bộ, đánh giá qua thị sát.

Công tác kiểm soát về quản lý rủi ro được thực hiện qua 4 bước: xác định rủi

ro, định lượng rủi ro, điều tiết rủi ro, giám sát rủi ro. Công tác kiểm toán nội bộ cần

phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh để có thể nắm bắt được các rủi

ro mới hoặc các rủi ro chưa đựơc kiểm tra trước đó.

An toàn, hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu chủ yếu của hoạt động thanh tra kiểm toán nội bộ. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng và sự hội nhập quốc tế thì rủi ro càng đa dạng và phức tạp hơn. Vì vậy, để tránh những tổn thất có thể đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng trong tương

lai, yêu cầu đặt ra của hoạt động kiểm toán nội bộ là phải định hướng vào rủi ro với tinh thần làm việc nghiêm túc và có hiệu quả. Có như vậy thì kiểm toán nội bộ mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra và là công cụ quản lý có hiệu quả của ban lãnh đạo ngân hàng.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh hà tĩnh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)