L Khách thể của tội phạm
4. Mặt chủ quan của tội phạm
Nếu mặt khách quan của tội không tố giác tội phạm là mặt bên ngoài, thì mặt chủ quan là mặt bên trong, là hoạt động tâm lý của người phạm tội. Mặt chủ quan của lội khổng tố giác tội phạm gồm ba yếu tố: lồi, động cơ phạm tội và mục đắch phạm tội.
Tội khổng tố giác tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận Ihức được hành vi không tố giác tội phạm của mình là nguy hiểm chắ) xã hội, nhưng mong muốn thực hiện hành vi đó. Tuy nhiên, trước khi kết luận điều này, phải xác định được: người phạm tội biết rõ hành vi của người phạm tội, nhận thức được hành vi đó cấu thành tội phạm; nếu họ nhận thức không rồ ràng về hành vi của người khác, thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác của mình. Thực tế cho thấy, với một số tội phạm, không phải ngay một lúc, ai cũng nhận biết được. Còn đối với những trường hựp bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự cũng đểu nhận thức được hành vi của người khác là tội phạm, thì người không tố giác cho dù họ có khai nhận rằng, họ không biết hành vị này là tội phạm, thì người đó vẫn không được loại trừ trách nhiệm hình sự.
Nếu một người biết chắnh xác người khác đang có ý định phạm tội, nhưng chưa có hành động cụ thể, thì người đó dù không tố cáo với cơ quan có thẩm quyền, thì cũng không cấu thành tội không tố giác tội phạm, vì định phạm tội thuộc phạm trù tư tưởng, luật hình sự không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có ý định phạm tội. Ý định phạm tội không bị coi là tội phạm, thì người không tố giác người có ý định phạm tội, cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp người biết rõ về tội phạm và người phạm tội, nhưng ỉầm tương cơ quan điều Ira đã biết rõ về lội phạm đổ và đang mở cuộc điều tra và sự lầm tưởng đó có cơ sớ, thì người đó cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự, vì không có sự cố ý không tố giác tội phạm. Trường hợp sự ỉẩm tướng đó không có cơ sở thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm.
Trong khoa học luật hình sự, động cơ phạm tội được hiểu l à động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý, còn mục đắch phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải dạl được khi thực hiện hành vi phạm tội.Ễ ♦ ữ ♦ i ♦ ữ
Động cơ phạm tội, mục đắch phạm tội của người phạm tội không tố giác tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Người phạm tội không tố giác tội phạm, cho dù xuất phát từ bất cứ động cơ, mục đắch gì, cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, phải xem xét động cơ phạm tội, mục đắch phạm tội của người phạm tội không tố giác tội phạm.
Thực tiễn điểu tra, truy lố, xét xử cho thấy, người thực hiện hành vi không tố giác tội phạm có thể xuất phát từ những động cơ khác nhau như không muốn gây thù oán, sợ bị Irả thù, bị gây phiền toái cho bản thân và gia đình, không muốn trở thành người làm chứng trong vụ án, do tình cảm nể nang hoặc vì vụ lợi... và nhằm những mục đắch khác nhau như không tố giác lội phạm nhằm mục đắch tội phạm không bị khám phá hoặc để nhầm gây đau khổ cho người bị hại...