* Điều trị nội khoa:
- Kháng sinh liều cao phối hợp.
- Thuốc co hồi tử cung Oxytocin và Methylergometrin. - Hạ sốt kháng viêm.
- Bồi phụ n−ớc và điện giải, truyền máu nếu thiếu máu.
* Điều trị sản khoa:
- Nạo buồng tử cung trong tr−ờng hợp có sót rau.
- Nong cổ tử cung khi có bế sản dịch hoặc nong sau đó hút. - Hút buồng tử cung khi trong buồng tử cung có dịch.
* Điều trị ngoại khoa:
Trong những tr−ờng hợp VNMTC nặng và khi điều trị nội khoa không có kết quả, biến chứng nh− viêm phúc mạc, chảy máu, nhiễm trùng huyết phải cắt tử cung bán phần phối hợp với kháng sinh liều cao để loại trừ nhiễm khuẩn nguyên phát, tránh viêm phúc mạc và nhiễm khuẩn huyết. Tr−ớc đó, nên cấy máu để phát hiện sớm nhiễm khuẩn huyết.
* Các loại kháng sinh th−ờng sử dụng trong điều trị VNMTC: - Nhóm Beta - lactamin
+ Phân nhóm penicilin:Trong đó kháng sinh đ−ợc sử dụng là Ampicillin Ampicilin có tác dụng tốt với các loại vi khuẩn kỵ khí, ái khí các cầu khuẩn Gram (+) và Gram (-). Liều điều trị 4 - 8g/ ngày, tiêm bắp hay tĩnh mạch chia làm 2 - 4 lần [8], [31], [32], [64].
+ Phân nhóm cephalosporin:
Cephalosporin thế hệ 1: tác dụng tốt trên cầu khuẩn và trực khuẩn gram (+), kháng đ−ợc penicilinase của tụ cầu. Thuốc có tác dụng trên một số trực khuẩn gram (-), trong đó có trực khuẩn đ−ờng ruột.
Cephalosporin thế hệ 2: hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn gram (-) đd tăng nh−ng còn kém thế hệ 3, thuốc kháng đ−ợc Cefolosporinase.
Cephalosporin thế hệ 3: tác dụng trên cầu khuẩn gram (-) kém thế hệ 1, nh−ng tác dụng trên các trực khuẩn gram (+), nhất là trực khuẩn đ−ờng ruột, kể cả chủng tiết β - lactamase thì mạnh hơn nhiều.
Cephalosporin thế hệ 4: có phổ kháng khuẩn rộng và bền vững với β - lactamase hơn thế hệ 3, đặc biệt chỉ định trong nhiễm trực khuẩn gram (-) ái khí đd đề kháng với thế hệ 3 [10], [32].
- Nhóm Aminosid
Kháng sinh th−ờng dùng là Gentamycin. Gentamycin có phổ kháng khuẩn rộng đ−ợc dùng phối hợp với penicillin trong điều trị nhiễm trực khuẩn gram (-), có tác dụng chống lại các vi khuẩn ái khí gram (-) và tụ cầu khuẩn [64].
Liều l−ợng: 3-5mg/kg/ngày, chia 2-3 lần/ ngày, tiêm bắp [8].
- Nhóm Nitroimidazole
Kháng sinh th−ờng đ−ợc sử dụng là Metronidazole. Metronidazole có tác dụng chọn lọc trên các vi khuẩn kỵ khí, phổ kháng khuẩn rộng với cầu khuẩn kỵ khí, trực khuẩn kỵ khí gram (-), trực khuẩn kỵ khí gram (+) tạo đ−ợc bào tử [9].
Metronidazole th−ờng đ−ợc dùng đ−ờng tĩnh mạch, kết hợp với Gentamycin đặc biệt trong các tr−ờng hợp nghi ngờ có ổ áp xe. Metronidazole bài tiết qua sữa mẹ khá nhanh, trẻ bú mẹ có thể có nồng độ thuốc trong huyết t−ơng bằng khoảng 15% nồng độ Metronidazole trong máu mẹ. Vì vậy ng−ời mẹ phải ngừng cho con bú khi điều trị bằng Metronidazole.
Liều l−ợng: Metronidazole (Flagyl), uống 1,5g hoặc 30-40mg/kg/ngày. Metronidazole đ−ợc đóng lọ 500mg, truyền tĩnh mạch 1- 1,5g/ngày, chia 2-3 lần [8].
- Nhóm Quinolone
Thuốc th−ờng sử dụng là Peflacin. Peflacin là một thuốc chống lại các vi khuẩn gram (-) và các tụ cầu khuẩn. Phổ kháng khuẩn của thuốc gồm:
E.coli, Salmonella, Shigella, Enterobacter, Enterococci, phế cầu, tụ cầu, cả loại kháng Meticillin
Liều l−ợng: Peflacin ống 400mg X 2 ống/ ngày, truyền tĩnh mạch, chia 2 lần [8].
- Nhóm Lincozamid
Thuốc kháng sinh th−ờng đ−ợc sử dụng là Clindamycin. Clindamycin có tác dụng chống lại các vi khuẩn kỵ khí [64].
Liều l−ợng: Clindamycin 300 mg X 3 ống/ ngày, chia 3 lần, tiêm bắp [8]. Trên 90% bệnh nhân đáp ứng với việc điều trị kháng sinh sau 48 - 72 giờ, nếu bệnh nhân vẫn sốt phải khám lại để phát hiện những biến chứng của viêm niêm mạc tử cung nh− viêm tấy dây chằng rộng, viêm phúc mạc tiểu khung, viêm phúc mạc toàn bộ, viêm tắc tĩnh mạch huyết khối do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết [60].