Đối với Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Tội không tố giác tội phạm - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (Trang 99)

L Đối với Cơ quan Công an

3. Đối với Viện kiểm sát nhân dân

Với chức năng kiểm sát hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và phấp luật (Điều ỉ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân), góp phần bảo đảm cho pháp luậi được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, Viện kiểm sát nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm. Cùng với việc ỉàm tốt chức năng kiểm sát và tuân theo pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất, Viện kiểm sát các cấp cần kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố vụ án, khới tố bị can, bão đảm việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội không tố giác tội phạm, có cãn cứ pháp luật; thực hiện việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can iheo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Công tác nắm tình hình tội phạm, xử lý tin báo, tố giác tội phạm, cần được Viện kiểm sát các cấp quan tâm đúng mức,

Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm, ngành Kiểm sát cần tiến hành các công tác sau:

Thứ nlìất, cẩn làm tốt công tác quản lý, xử lý thông tin vé tội không tố giác tội phạm; cơ quan Công an, Tòa án thông tin kịp thời các hành vi phạm tội không tố giác tội phạm cho Viện kiểm sát.

Thứ hai, Viện kiểm sát ở hai cấp cần chú trọng kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án có bị can phạm tội không tố giác lội phạm; chu trọng

kiểm sất xét xử các vụ án này, bố trắ Kiểm sát viên có nang lực trực tiếp nghiên cứu và thực hành quyên cồng tố tại phiên tòa. Việc thực hành quyền công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá

trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người ihực hiện hành vi phạm tội, không làm oan người vô tội, kiến nghị và xử lý kịp thời những sai phạm của những người tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụNâng cao vai trò và trách nhiệm của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. Tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ, bảo đảm đúng pháp luật; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong bắt, tạm giữ, tạm giam về tội không tố giác tội phạm thuộc phạm vi thẩm quyển phê chuẩn của mình.

Thứ ba, Viện kiểm sát các cấp cần phối hợp chặt chẽ với Công an, Tòa án đưa một số vụ án có bị cáo phạm tội không tố giác tội phạm xét xử lưu động tại trường học, cụm dân cư, cơ quan... để nâng cao tác dụng giáo dục cho nhân dân, động viên nhân dân tham giá phát hiện, tố giác tội phạm, Những vụ án có mức hình phạt tuyên không đúng so với quy định của pháp luật đối với người phạm tội không tố giác tội phạm, cần được Viện kiểm sát kháng nghị theo luậl định.

Đê thực hiện tốt các giải pháp trên, Viện kiểm sát các cấp cần chú trọng cõng tác xây đựng ngành trong sạch, vững mạnh, từng bước kiện toàn củng cố tổ chức, rèn luyện, giáo dục phẩm chất đạo đức người cán bộ kiểm sát,Ngành Kiểm sát cần tiếp tục xây đựng, đổi mới và thực hiện ỉề lối làm việc chắnh quy, khoa học, hiện đại, trong đó chú ý chỉ đạo việc kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án có bị can, bị cáo phạm tội không tố giác tội phạm được nhanh chóng, chắnh xác, đúng pháp luật. Kiên quyết xử lý những cán bộ kiểm sát vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống, để ngành Kiểm sát thực sự được nhân dân tin yêu, kắnh trọng.

3.2A. Tăng cường sụ phối hợp giữa Công an,Viện kiểm sát, Tòa

Một phần của tài liệu Tội không tố giác tội phạm - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)