Protein niệu: tỷ lệ protein niệu dương tính giữa hai nhóm thai phụ ĐTĐTK và không ĐTĐTK không có sự khác biệt với p > 0,05, tỷ lệ protein niệu dương tính ở nhóm ĐTĐTK là 22,5%. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thế Bách thì tỷ lệ này là 28,4% [1]. Tuy rằng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng nếu thai phụ ĐTĐTK có protein trong nước tiểu đặc biệt trong trường hợp nhiều thì hậu quả dẫn đến giảm protein máu, giảm albumin máu gây phù toàn thân, đặc biệt phù não. Mặt khác, Protein là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự phát triển của thai và rau thai.
Glucose niệu: Đường niệu dương tính không có ý nghĩa trong chẩn
đoán ĐTĐTK mà một yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK. Kết quả của chúng tôi khẳng định điều đó: 79 thai phụ có đường niệu dương tính thì có 18 người
được chẩn đoán ĐTĐTK (22,8%) sự khác biệt giữa hai nhóm có đường niệu và không có đường niệu có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Chi tỷ lệ ĐTĐTK ở nhóm đường niệu dương tính là 28,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,0005 [5]. Nghiên cứu của nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự cũng cho thấy tỷ lệ
ĐTĐTK ở nhóm đường niệu dương tính 55,6% sự khác biệt giữa 2 nhóm
đường niệu dương tính, không dương tính với tỷ lệ ĐTĐTK có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 [15]. Theo Wels, trong 101 sản phụ có đường niệu dương tính thì có 62 người (61,2%) được chẩn đoán ĐTĐTK [55].
Cơ chế đào thải đường qua nước tiểu chủ yếu là do glucose máu cao, trong đó có khoảng 10-15% phụ nữ mang thai có đường niệu trong nước tiểu mà glucose máu bình thường [72]. Đây có thể do ngưỡng đường của thận một số người mang thai thấp. Tuy nhiên, khi đường niệu dương tính thì tỷ lệ
RLNPDNG tăng rất cao [72]. Vì vậy, khi thai phụ có đường niệu bắt buộc phải tiến hành NPDNG để có chẩn đoán xác định.