ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về đái tháo đường thai kỳ ở nhóm thai phụ có yếu tố nguy cơ cao tại bệnh viên phụ sản trung ương (Trang 63)

4.1.1. Phân bố tuổi:

160 thai phụ tham gia trong nghiên cứu của chúng tôi có tuổi trung bình là: 30,52 ± 5,33. Thấp nhất là 19 tuổi, cao nhất là 44 tuổi. Độ tuổi từ 25 – 34 hay gặp nhất, chiếm tỷ lệ 63,1% (Biểu đồ 3.1). So sánh với các nghiên cứu khác.

Bảng.4.1. Tuổi trung bình của thai phụ trong các nghiên cứu.

Tác giả Năm

nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu

Tuổi trung bình

Vah Cheung 1990 Australia 30,1 ± 4,8

N.T.K.Chi 2000 BV Phụ sản Hà Nội 29,5 ± 5,6

Tạ Văn Bình 2002-2004 BV Phụ sản Trung ương

BV Phụ sản Hà Nội 28,3 ± 4,3

N Idris 2003 Malaysia 28,3 ± 4,3

N. T.P. Thảo 2007 Khoa sản BV Bạch Mai 28,25 ± 4,57

Vũ Bích Nga 2006-2008 Khoa sản BV Bạch Mai

BVPhụ sản Trung ương 29,2 ± 4,4 Nguyễn T.K.Liên 2010 BV Phụ sản Trung ương 30,52 ± 5,33

Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cộng sự trên 1611 phụ nữ mang thai đến khám thai và quản lý thai nghén tại hai Bệnh viện Phụ sản Trung

ương và Phụ sản Hà Nội từ năm 2002 - 2004 có tuổi trung bình là 28,3 ± 4,3 [4]. Như vậy sau 6 năm thì tuổi trung bình các thai phụ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn 2 tuổi.

Tuy nhiên trong cả 2 nghiên cứu, tuổi mang thai trung bình khá cao và có xu hướng tăng lên. Cả 2 nghiên cứu này đều thực hiện tại các bệnh viện của Hà Nội, là thành phố lớn, có lẽ cũng theo quy luật chung trên thế

giới, khi xã hội càng phát triển, trình độ học vấn càng cao thì tuổi mang thai của các phụ nữ càng muộn.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Chi và cộng sự năm 2000 tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tuổi trung bình của thai phụ là 29,5 ± 5,6 [5]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo năm 2007 tại Khoa sản Bệnh viện Bạch Mai là 28,25 ± 4,57[15]. Nghiên cứu của Vũ Bích Nga năm 2006 – 2008 trên 1327 thai phụ tại Khoa sản Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Phụ sản Trung ương tuổi trung bình thai phụ 29,2 ± 4,4 [9]. Nghiên cứu của Vah Cheung trên 2797 thai phụ gốc Châu Á sống tại Australia từ

những năm 1990 cho thấy tuổi trung bình của các thai phụ khi mang thai đã là 30,1 ± 4,8 [65]. Và Ở nghiên cứu của N Idris và cộng sự trên 366 thai phụ

Malaysia tuổi trung bình của thai phụ mang thai 30,3 ± 4,6 [45]. Mà tuổi mang thai càng cao thì nguy cơ bị ĐTĐTK cũng tăng lên [65],[67].

4.1.2. Nghề nghiệp của các thai phụ trong nghiên cứu

Tỷ lệ bịĐTĐTK ở các nhóm nghề nghiệp là không có sự khác biệt với mức ý nghĩa p > 0,05. Tuy nhiên, qua kết quả trong bảng 3.1 chúng tôi thấy tỷ

lệ mắc bệnh rất cao ở nhóm công chức và kinh doanh tự do có lẽ do đời sống vật chất cao hơn nên chế độ dinh dưỡng tốt tăng nguy cơ thừa cân béo phì

trước mang thai đồng thời có điều kiện tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại để khám và phát hiện bệnh sớm.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thế Bách năm 2008 nghiên cứu trên 137 thai phụ gồm cả ĐTĐTK và ĐTĐ trước thời kỳ mang tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng thấy tỷ lệ mắc ĐTĐTK cao nhất là nhóm công chức chiếm tỷ lệ 52,3% [1].

4.1.3. Địa Dư:

Trong nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ phát hiện ĐTĐTK ở thai phụ

sống ở Hà Nội 30,7% cao hơn những thai phụ nơi khác 25%. Vì nghiên cứu này tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương nên đa số thai phụ sống tại Hà Nội có

điều kiện thuận lợi đến khám và quản lý thai nghén.

Tuy nhiên sự khác biệt giữa ở hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thế Bách cũng thấy tỷ lệ mắc bệnh của hai nhóm nghiên cứu là như nhau với mức ý nghĩa p > 0,05 [1]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG. 4.2.1. Số lần mang thai, số lần sinh. 4.2.1. Số lần mang thai, số lần sinh.

Bảng 4.2. Số lần mang thai trung bình

Tác giả Đia điểm Năm Lần mang thai

trung bình

A. Vivet-Lefébure Pháp 2001 - 2004 1,9

M. Virally Pháp 2007 2,19

Nguyễn Thế Bách Việt Nam 2008 2.47

Trong nghiên cứu của chúng tôi số lần mang thai trung bình là 2,36 ± 1,3

(Bảng 3.3), cũng tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thế Bách là 2,48 ± 1,39 [1], nghiên cứu của các tác giả M. Virally, M.Laloi-Michelin ở

Pháp năm 2007 là 2,19 [63] và cao hơn các tác giả A. Vivet - Lefébure và H.Roman [71] cũng nghiên cứu tại Pháp năm 2004, nguyên nhân do tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 30,52; cao hơn của A. Vivet - Lefébure và H.Roman là 26,9. Số lần mang thai càng nhiều thì tỷ lệ ĐTĐTK càng tăng. Vì mang thai là điều kiện thuận lợi để khởi phát quá trình đề kháng Insulin cũng như rối loạn chức năng bài tiết Insulin, nên mang thai nhiều lần cũng là yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệĐTĐTK.

4.2.2. Chỉ số khối cơ thể trước khi mang thai

Chỉ số BMI trước khi mang thai của các thai phụ tham gia nghiên cứu từ 17 đến 34, BMI trung bình trước khi mang thai là: 21,45 ± 2,34. Đa số các thai phụ đến khám tại cơ sở nghiên cứu có chỉ số khối cơ thể nằm trong giới hạn bình thường theo tiêu chuẩn của WHO khuyến cáo cho vùng Châu Á- Thái Bình Dương chiếm tỷ lệ 65,6%. Tỷ lệ thừa cân và béo phì trước khi mang thai với BMI ≥ 23 là 25,6%. So với nghiên cứu của các tác giả trong nước thì chỉ số BMI trung bình trước khi mang thai của các thai phụ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Theo nghiên cứu của Tạ văn Bình năm 2004 tại hai Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Phụ sản Hà Nội, nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo năm 2007 Khoa sản Bệnh viện Bạch Mai và Vũ Bích Nga năm 2006-2008 Khoa sản Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tỷ lệ thừa cân và béo phì lần lượt là 6,7%; 7,5% và 9,9% [4], [5], [15]. Có sự khác nhau giữa tỷ lệ béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những thai phụ có yếu tố nguy cơ. Do đó, tỷ lệ béo phì và thừa cân trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn.

Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ chỉ số BMI trong cùng một nhóm tuổi không có sự khác biệt với p > 0,05, nhưng tỷ lệ BMI ≥ 23 cao nhất là ở nhóm tuổi trên 30, điều này cho chúng ta thấy tuổi càng cao thì tỷ lệ béo phì thừa cân càng tăng

Thừa cân và béo phì trước khi mang thai là yếu tố nguy cơ cao bị ĐTĐTK.

4.2.3. BMI với tỷ lệ ĐTĐTK

Béo phì được coi là yếu tố nguy cơ cao của ĐTĐTK và là một yếu tố

rất được quan tâm ở các nước phát triển vì tỷ lệ béo phì của họ rất cao ngay

ở lứa tuổi trẻ, liên quan giữa béo phì và ĐTĐTK và tỷ lệ sinh con to. Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chỉ số khối cơ thể

(BMI) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới đề nghị cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tháng 2/2000 [67]. Trong đó BMI ≥ 23 được coi là thừa cân và béo phì.

Theo đó, trong 160 thai phụ tham gia nghiên cứu có 41 người thừa cân và béo phì trước khi mang thai, 19 người được chẩn đoán ĐTĐTK, chiếm tỷ

lệ 46,3%. Trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm BMI < 23 là 25,2%. Sự khác biệt về

tỷ lệ ĐTĐTK giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả này phù hợp với kết quả của các tác giả Tạ Văn Bình và cộng năm 2002 tỷ lệ mắc bệnh giữa hai nhóm BMI < 23 và BMI ≥ 23 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt ( test χ2 hai phía; với p < 0,005) [4].

Cũng tương tự trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo năm 2007 trên 415 thai phụ thấy có sự khác biệt tỷ lệ ĐTĐTK giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001 [15]. Wing cũng nhận thấy tỷ lệ ĐTĐTK cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê ở nhóm BMI > 27 với tỷ

trên 16286 thai phụ Trung Quốc, tác giả cũng thấy tỷ lệ ĐTĐTK cao hơn có ý nghĩa thống kê giữa BMI ≥ 23, BMI < 23 với tỷ suất chênh là 1,46 CI 95% (1,12-1,91) [69].

Ngoài ra các tác giả cũng nhận định tương tự như chúng tôi khi khẳng định tỷ lệ ĐTĐTK tăng dần theo nhóm chỉ số BMI

Bảng 4.3. Tỷ lệ ĐTĐTK trong các nhóm BMI theo các nghiên cứu

BMI

Tác giả < 18,5 18,5 – 22,9 ≥ 23

Tạ Văn Bình 3,8% 6,3% 12,0%

N.T.P. Thảo 3,6% 7,0% 25,8% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Thị Kim Liên 7,1% 27,6% 46,3%

4.2.4. Tuổi mang thai với tỷ lệ ĐTĐTK:

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ ĐTĐTK tăng dần theo tuổi: nhóm < 24, 24-29, 30-34, ≥ 35 lần lượt là 13,3%; 16,3%; 42,3%; 51,7%.

Tỷ lệ ĐTĐTK ở các nhóm tuổi tương ứng của các; Ngô Thị Kim Phụng năm 1999: 2%; 3%; 5%; 8% [11]; Tạ Văn Bình năm 2002: 3%; 5,5%; 7%; 13% [4]; Nguyễn Thị Phương Thảo năm 2007: 0%; 4,6%; 12,3%; 30,6% [15]. Tác giả Idris N và cộng sự nghiên cứu trên 366 thai phụ Malaysia thấy tỷ lệ ĐTĐTK ở nhóm <24, 25-35, ≥ 35 là: 3%; 14,6%; 38,6% [45].

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả cao hơn bởi vì chúng tôi nghiên cứu ở quần thể thuộc đối tượng nguy cơ, tuy nhiên tất cả kết quả

tuổi. Nói một cách khác, tuổi mẹ mang thai càng cao thì nguy cơ mắc

ĐTĐTK càng tăng. Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khi tuổi mẹ ≥ 25 là xếp vào nhóm nguy cơ trung bình của ĐTĐTK [19]

Bảng 4.4. Tỷ lệ ĐTĐTK theo tuổi trong nghiên cứu của các tác giả [5],[ 15], [11], [45] Tuổi Tác giả < 25 ≥ 25 N.T.K.Phụng (1999) 12,5% 87,5% N.T.K.Chi (2000) 14,3% 85,7% Idris N (2003) 3% 97% N.T.P.Thảo (2007) 0% 100%

Nguyễn Thị Kim Liên 8,2% 91,8%

Xét trong nghiên cứu này của chúng tôi, nếu sàng lọc những thai phụ có tuổi ≥ 25 sẽ phát hiện được 45/49 trường hợp ĐTĐTK chiếm tỷ lệ 91,8%. Kết quả này cũng tương tự như Nguyễn Thị Kim Phụng (1999) khi tác giả

sàng lọc ĐTĐTK ở nhóm tuổi ≥ 25 đã phát hiện 87,5% [10], Nguyễn Thị Kim Chi (2000) phát hiện 85,7% [7], Idris N (2003) phát hiện 97% [45] Nguyễn Thị Phương Thảo (2007) 100% [15] (Bảng 4.4)

Một số tác giả cho rằng tuổi ≥ 35 là yếu tố nguy cơ cao của ĐTĐTK [72]. Nghiên cứu yếu tố nguy cơ trên thai phụ Châu Á, Wagaarachchi thấy tỷ

lệ ĐTĐTK ở nhóm thai phụ có tuổi ≥ 35 là 7,8% gấp 2,5 lần so với nhóm < 35 tuổi là 3,1% [64]. Yang H và cộng sự nghiên cứu trên 16286 thai phụ

≥ 35 và nhóm < 35 tuổi có ý nghĩa thống kê với tỷ suất chênh 1,97; CI95% (1,39-2,80) [69]. Tỷ lệ ĐTĐTK ở nhóm thai phụ có tuổi ≥ 35 trong nghiên cứu của chúng tôi là 51,7% và tỷ lệ này ở nhóm còn lại 25,9%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01, tỷ suất chênh 3,05. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ ĐTĐTK ở nhóm thai phụ ≥ 35 tuổi trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo là 30,6% [15], nghiên cứu của Duck R là 36,8% [29] và Idris N là 38,6% [45]. Điều này có thể do, nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên những thai phụ nguy cơ, nên trong 29 trường hợp thai phụ có tuổi ≥ 35 thì đã có 2/29 thai phụ có 3 yếu tố nguy cơ, 7/29 thai phụ có 2 yếu tố nguy cơ.

4.2.5. Tiền sử gia đình ĐTĐ thế hệ thứ nhất

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về

tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ thế hệ thứ nhất với P < 0,05, OR = 3. Như

vậy nếu sàng lọc ĐTĐTK ở nhóm có tiền sử gia đình ĐTĐ thế hệ 1 thì cơ hội phát hiện cao hơn nhóm không có tiền sử là 3 lần. Đặc biệt, có một thai phụ

34 tuổi vừa có cả bố, cả mẹ bị ĐTĐ, và hai lần mang thai trước đều bị thai chết lưu ở 22 tuần.

Ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ thế hệ thứ nhất với p < 0,001 [15].

Trong nghiên cứu của Magee cũng nhận thấy nhóm thai phụ ĐTĐTK tỷ

lệ tiền sử gia đình ĐTĐ cao hơn nhóm không bị với p < 0,05 [40]. Cũng như

Wing nhận thấy tỷ lệ mắc ĐTĐTK cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê ở

nhóm có tiền sử gia đình ĐTĐ với tỷ suất chênh 1,79 [68].

Yang H và cộng sự cũng thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tỷ lệ ĐTĐTK với tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ thế hệ 1 với tỷ suất chênh 1.84

(1.59-2.13) [69]. Theo Wagaarachchi thấy tỷ lệ mắc ĐTĐTK của thai phụ có tiền sử gia đình là 5,2% trong khi nhóm không có tiền sử là 3,9% [64]. Nhận

định của tác giả Ngô Thị Kim Phụng cũng tương tự với tỷ suất chênh bằng 2,81 [11].

Trong tất cả các nghiên cứu đã nêu trên đều cho đến một kết quả về sự

khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê tỷ lệĐTĐTK giữa thai phụ có tiền sử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gia đình thế hệ 1 bị ĐTĐ và không có tiền sử gia đình thế hệ 1 bị ĐTĐ. Điều này chứng tỏ rằng tiền sử gia đình thế hệ 1 bị ĐTĐ là một yếu tố nguy cơ đối với ĐTĐTK, đưa ra khuyến cáo cho các nhà sản khoa phải lưu ý khi khám thai và quản lý thai nghén, những thai phụ này phải được làm NPDNG từ lần khám thai đầu tiên đồng thời cũng truyền thông rộng rãi trong cộng đồng để

người dân nhận thức được những yếu tố nguy cơđến khám và làm xét nghiệm sớm phòng tránh các tai biến cho mẹ và cho con.

4.2.6. Tiền sử đẻ con to ≥ 4000g

Trong số 22/ 160 thai phụ có tiền sử đẻ con to ≥ 4000g thuộc nghiên cứu, có 12 trường hợp được chẩn đoán ĐTĐTK. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,01, OR = 3,3. Trong đó có một thai phụ đẻ con 4700g, có kết quả NPDNG rất cao và phải điều trị bằng insulin

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cộng sự năm 2002- 2004 trên thai phụ khám và quản lý thai nghén tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội cũng thấy tỷ lệ có tiền sử đẻ con to ≥ 3600g và < 3600g khác biệt này có ý nghĩa thống kê với tỷ suất chênh là 2,34 [4].

Nguyễn Thị Kim Chi và cộng sự đã nghiên cứu 196 thai phụ có một trường hợp đẻ con ≥ 4000g được chẩn đoán ĐTĐTK [5]. Theo nghiên cứu của Idris N và cộng sự trên 366 thai phụ tại Malaysia thấy tỷ lệ bị ĐTĐTK ở

nhóm thai phụ có tiền sử đẻ con to ≥ 4000g là 37,5% cao hơn hẳn nhóm thai phụ không có tiền sử đẻ con to ≥ 4000g là 17,9% [45].

Vì vậy tiền sử đẻ con to là một trong những yếu tố nguy cơ ĐTĐTK, bởi vì thai to là do tăng glucose máu mẹ đi qua rau thai làm glucose máu thai tăng sẽ kích thích tụy thai tăng sản xuất insulin gây cường insulin ở thai [48]. Mà insulin có tác dụng đồng hóa kích thích tăng trưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các yếu tố tăng trưởng.

Từ đó cần đưa ra khuyến cáo cho các phụ nữ trong thời kỳ mang thai

ăn đầy đủ cân đối các chất không nên ăn quá nhiều.

4.2.7. Tiền sử bất thường dung nạp glucose.

Tiền sử bất thường dung nạp glucose cũng được coi là một yếu tố nguy cơ cao đối với ĐTĐTK bao gồm cả tiền sử phát hiện ĐTĐTK từ những lần có thai trước. Trong nghiên cứu của chúng tôi 3 thai phụ có tiền sử rối loạn dung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về đái tháo đường thai kỳ ở nhóm thai phụ có yếu tố nguy cơ cao tại bệnh viên phụ sản trung ương (Trang 63)