5. Bố cục khóa luận:
3.2.3 Tăng cường các biện pháp đảm bảo tín dụng
Để đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh, khi tiến hành một khoản tín dụng,
ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có một khoản đảm bảo tín dụng mà chủ yếu hiện nay là hình thức thế chấp cầm cố tài sản. Đây là nguồn thu nợ cuối cùng của ngân hàng khi kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được, Tuy nhiên, việc làm
này đã hạn chế được phần nào rủi ro tín dụng cho ngân hàng, Theo quy định của
NHNN, số tiền cho vay không đựơc vượt quá 70% tổng giá trị tài sản đảm bảo, ngân hàng cần quan tâm thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc và điều kiện đảm bảo tín dụng
đã ban hành. Tài sản làm đảm bảo phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể như: phải thuộc quyền sở hữu của bên đảm bảo, được phép giao dịch, không có tranh chấp, tài sản dễ tiêu thụ và có đầy đủ cơ sở pháp lý để người nhận đảm bảo có quyền ưu tiên về
xử lý tài sản.
Trên cơ sở nguyên tắc chung theo quy định, ngân hàng áp dụng linh hoạt phù
hợp với từng loại khách hàng với mức tỷ lệ cho vay có đảm bảo khác nhau, các hình
thức đảm bảo khác nhau nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
Các loại tài sản đảm bảo:
- Tài sản thế chấp: nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, quyền sử dụng
đất mà pháp luật cho phép, các tài sản khác theo quy định.
- Tài sản cầm cố: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, ngoại tệ bằng tiền mặt, số
dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại tổ chức tín dụng; các giấy tờ có giá – trừ
cổ phiếu của chính ngân hàng mình phát hành; quyền tài sản phát sinh, quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp; các tài sản khác theo quy định.
53
- Tài sản bảo lãnh: tài sản của bên thứ 3 dùng làm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh bằng tài sản bao gồm các tài sản theo quy đinh của tài sản cầm cố, thế chấp.