- Nghiên cứu về số người phạm tội không tô giác tội phạm là cán bộ, công chức, đảng viên trong số người phạm tội không tố giác tội phạm cho thấy:
2.2.3. Các cơ quan bảo vệ pháp luật còn bộc lộ nhiêu thiếu sót, yếu kém trong đấu tra n h phòng, chống tội không tô giác tội phạm
Trong những năm qua, mạc đừ Đảng, Nhà nước có nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình kế hoạch làm cơ sở và nội dung thực hiện cho quá trình tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm, song trên thực tế,cạc cơ quan bảo vệ pháp luật chưa có các biện pháp cụ thể để cầc văn bản này phát huy đầy đủ tác dụng và có hiệu lực cao trong cuộc sống. Mặc dù Công an các các địa phương đều xác định phòng ngừa xã hội là công tác quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội không tố giác tội phạm nói riêng, nhưng một số cán bộ, chiến sĩ chưa coi trọng công tác tuyên truyền, vận động quần chúng
tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm. Vân đề nổi cộm trong tình hình an ninh trật tự ở nước ta hiện nay là tội phạm chưa giảm mộl cách cơ bản,
một số loại tội phạm như: tội phạm vể tham nhũng, tội phạm về ma túy... có chiều hướng diễn biến phức tạp. Bên cạnh nguyên nhân chưa cỏ giái pháp hữu hiệu để hạn chế khắc phục nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm, thì có một nguyên nhân quan trọng đó là công tác phòng ngừa chưa được tổ chức Ihực hiện đúng tầm chiến lược cơ bản; chưa có một tổ chức hoàn chỉnh để điều hành công tác phòng ngừa tội phạm từ Bộ Công an đến Công an quận (huyện); hoạt động phòng ngừa tội phạm còn mang nặng tắnh hình thức và hành chắnh. Thực tế trong nhiều năm qua Công an các địa phương đã có những bộ phận làm công tác phòng ngừa, tuy nhiên, các bộ phận công tác nói trên chưa phát huy được hiệu lực và tác dụng. Thực chất cho đến nay chưa có mô hình tổ chức hợp lý chuyên trách làm công tác này, do đó đã hạn chế khả năng và hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm.
Công tác phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tố quốc và giữ gìn trật tự an toàn xã hội có nơi, có ỉ úc còn buông lỏng, thiếu thường xuyên, chưa liên tục kém hiệu quả. Một số cán bộ, chiến sĩ Công an ở cơ sớ chưa quan tâm đúng mức đến các tổ chức quần chúng tham gia công tác phòng ngừa tội phạm ở cụm địa bàn dân cư như Tổ bảo vệ dân phòng, Tổ dân
phổ, Ban hòa giải, Hội chữ thập đỏẨ Đặc biệt, chưa quan tâm đến hạt nhân của các tổ chức này như Tổ trưởng dân phố,già làng, trưởng bản" Ễ
Công an một số địa phương tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chưa làm tối vai trò thường trực, nòng cốt trong việc tham mưu cho cấp ủy Đảng, chắnh quyển địa phương, chỉ đạo, phối hợp với các ban, ngành, tổ chức xă hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binhẨ để phát huy sức mạnh tổng hợp trong phát hiện, tố giác tội phạm.
Phong trào quản lý, giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư chưa được triển khai sâu rộng, cho nên tỷ lệ tái phạm còn
cao. Trong số đối tượng tù tha, số đối tượng cát cơn cai nghiện phục hồi trở VC
gia đình, cộng đổng, còn nhiều người không tìm được việc làm, một số lớn bị mọi người kỳ thị, xa lánh, nên dẻ đẩy họ trở lại con đường phạm tội,
Công tác phòng ngừa tội phạm nói chung, tội không tố giác tội phạm
nói riêng của các cơ quan bảo vệ pháp luật do chưa có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, chưa chuyên sâu,cho nên hiệu quả hoạt động chưa cao; ắt tổng kết, nghiên cứu thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo chuyên đề, cấp cơ sở ắt quan tâm, nghiên cứu, cho nên chưa rút ra được quy luật, đặc trưng của loại tội phạm này trên từng địa bàn, khu vực; công tác tham mưu cho cấp ủy, chắnh quyền tiến hành các biện pháp phòng ngừa ở một số địa bàn còn hạn chế, Trong Công an các địa phương, chưa có quy định cụ thể vể sự phối hợp giữa các lực lượng làm công tác đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm dẫn tới một số biện pháp phòng ngừa của Cảnh sát hình sự, Cảnh sát khu vực ở nhiều địa bàn còn chồng chéo, trùng đẫm; các ngành Tòa án, Kiêm sát cOng chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Trên thực tế,loại tội không tố giác tội phạm xảy ra tương đối phổ biến, nhưng việc xử lý hình sự còn nhiều hạn chế do sự buông lỏng của các cơ quan chức năng. Tình hình này đã tồn tại trong một thời gian khá dài và tạo nên tâm lý khinh nhờn coi thường phép nước.
Sự phối hợp, hiệp đồng hoạt động giữa các cơ quan bảo vệ pháp ỉuậl trong đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm còn nhiều bất cập, còn có hiện tượng Ể trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về tội không tố giác tội phạm; chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm. Sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan, tổ chức trong đấu tranh phòng, chống lội phạm chưa đi vào chiều sâu, cho nén một số cơ quan nhà nước, tố chức xã hội và một bộ phận khống nhỏ trong nhân dân chưa thấy rõ trách nhiệm và phát huy đầy đủ
vai trò cùa mình trong hoạt động phòng chống tội phạm, có xu hướng tâm lý ỷ lại vào các cơ quan bảo vệ pháp luật làm hạn chế đến kết quả của hoạt động phòng ngừa lội phạm.
2.3,4. Nguyen nhân và điều kiện Hèn quan đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Pháp luật xã hội chủ nghĩa được ban hành nhầm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo hướng phục vụ lợ i ắch của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Mục đắch điều chỉnh của pháp luật được thực hiện thông qua hành vi xử sự của công dân và hoạt động cụ thể của cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, trong đó việc xử sự tự giác của công dân theo đúng yêu cầu của pháp luật là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, để bảo đảm cho pháp luật phát huy được hiệu lực trên thực tế. Một trong những phương tiện quan trọng giúp hình thành và củng cố sự tự giác đó của công dân ỉà hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, những quy định của pháp luật có liên quan đến tố giác tội phạm đã được sự quan tam của các cấp ủy Đảng, các cơ quan, đoàn thể mà trước hêì phải kể đến vai trò nòng cốt của các cơ quan chức nâng như Công an, Tòa án, Kiểm sát, Tư phápẨ Đã tổ chức được nhiều triển lãm giới thiệu về tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm và những thông tin về khoa học pháp lý vé việc phát hiện, tố giác tội phạm. Các cơ quan chức năng cũng đã tổ chức hàng trăm buổi nỏi chuyện, về phong trào quần chúng báo vệ an ninh Tổ quốc,phong trào quần chúng tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, giới thiệu nhiéu gương người tốt, việc tốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Các cơ quan truyền thông đại chúng đã mở các chuyên mục về tin báo, tố giác tội phạm" Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, những quy định của pháp luật cổ liên quan đến tố giác tội phạm nói riêng, còn có những mặt yếu kém sau đây:
- về nội đung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: còn nghèo nàn, chưa sâu, chưa cụ thể, phản ánh chưa đầy đủ thông tin vé những quy định của pháp luật có liên quan đến tố giác tội phạm và những thông tin vé tình hình tội không tố giác tội phạm, hậu quả gây ra cũng như thông tin về tình hình xử lý hành chắnh và xử lý hình sự những hành vi phạm tội không lố giác tội phạm.
- Về đối tượng tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật: chưa có sự chú ý đầy đủ tới đạc điểm đối tượng cần tuyên truyền, nên hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tắnh chất cào bằng, chung chung, kém hiệu quả.
- Về phương pháp, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: còn đơn điệu, kém hấp dẫn và thiếu sức thuyết phục.
- Hoạt động tuyên truyển, phổ biến, giáo dục pháp luật thường mang tắnh chất chiến dịch, quy mô nhỏ, cục bộ, chưa mang tắnh thường xuyên, ỉiên tục trên toàn bộ địa bàn các địa phương nên hiệu quả chưa cao,chưa vững chắc.
- Chưa có biện pháp cụ thể,thiết thực để bồi dưỡng kiến thức pháp luật nói chung, những quy định của pháp luật có liên quan đến tố giác tội phạm nói riêng cho cán bộ và nhân dân, cũng như chưa kết hợp tốt việc giáo dục ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa với giáo dục đạo đức, lối sống có vãn hóa để tạo thành thói quen tuân thủ pháp luật trong đời sống hàng ngày của mọi người dân.
- Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về pháp luật nói chung, những quy định của pháp luật có liên quan đến tố giác tội phạm nói riêng, chưa đạt hiệu quả cao, chưa bám sát những thông tin mới về cuộc đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tộỉ phạm. Chưa có những phóng sự, thông tin chuyên đề hấp dẫn thu húl được khán giả, độc giả nhằm tạo ra được làn sóng dư luận mạnh mẽ đấu tranh phòng, chống lội phạm, tắch cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm.
Công tác tuycn truyền, phổ biến, giáo đục pháp luật nói chung, những quy định của pháp luật có liên quan đến tố giác tội phạm nói riêng, chưa khơi dậy được phong trào cách mạng của quần chúng tự giác chấp hành pháp luật, chưa chỉ ra được tác hại, hậu quả cả về vật chất lẫn tinh thần của tình hình không tố giác tội phạm, cho nên không ắt quần chúng có thái độ bàng quan với diễn biến của tình hình vi phạm pháp luật nói chung, tình hình tội phạm nói riêng. Chúng ta chậm tổng kết công tác đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm, chưa tập trung giải thắch pháp luật để làm sáng tỏ nội dung, ỷ nghĩa các quy định về tội không tố giác tội phạm làm cơ sở cho việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao, V ì vậy, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, những quy định của pháp luật có liên quan đến tố giác tội phạm nói riêng, sẽ có tác dụng thiết thực nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân nói chung, ý thức tham gia phát hiện, tố giác tội phạm nói riêng.
Vấn đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, những quy định của pháp luật có liên quan đến tố giác tội phạm nói riêng, đang trở nên có tắnh cấp thiết, đòi hỏi phải tạo dư luận đổng lình, hưởng ứng rộng rãi trong xã hội. Thực hiện nhiệm vụ này phải có sự tham gia của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, trong đó các cơ quan chức nãng như Công an, Tòa án, Kiểm sát, Tư pháp.., đóng vai trò nòng cốt,
2.3. Dự BÁO TỉNH HỉNH TỘI KHÔNG T ố GIÁC TỘI PHẠM TRONG THỜI GIAN T ừ NAY ĐẾN NĂM 2010