Những tr−ờng hợp VNMTC sau đẻ không đ−ợc phát hiện sớm và không điều trị đúng, kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng:
1.3.7.1. Viêm tử cung toàn bộ:
Là một biến chứng của viêm niêm mạc tử cung hoặc bế sản dịch. ở
hình thái này không những lớp niêm mạc tử cung bị nhiễm khuẩn mà cơ tử cung cũng bị viêm, có thể có những ổ mủ trong lớp cơ tử cung [54].
Viêm tử cung toàn bộ là hậu quả các cuộc chuyển dạ kéo dài, nhiễm khuẩn ối, các cuộc đẻ gây sót rau, sót màng và các thủ thuật nh− nạo hút phá thai, phẫu thuật tử cung không đảm bảo vô khuẩn, các truờng hợp viêm niêm mạc tử cung không đ−ợc điều trị hoặc điều trị không triệt để [48].
Loại vi khuẩn hay gặp nhất là vi khuẩn gây hoại tử cơ tử cung: Clostridium perfringer hoặc các Clostridium khác. Ngoài ra còn các vi khuẩn khác ít gây hoại tử cơ tử cung: liên cầu tan huyết nhóm A, E.coli [44].
Tiến triển viêm tử cung toàn bộ có thể gây thủng tử cung, viêm phúc mạc, hay nhiễm khuẩn huyết nếu không kịp thời cắt bỏ tử cung.
1.3.7.2. Viêm tử cung và phần phụ:
Viêm tử cung và phần phụ là tình trạng nhiễm khuẩn từ tử cung vi khuẩn lan rộng sang các cơ quan phụ cận gây nên các triệu chứng viêm
nhiễm ở tiểu khung: viêm vòi tử cung, buồng trứng, dây chằng rộng.... Đôi khi vòi tử cung và buồng trứng bị nhiễm khuẩn bởi sự lan tràn của vi khuẩn từ đ−ờng bạch huyết [29].
Theo nghiên cứu của Chử Quang Độ viêm tử cung và phần phụ sau mổ lấy thai là 14,18% trong số các tr−ờng hợp nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai [24]. Nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Ch−ơng tỷ lệ viêm tử cung và phần phụ chiếm 15,35% trong các tr−ờng hợp nhiễm khuẩn hậu sản [20].
Tiến triển có thể gây viêm phúc mạc kh− trú hoặc thành túi mủ. Nếu khối viêm ở cao, túi mủ vỡ vào ổ bụng gây viêm mạc toàn bộ.
1.3.7.3. Viêm phúc mạc tiểu khung:
Viêm phúc mạc tiểu khung th−ờng do viêm niêm mạc tử cung, vi khuẩn lan qua lớp cơ tử cung, vòi tử cung và buồng trứng đến phúc mạc tiểu khung. Vi khuẩn còn có thể lan theo đ−ờng bạch huyết và tĩnh mạch của dây chằng rộng, vi khuẩn lan đến túi cùng sau, manh tràng, đại tràng, bàng quang và trực tràng. Tình trạng viêm lan tới đâu sẽ phát triển và hình thành các giả mạc, phúc mạc sẽ dính với nhau. Phản ứng của phúc mạc sinh ra các túi dịch lẫn máu và mủ. Nói chung th−ờng kh− trú ở tiểu khung nh−ng cũng có khi lan ra khắp bụng gây viêm phúc mạc toàn bộ, nhiễm khuẩn huyết, biến chứng tim mạch, phổi [14].
1.3.7.4. Viêm phúc mạc toàn bộ:
- Viêm phúc mạc toàn bộ có thể xảy ra sau VNMTC, viêm tử cung toàn bộ. Ngoài đ−ờng lan truyền trực tiếp, nhiễm khuẩn còn có thể theo đ−ờng bạch huyết. Cũng có khi viêm phúc mạc toàn bộ phát triển từ viêm phúc mạc tiểu khung hay từ túi mủ của apxe Douglas, của viêm vòi tử cung ứ mủ [49].
- Viêm phúc mạc toàn bộ sau mổ lấy thai: Th−ờng xuất hiện sớm sau mổ 3 - 4 ngày ít khi có biểu hiện của VPM kh− trú mà biểu hiện rầm rộ của VPM toàn bộ.
Theo Đinh Thế Mỹ [37], Nguyễn Viết Tiến [44] và Nguyễn Hữu Cần [15] số phụ nữ bị viêm phúc mạc toàn bộ sau đẻ ngày càng giảm đi rõ rệt do có sự tiến bộ của y học dự phòng, ph−ơng pháp điều trị và sự ra đời của các kháng sinh mới hoạt phổ rộng.
1.3.7.5. Chảy máu sau đẻ:
- Chảy máu sau đẻ là một tai biến sản khoa. Nguyên nhân th−ờng do nhiễm khuẩn dẫn đến tai biến chảy máu sau đẻ, tổn th−ơng tử cung, phải mổ cắt tử cung, làm mất khả năng sinh sản của phụ nữ. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là cách tốt nhất đề phòng tổn th−ơng nặng. Nh−ng khi đd có tổn th−ơng vào mạch máu gây chảy máu nặng điều trị bảo tồn tử cung là rất khó khăn.
- Chảy máu sau đẻ có thể xảy ra sớm trong vòng 24 giờ, hay muộn hơn từ 24 giờ đến 6 tuần sau đẻ. Chảy máu muộn th−ờng do sót rau, nhiễm khuẩn tử cung. Viêm niêm mạc tử cung gây chảy máu là hình thái rất nặng, mất máu cấp, không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong. Nếu điều trị nội khoa thất bại, chảy máu nhiều, th−ờng phải mổ cắt tử cung cấp cứu.
- Chảy máu sau đẻ (đẻ th−ờng hoặc mổ lấy thai) do tổn th−ơng một nhánh tận của động mạch tử cung tr−ớc đây là một tai biến khó xử trí, th−ờng dẫn đến phải cắt tử cung. Tổng kết 12 tr−ờng hợp chảy máu sau đẻ đ−ợc điều trị nút mạch từ tháng 7 năm 2008 thực hiện tại BVPST− bao gồm: 4 ca viêm niêm mạc tử cung, 5 ca chảy máu sau đẻ muộn, 3 ca tụ máu vết mổ. Kết quả 100% cầm máu ngay lập tức sau nút mạch, không có tr−ờng hợp nào phải mổ cắt tử cung [41].
1.3.7.6. Nhiễm khuẩn huyết:
Nhiễm khuẩn huyết là hình thái nhiễm khuẩn nặng nề nhất của nhiễm khuẩn sản khoa. Từ khi có kháng sinh biến chứng này đd giảm nhiều. Tiên l−ợng của nhiễm khuẩn huyết rất xấu, tỷ lệ tử vong cao từ 50- 70% [48].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Tuấn (1996) trên 93 tr−ờng hợp nhiễm khuẩn huyết từ 1983- 1995 đ−ợc điều trị tại VBVBM&TSS tỷ lệ NKH chiếm 7,09% trong số các tr−ờng hợp nhiễm khuẩn sản khoa, số tr−ờng hợp nhiễm khuẩn huyết ngày càng giảm [45].