Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh hà tĩnh (Trang 57)

5. Bố cục khóa luận:

3.3.2Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước

Thứ nhất, ngân hàng Nhà nước cần có các biện pháp, cơ chế quản lý thanh tra,

kiểm tra và quy định cụ thể đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động

nước, quốc doanh và ngoài quốc doanh phải thực hiện theo đúng một cơ chế tín dụng

chung do Ngân hàng Nhà nước ban hành, không được hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để

cạnh tranh giành giật khách hàng.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần chỉnh sửa và ban hành một số cơ chế tín dụng phù hợp với môi trường kinh tế, pháp lý hiện nay:

- Về đảm bảo tiền vay: Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính

phủ về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng và thông tư 60/2000/tín dụng –

NHNN ngày 04/04/2000 của thống đốc Ngân hàng nhà nước đã góp phần ngày càng hoàn thiện hơn cơ chế hoạt động của ngân hàng. Tuy vậy, sẽ không tránh khỏi những

vướng mắc cần phải điều chỉnh, sửa đổi. Vấn đề xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu

hồi theo quy định của pháp luật hiện nay vẫn còn nhiều phức tạp và thời hạn kéo dài.

Mặt khác, tại điểm 3 điều 4 nghị định 178 có quy định: “Sau khi xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, nếu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả

nợ thì khách hàng hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã

được cam kết”. Tuy nhiên, trên thực tế đây chỉ là vấn đề mang tính hình thức, thủ tục vì phần lớn khách hàng vay đặc biệt là hộ gia đình cá thể; khi vay đã thế chấp toàn bộ

tài sản cho các tổ chức tín dụng. Do đó khi phát sinh rủi ro, khách hàng không trả được

đúng hạn từ nguồn sản xuất kinh doanh, dẫn đến các tổ chức tín dụng phải phát mại tài

sản thì hộ vay không còn điều kiện để tiếp tục hoàn trả nợ vay còn lại. Vì vậy, quy

định trên sẽ dẫn đến tồn tại một khoản nợ khó đòi trong bảng cân đối của ngân hàng. - Khoản 2.1 của thông tư 03/2001 đã hướng dẫn cách định giá trong trường hợp tổ chức tín dụng và khách hàng vay không thoả thuận được giá xử lý thì thuê tổ

chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định giá hoặc tham khảo giá được tổ chức tư

vấn, tổ chức chuyên môn xác định, giá thực tế tại địa phương vào thời điểm xử lý,

giá quy định của Nhà nước nếu có. Việc ghi cách định giá cụ thể là không cần thiết,

nên để quyền đó cho các tổ chức tín dụng, họ có thể quyết định phương pháp định

giá hợp lý như quy định tại khoản 5 điều 31 của Nghị định 178/CP: “Trường hợp tài sản được các bên xử lý theo thoả thuận thì phải thực hiện nhanh chóng, công

khai đảm bảo lợi ích của các bên; nếu tài sản không được xử lý do không thoả

59

như vậy sẽ đảm bảo được lợi ích cho tổ chức tín dụng khi khách hàng không trả

được nợ.

- Về cơ chế trích lập dự phòng rủi ro: Trong quá trình thực hiện “Quy định về

việc phân loại tài sản Có, trích lập và sử dụng sự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt

động ngân hàng của tổ chức tín dụng” ban hành theo Quyết định sô 488/QĐ-NHNN ngày 27/11/2000 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước,c ác NHTM đang nỗ lực cố

gắng để thu hồi các khoản nợ tồn đọng khó đòi nhằm lành mạnh hoá tình hình tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính và cải thiện chất lượng tín dụng, hầu hết đều gặp phải những bất cập không thể

tự thân giải quyết được. Quyết định 493 và quyết định 18 về trích lập dự phòng rủi ro

đã có những bước tiến đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên để thực hiện được Quyết định đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ nhất định trong việc thẩm định và đánh giá các giá trị tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp. Và một khi đánh giá khôgn chính xác sẽ dẫn đến việc trích lập dự phòng rủi ro quá ít hoặc quá nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thực hiện một số biện pháp ngăn chặn hành vi lừa đảo của khách hàng: Cần

phải ban hành thông tư liên bộ giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ tư pháp quy định rõ

địa bàn được công chứng theo hộ khẩu trên lãnh thổ từng xã, huyện để ngăn chặn và

phát hiện những khách hàng lừa đảo dùng một tài sản thế chấp vay vốn nhiều nơi.

Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin tín

dụng của trung tâm thông tin tín dụng (CIC), cung cấp cho ngân hàng các thông tin kịp

thời chính xác và đầy đủ hơn nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Đối với việc xử lý tài sản thế chấp đã xiết nợ, gán nợ cho ngân hàng: Ngân

hàng Nhà nước cần phải thành lập một công ty tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên

thực hiện việc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố theo nhu cầu của các ngân hàng

thương mại vì trong điều kiện hiên nay, các NHTM chưa đủ sức để đứng ra tổ chức

riêng cho mình một công ty như vậy. Hơn nữa, với các công ty do Ngân hàng Nhà

nước quản lý và điều hành trực tiếp thì việc giải quyết các vấn đề về cơ chế chính sách sẽ dễ dàng hơn.

Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các quy chế hình thành quỹ bảo đảm tiền gửi, bảo hiểm tiền vay, coi bảo hiểm tiền vay như là một điều kiện bắt buộc của một khoản tín dụng.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh hà tĩnh (Trang 57)