Tội không tố giác tội phạm là một trong những tội phạm được quy định rất sớm trong luật hình sự Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tội không tố giác tội phạm - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (Trang 105)

L Đối với Cơ quan Công an

1,Tội không tố giác tội phạm là một trong những tội phạm được quy định rất sớm trong luật hình sự Việt Nam.

định rất sớm trong luật hình sự Việt Nam.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước V iệt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông non trẻ đầu tiên ở Đông Nam Á, đã tiến hành tắch cực hoạt động lập pháp nói chung và hoạt động lập pháp hình sự nói riêng, sắc lệnh số 267-SL ngày 15-06-1956 của Nhà nước ta về trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của Nhà nước, của Hợp tác xã, của nhân dân và cản trở việc thực hiện chắnh sách, kế hoạch Nhà nước Pháp lệnh ngày 30-10-1967 trừng trị các tội phản cách mạng, Pháp lệnh ngày 21-10-1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, Pháp lệnh ngày 21-10-1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản của công dân, đều đã đề cập vấn đề động viên nhân dân tố giác tội phạm đã đề cập vấn đề tố giác tội phạm.

Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, Bộ luật hình sự năm 1985 đã có quy định về tội không tố giác tội phạm, đánh dấu bước tiến bộ về kỹ thuật lập pháp hình sự của Nhà nước ta, Trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội khòng tô giác tội phạm được quy định lại Điều 314. So với quy định tương ứng tại Điều 147 Bộ luật hình sự năm 1985,tội không tố giác tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999 đã có những nội dung được sửa đổi, bổ sung bổ sung khoản mới (khoản 2) nhằm thu hẹp phạm vi trách nhiệm hình sự của ông, bà, cha, mẹ, con cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chổng của người có hành vi không tố giác, khi biết người thân của mình phạm tội, Quy định này được bổ sung trên

sở kế thừa những giá trị truyền thống nhân văn trong pháp luật của ông cha ta. 2. Tình hình tội không tố giác tội phạm đang diễn biến phức tạp. Thực tế cho thấy, hành vi không tố giác tội phạm có thể gây ra thiệt hại cho hoạt động tư pháp và các thiệt hại khác, bởi lẽ hoạt động tư pháp có nhiệm vụ phải ngãn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh tội phạm, đặc biệt các tội

xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm vé tham nhũng, bảo vệ trật lự kỷ cương, bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyển và lợi ắch hợp pháp của công dân. Tội không tố giác tội phạm còn gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và Ihi hành án, bởi lẽ nếu được công dân lố giác kịp thời, thì tội phạm sẽ sớm được phát hiện và xử lý, cơ quan có thẩm quyền sẽ không phải hao tốn sức lực và tiền của vào việc phát hiện tội phạm, Mặt khác, do công dân không tố giác tội phạm, cho nên tội phạm sẽ có thể không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, gây ra những tổn thất cho Nhà nước, tổ chức và công dân.

Một phần của tài liệu Tội không tố giác tội phạm - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (Trang 105)