Đặc điểm về mạch, huyết áp, tiền sản giật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về đái tháo đường thai kỳ ở nhóm thai phụ có yếu tố nguy cơ cao tại bệnh viên phụ sản trung ương (Trang 75)

Trong nghiên cứu của chúng tôi: mạch trung bình 80,69 ± 3,383 (lần/phút), HAmax trung bình là 121,43 ± 15,241 (mmHg), HAmin trung bình là 75,82 ± 11,83 (mmHg). Cho kết quả tương tự như trong nghiên cứu của Nguyễn Thế Bách: mạch, HAmax, HAmin trung bình lần lượt: 80,63 ± 3,816 (lần/phút), 121,37 ± 14,7 (mmHg), 78,43 ± 10,271(mmHg) [1]. Sự khác biệt tỷ lệ tăng huyết áp giữa thai phụ mắc ĐTĐTK và không mắc ĐTĐTK không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 4.5. Tỷ lệ tăng huyết áp, tiền sản giật ở thai phụ ĐTĐTK các tác giả

Tác giả Năm Địa điểm Tăng huyết

áp Tiền sản giật

A.Vivet-Lefébure 2007 Pháp 2,2%

Vũ Bích Nga 2006-

2008 Việt Nam 2,9% 3,9%

Nguyễn Thị Kim Liên 2010 Việt Nam 6,1% 4,1%

Trong 49 thai phụ ĐTĐTK có 3 trường hợp tăng huyết áp chiếm tỷ lệ

6,1%, có 2 trường hợp chẩn đoán tiền sản giật chiếm tỷ lệ 4,1%. Ở nghiên cứu của Vũ Bích Nga thì tăng huyết áp là 2,9%; tiền sản giật là 3,9% [9]. Nghiên cứu A. Vivet - Lefébure tỷ lệ tiền sản giật là 2,2% [71]. So với nghiên cứu của nhóm HAPO tại 15 trung tâm ở 9 quốc gia, các tác giả nhận thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở thai phụ ĐTĐTK tương tự của chúng tôi là 5,9%; tỷ lệ tiền sản giật- sản giật tương tự là 4,8% [59]. Thấp hơn hẳn nghiên cứu của Nguyễn Thế Bách (21,9%) vì trong nghiên cứu của Nguyễn Thế Bách thực hiện cả ở

những thai phụ có chuyển dạ, tới viện mới được chẩn đoán ĐTĐTK nên không được theo dõi và điều trị [1].

Mặt khác, nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật của các thai phụ ĐTĐTK cũng khác nhau tùy theo chủng tộc. Thai phụ thuộc chủng tộc da trắng bị ĐTĐTK thì tăng nguy cơ tiền sản giật, sản giật chỉ gấp 1,5 lần so với nhóm không bịĐTĐTK, nhưng thai phụ da đen bị ĐTĐTK có nguy cơ bị tiền sản giật và sản giật cao gấp 3-4 lần người không bị ĐTĐTK [59]. Nếu tuổi người mẹ mang thai càng cao thì càng tăng nguy cơ bị tiền sản giật.

Thai phụ ĐTĐTK dễ bị tăng huyết áp hơn các thai phụ bình thường [57], [66]. Tỷ lệ bị tăng huyết áp trong thời gian mang thai có thể đạt tới 10% [59]. Nghiên cứu của Vambergue và cộng sự tại 15 trung tâm Bắc Pháp đã chỉ ra rằng các thai phụ bị ĐTĐTK có tỷ lệ bị cao huyết áp là 17% tăng hơn so với nhóm chứng chỉ là 4,6% (p<0,005) [62].

Tăng huyết áp trong thời gian mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi như là: tiền sản giật, sản giật, đột quỵ, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển trong tử cung, đẻ non và chết chu sinh.

Thai phụ ĐTĐTK có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn các thai phụ

thường. Tiền sản giật bao gồm các triệu chứng: tăng huyết áp, có protein niệu, phù [57]. Thậm chí có bệnh nhân bị hội chứng HELLP (Hemolysis, Elevated Liver enzyms, Low Platelet) rất rõ gồm các triệu chứng tan máu, tăng men gan, số lượng tiểu cầu thấp [14]. Tỷ lệ các phụ nữ ĐTĐTK bị tiền sản giật khoảng 12% cao hơn các phụ nữ không bịĐTĐTK (8%) [59].

Chính điều đó nhắc nhở các nhà sản khoa ngoài việc theo dõi kiểm soát

giật bằng cách đo huyết áp thường xuyên, theo dõi cân nặng, tìm protein niệu [57]. Vì cùng một thai phụ mà mắc nhiều bệnh lý đồng thời thì biến chứng cũng như nguy cơ sản khoa càng tăng và nặng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về đái tháo đường thai kỳ ở nhóm thai phụ có yếu tố nguy cơ cao tại bệnh viên phụ sản trung ương (Trang 75)