Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạ

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh hà tĩnh (Trang 35)

5. Bố cục khóa luận:

2.2.1.4 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạ

các DNNVV, thì rủi ro tín dụng vẫn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi có những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Những nguyên nhân này sẽ được trình bày và phân tích ở phần tiếp theo.

2.2.1.4 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Hà Tĩnh BIDV Hà Tĩnh

* Thông tin không đối xứng

Hiện nay, ở Chi nhánh BIDV Hà Tĩnh vẫn còn một số trường hợp cán bộ tín

dụng trước khi ra quyết định cho vay không tìm hiểu cặn kẽ các thông tin từ khách

hàng như năng lực tài chính, năng lực điều hành… của chủ doanh nghiệp. Như vậy,

tính chính xác của thông tin thu được còn hạn chế dẫn đến rủi ro tín dụng.

* Tác động của môi trường cho vay Môi trường kinh tế không thuận lợi:

Đất nước ta đã trải qua hơn 25 năm đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và đạt được nhiều thành tích đáng kể. Việc Việt Nam gia nhập WTO là một bước ngoặt lớn, đưa nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, mở ra một trang sử mới cho nền kinh tế hiện đại và tạo ra một môi trường hành lang pháp lý thông thoáng cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, cũng tồn tại nhiều khó khăn, thử thách;

chẳng hạn như nước ta còn nghèo, trình độ của dân ta còn thấp, khả năng bắt kịp với

thế giới còn kém, sức cạnh tranh trên thị trường hàng hóa sản phẩm còn yếu…

Sản xuất kinh doanh trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập ngoại,

đặc biệt là hàng nhập lậu trốn thuế. Mặt khác, chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của

Nhà nước đã và đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Do vậy, các DNNVV

chuyển hướng và điều chỉnh phương án kinh doanh không theo kịp sự thay đổi của cơ

chế chính sách vĩ mô nên kinh doanh thua lỗ hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục vay vốn ngân hàng.

Hà Tĩnh lại là một tỉnh nghèo về mặt kinh tế, với hơn 90% dân số trên địa bàn

chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trình độ dân trí chưa cao, thu nhập bình quân đầu

người còn thấp, việc triển khai cổ phẩn hóa, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, giao bán khoán, cho thuê thực hiện chưa nhiều, hiệu quả thấp, thương mại du lịch dịch vụ có nhiều lợi thế những chậm mở rộng, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế.

Đóng và hoạt động trên một địa bàn như vậy, nên Chi nhánh BIDV Hà Tĩnh

37

là các khoản vay nhỏ lẻ, manh mún,… Các dự án lớn khu công nghiệp Vũng Áng, việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê vẫn còn chưa thực sự mang lại hiệu quả.

Trong thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành cổ phần hóa một số doanh

nghiệp nhà nước theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế, tuy nhiên, thực tế những có

một số doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa vẫn làm ăn không hiệu quả, thậm chí còn bị

thua lỗ nên không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng và đẩy ngân hàng đến rủi ro tín dụng.

* Môi trường pháp lý còn nhiều bất cập:

Trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu của nền kinh tế thị trường;

việc ban hành các văn bản tín dụng vừa thừa, vừa thiếu lại không đồng bộ, thậm chí

còn nhiều điểm chồng chéo, dẫn đến việc hướng dẫn thực hiện còn gặp nhiều khó

khăn. Luật nhiều khi chưa đến tay người dân, các doanh nghiệp thì đã thay đổi. Các bộ

luật như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật thuế chưa thực sự phát huy hiệu

quả, chưa tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; do vậy

nên việc thực hiện quy chế tín dụng còn gặp nhiều khó khăn.

Việc thực hiện pháp lệnh, kế toán thống kê chưa nghiêm túc, đa số các số

liệu quyết toán và báo cáo tài chính của DNNVV chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc; số liệu phản ánh chưa chính xác, trung thực tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

b. Nguyên nhân từ phía khách hàng

* Năng lực khách hàng yếu kém:

Chi nhánh BIDV Hà Tĩnh hoạt động với phương châm kinh doanh là coi sự

thành công của khách hàng chính là sự thành công của chính mình và khi khách hàng bị rủi ro sẽ kéo theo sự rủi ro của ngân hàng.

Đóng trên địa bàn Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm thấp với nền sản

xuất nông nghiệp lạc hậu, trải qua sự trì trệ cho cơ chế bao cấp kéo dài, hầu hết các doanh nghiệp đang có nguồn vốn ít ỏi, nghèo nàn. Do đó, để tiến hành hoạt động kinh

nghiệp quốc doanh, vốn vay không còn là nguồn vốn bổ sung như quy định mà chiếm

đến 80-90% vốn của doanh nghiệp. Do đó, chỉ cần một biến động nhỏ của thị trường

hoặc một sự gia tăng lãi suất cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn về

tài chính, các doanh nghiệp mất khả năng chủ động trọng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ. Hiện nay, công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn đã trở nên

lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao. Trước tình

trạng đó, các doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và thua lỗ trong

kinh doanh là điều khó tránh khỏi, dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ vay đối với

ngân hàng.

Bên cạnh những yếu kém về năng lực tài chính, thì vấn đề về năng lực trình

độ quản lý của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều điều đáng lưu ý. Theo một số báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Tĩnh thì hiện nay trên địa bàn Hà Tĩnh

có hơn 700 doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên chỉ có 10% chủ các doanh nghiệp

này là xuất thân từ công chức nhà nước với 3% có trình độ đại học, và chưa có ai có

trình độ sau đại học. Chính vì vậy, xét về mặt l ý thuyết trình độ quản l ý cũng như

năng lực lãnh đạo của đa phần chủ các doanh nghiệp này chưa cao. Hơn nữa, trong

khi đòi hỏi của nền kinh tế thì trường là những người quản lý có năng lực thực sự,

năng động, nhanh nhạy với những biến động của thị trường, đồng thời phải có kinh

nghiệm, kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh thì ở các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh, đặc biệt là doanh nghiệp quốc doanh vẫn còn không ít những người lãnh

đạo đầy kinh nghiệm nhưng là kinh nghiệm của thời kỳ bao cấp, dư âm của cơ chế cũ

vẫn còn khá nặng nề; do vậy họ không bắt kịp được với nền kinh tế nhiều biến động, sự cạnh tranh trở nên gay gắt thậm chí cả thiếu lành mạnh. Do vậy, nếu yếu kém, các doanh nghiệp này hoàn toàn có khả năng bị đánh bật ra khỏi vòng xoáy của nền kinh

tế thị trường, thua lỗ xảy ra làm cho họ khó có khả năng thanh toán nợ, gây khó khăn

cho ngân hàng trong việc thu nợ.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, rủi ro tín dụng còn có thể xuất phát từ tư

cách đạo đức của người vay. Nền kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của con

người theo hai hướng: tích cực và tiêu cực.

Mặt tích cực mà nền kinh tế phát triển mang lại là điều dễ nhận thấy và tất cả

39

hiện là hàng loạt các hành vi lừa đảo, lách luật ngày càng tinh vi hơn, chặt chẽ hơn. Ở

Chi nhánh BIDV Hà Tĩnh, mặc dù chưa có những vụ lừa đảo quy mô lớn nhưng việc các doanh nghiệp lập các báo cáo tài chính không đầy đủ, không chính xác nhằm che

đậy thực trạng về tình hình tài chính của mình gây khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý khách hàng và các món vay đang có chiều hướng gia tăng và ngày càng tinh vi

hơn. Việc khách hàng cố tình sử dụng vốn vay sai mục đích mà ngân hàng không quản

lý được, đến khi phát hiện ra thì khách hàng đã không còn khả năng chi trả các món

vay và rủi ro tất yếu đã xảy ra.

Là một ngân hàng đầu tư nên cũng như các ngân hàng khác, Chi nhánh BIDV

Hà tĩnh trong những năm trước đây với nhiệm vụ là cho vay đầu tư xây dựng cơ bản

theo chỉ thị nhà nước. Sau khi chuyển hướng kinh doanh, ngân hàng đã tiến hành cho

vay đến mọi đối tượng khách hàng nhưng dư âm của cơ chế cũ vẫn còn nên khách

hàng truyền thống của ngân hàng vẫn là các đơn vị xây lắp. Trong những năm qua,

ngân hàng đã đầu tư cho vay đối với Xí nghiệp xây lắp Điện và Xí nghiệp xây nông

nghiệp, và những Xí nghiệp này đã không có khả năng trả nợ cho ngân hàng do làm ăn

kém hiệu quả, đẩy nợ quá hạn lên cao và Ngân hàng phải gánh chịu rủi ro đó.

Hiện nay, ở Chi nhánh BIDV Hà Tĩnh, các khoản vay trung hạn chủ yếu là cho

vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên. Các khoản vay này có số tiền trả nợ mỗi

lần không lớn, một số khách hàng chưa quen giao dịch với ngân hàng nên thường hay quên trả nợ hoặc có tâm lý coi việc để quá hạn một hai tháng là chuyện bình thường hoặc do bận đi học, đi công tác xa, gia đình gặp khó khăn mà không trả được nợ vay

đúng hạn. Một số giám đốc doanh nghiệp chưa ý thức được hết trách nhiệm của mình

khi xác nhận vào giấy đề nghị vay vốn của cán bộ công nhân viên, cụ thể là chưa thực sự phối hợp với ngân hàng khi nhân viên của mình không trả được nợ theo kế hoạch.

Đối với trường hợp cán bộ công nhân viên tự ý bỏ cơ quan, số quyền lợi còn lại được

hưởng theo chế độ không được dùng để trả nợ ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thu

hồi nợ của ngân hàng hoặc khi cán bộ công nhân viên có sự thuyên chuyển công tác,

mất tích, qua đời,…không có thông tin kịp thời. Đối với trường hợp cơ quan của đối

tượng vay vốn giải thể, phá sản, sáp nhập hoặc thay đổi thủ trưởng đơn vị,…thì thủ trưởng mới không chịu trách nhiệm về việc xác nhận và bảo lãnh do thủ trưởng cũ đã ký khi có rủi ro xảy ra hoặc thiếu sự hợp tác với ngân hàng trong công tác thu nợ vay.

c. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Sau thời gian đổi mới, hệ thống ngân hàng đã có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập về trình độ

quản lý: chưa đa dạng hóa hoạt động đầu tư, trong cơ cấu tài sản Có của các ngân hàng

thương mại ở nước ta chủ yếu là dư nợ cho vay khách hàng, các danh mục đầu tư

chiếm rất ít, dư nợ cho vay chiếm 65-80% tổng tài sản Có của mỗi NHTM, trong đó

tín dụng ngắn hạn chiếm trên 70% dư nợ nên rủi ro càng cao hơn, nguồn thu từ các

hoạt động dịch vụ ngân hàng còn chiếm tỷ lệ thấp.

Sau hơn 20 năm thành lập và hoạt động, Chi nhánh BIDV Hà Tĩnh đã không

ngừng lớn mạnh và phát triển; Bằng việc thay đổi cách nghĩ, cách làm, trẻ hóa đội

ngũ cán bộ công nhân viên, Ngân hàng đã từng bước hoàn thiện hơn, góp phần tích

cực cho sự phát triển nền kinh tế tỉnh nhà. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hoạt động của ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc cần

được giải quyết.

Trước hết đó là Ngân hàng đã chú trọng quá nhiều vào hoạt động tín dụng. tăng

trưởng dư nợ tín dụng đang là chỉ tiêu dùng làm căn cứ để xét khen thưởng động viên

đối với mỗi cán bộ tín dụng, mỗi phòng tín dụng. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, cán bộ tín dụng đã thực hiện cho vay những khoản vay chưa sát với quy trình tín dụng

(gồm 10 bước) cũng như chưa tuân thủ các bước cơ quản trong quy trình quản lý rủi ro

tín dụng. Quy trình này gồm 4 bước cơ bản:

Một là là quá trình thẩm định: là giai đoạn quan trọng đối với việc đảm bảo an toàn của vốn vay, lập hồ sơ vay vốn, đánh giá tài sản thế chấp, tình trạng khách hàng

để đánh giá khả năng hoàn trả của khách hàng và quyết định cho vay.

Hai là giám sát khách hàng cho vay, theo dõi rủi ro có thể xảy ra đối với khoản tiền vay.

Ba là thu hồi nợ nhằm đảm bảo an toàn tín dụng và phát hiện kịp thời rủi ro.

Bốn là lượng định rủi ro trong quá trình cho vay nhằm giúp ngân hàng dự đoán

rủi ro ngay từ khi thẩm định đơn xin vay để làm cơ sở trích lập dự phòng rủi ro. Chính vì vậy, khi cán bộ tín dụng muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng dư nợ đã không bám

41

sát các quy trình cho vay và quản lý rủi ro dẫn đến hậu quả là khi khách hàng không

trả được nợ thì việc xử lý gây nhiều khó khăn cho ngân hàng.

Thứ hai là sức ép trách nhiệm đối với cán bộ tín dụng: cán bộ tín dụng là người trực tiếp chịu trách nhiệm về khoản vay từ khâu đầu tiên là tiếp nhận hồ sơ vay vốn

cho đến khâu cuối cùng là thu hết cả nợ gốc và lãi.Mặc dù có nhiều người cũng xét

duyệt một khoản vay và có những khoản vay phải thông qua hội đồng tín dụng nhưng

khi rủi ro xảy ra thi người chịu trách nhiệm chính là cán bộ tín dụng (chiếm trên 60%),

ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của cán bộ tín dụng. Như vậy, công việc cho vay là

một công việc đòi hỏi trình độ thẩm định, phân tích khách hàng và tính kiên trì cao của cán bộ tín dụng.

Thứ ba là việc thực hiện đảm bảo tiền vay còn nhiều hạn chế: Hiện nay, ở chi nhánh BIDV Hà Tĩnh, các khoản vay chủ yếu được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Mặc dù đã có hội đồng định giá tài sản thế chấp, nhưng việc định giá theo ý chủ quan của ngân hàng nên nhiều khi còn thiếu chính xác, đặc biệt là đối với giá trị đất hiện nay không còn có căn cứ xác định vì theo giá quy định của Nhà

nước hiện quá thấp so với giá thị trường; do vậy việc định giá chủ yếu là do thỏa thuận giữa hai bên nên nó mang tính cảm tính lớn, đa số là tài sản được định giá cao hơn đơn

giá của nhà nước. Do vậy, việc xử lý tài sản đảm bảo khi khách hàng không trả được nợ còn gặp nhiều khó khăn cho ngân hàng.

Đối với tài sản thế chấp là các phương tiện vận tải, phương tiện giao thông cơ

giới: Theo quy đinh, sau 24 tiếng kể từ khi ký quyết định giải ngân thì cán bộ tín dụng

phải thông báo cho cơ quan cảnh sát giao thông tại địa phương quan lý tài sản thế

chấp. Thực tế, nhiều khi cán bộ tín dụng không thực hiện đúng thông báo hoặc thông

báo đến cơ quan công an nhưng chỉ mang tính thủ tục, không có xác nhận của cơ quan

công an; dẫn đến tình trạng các chủ phương tiện trình mất giấy đăng ký và được cấp

lại, khi đó ngân hàng mất quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp đó.

Đối với tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị, ngân hàng chỉ lưu giữ hóa đơn,

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh hà tĩnh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)