Tăng cường tìm hiểu, phân tích và xử lý các thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh hà tĩnh (Trang 49)

5. Bố cục khóa luận:

3.2.1 Tăng cường tìm hiểu, phân tích và xử lý các thông tin tín dụng

* Thông tin khách hàng:

Theo quy luật của nền kinh tế thị trường thì khách hàng là yếu tố quan trọng,

quyết định sự thành-bại trong kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp hoặc của một

cá nhân kinh doanh nào; đặc biệt là đối với kinh doanh ngân hàng. Qua việc phân tích

các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, ta thấy, rủi ro do nguyên nhân từ phía khách hàng là rất lớn, gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng đó là việc khách hàng không

trả được nợ khi đến hạn, gây tổn thất cho ngân hàng. Một trong những nguyên nhân

quan trọng của việc khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ là do ngân hàng

đã quyết định cho vay sai lầm- vì không nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng kẻ cả khả năng tài chính, quản trị và các sự kiện liên quan trong tương lai

của khách hàng; đó là vấn đề thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác. Như vậy,

việc tìm hiểu, phân tích và xử lý thông tin khách hàng là rất quan trọng.

Thông qua các kênh thông tin khác nhau, cán bộ tín dụng tiến hành tìm hiểu, thu thập các thông tin khách hàng bao gồm thông tin tài chính phản ánh tình hình tài chính và thông tin phi tài chính phản ánh mục đích sử dụng và việc khách hàng có thiện chí hoàn trả tín dụng hay không; qua đó xác định được khả năng hoàn trả món vay của khách hàng.

Từ kênh thông tin của chính khách hàng vay vốn, ngân hàng nhận được các tài liệu liên quan do khách hàng cung cấp: các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao

gồm danh mục các tài sản có thể làm đảm bảo tín dụng như hàng tồn kho, các khoản

phải thu, nhà xưởng và thiếtbị sản xuất,…; các bản kế hoạch và sự toán bao gồm dự

toán luồng tiền, nhu cầu vốn và các kế hoạch sản xuất kinh doanh và thu nhập của khách hàng.

Từ thị trường, ngân hàng có thể thu thập thông tin về khách hàng của mình

thông qua các ngân hàng khác, từ cơ quan quản lý, từ các phương tiện thông tin đại chúng. Nguồn thông tin này rất quan trọng cho ngân hàng vì nó đảm bảo hơn về tính khách quan của thông tin thu thập được.

Đồng thời, thông tin về khách hàng có những thông tin mang tính chất trực giác trong quá trình tiếp xúc, phỏng vấn khách hàng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải đi khảo sát, nghiên cứu tại cơ sở của người vay giúp ngân hàng hình dung rõ ràng hơn về tình trạng hiện thời của khách hàng.

Ngân hàng cũng có thể thu thập thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng CIC.

Đây là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, có chức

năng thi nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tín tín dụng phục vụ cho yêu cầu

quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Thông tin từ CIC là thông tin đáng tín

cậy, đóng góp vào việc đảm bảo hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả.

Đồng thời, thông tin về khách hàng có những thông tin mang tính chất trực giác trong quá trình tiếp xúc, phỏng vấn khách hàng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải đi khảo sát, nghiên cứu tại cơ sở của người vay giúp ngân hàng hình dung rõ ràng hơn về tình trạng hiện thời của khách hàng.

Từ những thông tin thu thập được, ngân hàng có thể phân tích đánh giá được tình hình khách hàng về tính lỏng của tài sản, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời,

điểm hoà vốn, dự toán thu chi tiền mặt. tuỳ thuộc vào loại tín dụng và tính chất của khoản tín dụng mà ngân hàng cần quan tâm đến các chỉ tiêu khác nhau: Nếu cho vay ngắn hạn thì ngân hàng thường quan tâm nhiều hơn đến tỷ số vốn lưu động/Tổng tài sản, các chỉ số về tình trạng nợ nần của khách hàng. Đối với các khỏan vay dài hạn, ngân hàng lại quan tâm hơn về chỉ số lợi nhuận, chỉ số Vốn tự có/Tổng tài sản, tốc độ

khấu hao tài sản cố đinh,… Qua đó phân tích được khả năng thanh toán, hiệu quả

hoạt động, khả năng sinh lời, cơ cấu vốn, sự tăng trưởng của khách hàng thông qua

51

người vay, khả năng lãnh đạo, tình hình kinh doanh cũng như tương lai phát triển của doanh nghiệp

Sau khi phân tích các thông tin đó, ngân hàng tiến hành xử lý thông tin bằng

cách phân loại từng tiêu thức đánh giá, lập bảng theo dõi từng khách hàng và đưa ra

các nhận xét liên quan đến điểm mạnh, điểm yếu từng khách hàng và đưa ra các quyết

định về việc cấp tín dụng hoặc duy trì khoản tín dụng. * Thông tin thị trường

Hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường bao gồm

chỉ tiêu về giá cả, về lạm phát, về tốc độ tăng trưởng kinh tế chung, về các đối thủ

cạnh tranh.

Cán bộ tín dụng trước khi cho vay cần phải tím hiểu kỹ và phân tích sự biến

động của các yếu tố này. Đặc biệt là yếu tố giá cả và các đối thủ cạnh tranh, ngân hàng cần có các chính sách phù hợp với sự biến động này. Yếu tố giá cả có ảnh hưởng rất

lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, về lợi nhuận thu

được từ các phương án kinh doanh của doanh nghiệp nên cũng là yếu tố ảnh hưởng

đến khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường

nên yếu tố cạnh tranh là tất yếu và diễn ra ngày càng gay gắt. Hiện nay, Chi nhánh BIDV Hà Tĩnh đang hoạt động bên cạnh nhiều NHTM lớn, đó là NHN0&PTNN, NH

Ngoại thương và ngân hàng Công thương nên quá trình cạnh tranh càng diễn ra mạnh

mẽ hơn; do vậy việc tìm hiểu và phân tích các đối thủ cạnh tranh về các chính sách

khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách tín dụng,.. là hết sức cần thiết giúp cho ngân hàng có những sự thay đổi phù hợp với quá trình cạnh tranh đảm bảo tăng trưởng và an toàn cho mình.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh hà tĩnh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)