Bệnh nhân tăng huyết áp chưa suy chức năng tâm thu thất trái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ số giữa thời gian tâm thu và thời gian tâm trương ở người bình thường và người tăng huyết áp bằng siêu âm Doppler tim (Trang 66)

Như đã trình bày ở trên, bệnh nhân tăng huyết áp thường có rối loạn chức năng tâm trương thất trái khi chức năng tâm thu thất trái còn bình thường. Tuy nhiên, không thấy có mối tương quan giữa thời gian tâm thu, thời gian tâm trương, tỷ số S/D với chỉ số Tei thất phải, Tei thất trái và một số thông số khác như chúng tôi đã trình bày.

4.3.3. bnh nhân tăng huyết áp có suy chc năng tâm thu tht trái

Ở nhóm đối tượng này, tỷ số S/D tương quan tuyến tính chủ yếu với các thông số của thất phải như tương quan chặt chẽ với chỉ số Tei thất phải (r = 0,63, p < 0,05), đường kính thất phải (r = 0,61, p < 0,05) và với áp lực động mạch phổi tâm thu (r = 0,59, p < 0,05), trong khi đó không thấy có tương quan giữa tỷ số S/D với các thông số của thất trái như chỉ số Tei thất trái, phân suất tống máu thất trái và đường kính thất trái. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu rằng có phải việc xác định tỷ số S/D trực tiếp từ dòng chảy qua van ba lá của thất phải nên tỷ số này chủ yếu phản ánh chức năng thất phải không. Theo một số tác giả [13], [18], [36], [13], [32] chỉ có sự khác nhau nhỏ về khoảng

67

thời gian tâm thu, thời gian tâm trương giữa tâm thất phải và tâm thất trái, sự khác biệt sẽ là không đáng kể khi tính tỷ số S/D từ dòng hở của van hai lá và van ba lá. Các tác giả cũng thống nhất rằng có thể sử dụng một trong hai dòng hở này để xác định tỷ số S/D. Trong nghiên cứu của Mark K.Friedberg và Norman H.Silverman [31] trên 16 trẻ bị bệnh cơ tim giãn đã cho thấy thời khoảng tâm thu không có sự khác biệt khi sử dụng dòng hở van hai lá và dòng hở van ba lá (0,60 ± 0,10 so với 0,57 ± 0,11, p > 0,05).

68

KT LUN

Qua nghiên cứu tỷ số S/D giữa thời khoảng tâm thu (S) và thời khoảng tâm trương (D) từ dòng chảy qua van ba lá trên 57 người bình thường trưởng thành và 91 bệnh nhân tăng huyết áp bằng phương pháp siêu âm Doppler tim, chúng tôi nhận thấy:

1. Ở người trưởng thành bình thường tuổi từ 18 – 81 (trung bình 48,9 ± 15,3)

- Giá trị trung bình của tỷ số S/D ở người trưởng thành là 0,75 ± 0,14. - Tỷ số S/D có tương quan tuyến tính thuận với tần số tim (r = 0,5, p < 0,05). - Không có mối tương quan tuyến tính giữa tỷ số S/D và tuổi.

- Không có sự khác biệt về tỷ số S/D giữa người dưới 50 tuổi và người từ 50 tuổi trở lên.

- Không có sự khác biệt về tỷ số S/D giữa nam và nữ.

2. Ở những bệnh nhân tăng huyết áp

9 Tỷ số S/D của những bệnh nhân suy chức năng tâm thu thất trái tăng cao có ý nghĩa thống kê so với những bệnh nhân chưa suy chức năng tâm thu thất trái (1,40 ± 0,63 so với 0,80 ± 0,17, p < 0,001).

9 Tỷ số S/D của bệnh nhân tăng huyết áp chưa có suy chức năng tâm thu thất trái cao hơn một cách có ý nghĩa so với người bình thường cùng độ tuổi (0,80 ± 0,17 so với 0,73 ± 0,14, p < 0,05).

9 Tỷ số S/D của nhóm bệnh nhân có phì đại thất trái cao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm chưa có phì đại thất trái (1,38 ± 0,62 so với 0,79 ± 0,15, p < 0,001).

9 Tỷ số S/D của nhóm tăng huyết áp giai đoạn 2 cao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm tăng huyết áp giai đoạn 1 theo phân loại của JNC 7 (0,83 ± 0,17 so với 0,72 ± 0,13, p < 0,05).

9 Không có mối tương quan tuyến tính giữa tỷ số S/D với huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

69

9 Tỷ số S/D tương quan tuyến tính thuận với: o Chỉ số Tei thất phải.

o Chỉ số khối lượng cơ thất trái, đường kính thất trái cuối tâm thu, cuối tâm trương thất trái, đường kính thất phải và áp lực tâm thu động mạch phổi.

9 Tỷ số S/D tương quan tuyến tính nghịch với phân suất tống máu thất trái EF.

70

KIN NGH

Với kết quả thu được như trên, chúng tôi xin kiến nghị tiến hành thêm những nghiên cứu sâu hơn về chỉ số này ở người trưởng thành để ứng dụng trong chẩn đoán suy tim, đặc biệt là chẩn đoán suy chức năng tâm trương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt:

1. Hoàng Thị Phú Bằng (2008), “Nghiên cứu chức năng thất trái bằng chỉ số Tei ở bệnh nhân tăng huyết áp”, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr 74.

2. Tạ Mạnh Cường (2001), “Nghiên cứu chức năng tâm trương thất trái và thất phải ở người bình thường và người bệnh tăng huyết áp bằng phương pháp siêu âm Doppler tim”, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

3. Tạ Mạnh Cường (1998), “Sinh lý bệnh học của suy chức năng tâm trương trong các bệnh tim do tăng huyết áp”, Tạp chí Tim mạch học

1998; 15: 36-45. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Tạ Mạnh Cường (1999), “Chẩn đoán suy chức năng tâm trương thất trái bằng phương pháp siêu âm Doppler tim”, Tạp chí Tim mạch học

1999; 17: 64-72.

5. Lê Thị Thiên Hương, Lê Thị Thanh Thái, Đặng Vạn Phước, “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh lý lên các thông số Doppler đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở người khoẻ mạnh”, Tạp chí Tim mạch học 1999; 19: 59-63.

6. Đỗ Doãn Lợi (2008), “Đánh giá hình thái, chức năng và huyết động học của tim bằng siêu âm Doppler”, Bài giảng siêu âm - Doppler tim, Viện Tim mạch Việt Nam, tr 52-68.

7. Phạm Nguyên Sơn (2002), “Nghiên cứu chức năng tâm trương thất trái ở người bình thường và trên một số bệnh nhân tim mạch bằng siêu âm Doppler”, Luận án Tiến sỹ y học, Học viện Quân y.

8. Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2003), Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học, tr 14-60.

9. Nguyễn Thị Bạch Yến (2008), “Sinh lý tim ứng dụng trong siêu âm Doppler tim”, Bài giảng siêu âm - Doppler tim, Viện Tim mạch Việt Nam, tr 37-51.

Tiếng Anh:

10. Abassade Ph., Baudouy Ph.Y.. La fonction diastolique ventriculaire gauche de l’ hypertendu et les inhibiteurs calciques. Ann Cardiol Angéiol 1991; 40: 89-96.

11. Alkon J, Humpl T, Manlhiot C, McCrindle BW, Reyes JT, Friedberg MK. Usefulness of the right ventricular systolic to diastolic duration ratio to predict functional capacity and survival in children with pulmonary arterial hypertension. Am J Cardiol 2010 ; 106: 430-436.

12. Benjamin E.J., Levy D., Anderson K.M., Wolf P.A., Plehn J.F. et al.. Detemlinants of dopper indexes of left ventricular diastolic function in normal subjects (the Framingham Heart Study). Am J Cardiol 1992; 70: 508-515.

13. Boettler P, Hartmann M, Watzl K, Maroula E, Schutle-Moenting J, Knirsch W, et al. Heart rate effects on strain and strain rate in heathy children. J am Soc Echocardiography 2005 ; 18 : 1121-1130.

14. Boudoulas H, Geleris P, Lewis RP, Rittgers SE. Linear relationship between electrical systolic, mechanical systolic and heart rate. Chest 1981; 80: 613-617.

15. Boudoulas H, Lewis RP, Rittgers SE, Leier CV, Weissler AM. Changes in diastolic time with various pharmacologic agents: implication for myocardial perfusion. Circulation 1979; 60: 164-169.

16. Brian R, Lindman, Stacy A, Mandras, Benico Barzilai, Susan M, Joseph, and Gregory A. Ewald : Heart failure, Cardiomyopathy. The Washington Manual of Medical therapeutics 33rd EDITION :155-178.

17. Chakko S., Machena E., Kessler K.M., Materson B.J., Myerburg R.J.. Right ventricular diastolic function in systemic Hypertension. Am J Cardiol 1990; 65: 1117-1120.

18. Choong CY, Abascal VM, Weyman J, Levine RA, Gentile F, Thomas ID, Weyman AE. Prevalence of valvular regurgitation by Doppler echocardiography in patients with structurally normal heart by two dimentional echocardiography. Am Heart J 1989; 117: 636-642.

19. Chung CS, Karamanoglu M, Kovacs SJ: Duration of diastole and its phase as a function of heart rate during supine bicycle exercise. Am J Physiol Heart Circ Physiol 2004; 287: H2003-2008.

20. Cohn J.N., Johnson G. and Veterans Administration Coopperative Study Group: Heart failure with normal ejection fraction – the V- HeFT study. Circulation 1990; 81: 48-53.

21. Committee on Evaluation and Menagement of Heart failure – ACC/AHA. Guidelines for evaluation and management of Heart failure. Circulation 1995; 92: 2764-2784.

22. Cui W, Roberson DA, Chen Z, Madronero LF, Cuneo BF. Systolic and Diastolic time intervals measured from Doppler tissue imaging : normal values and Z-score tables, and effects of age, heart rate, and body surface area. J am Soc Echocardiography 2008 ; 21 : 361-370.

23. Cuocolo A., Sax F.L., Brush J.E., Maron B.J., Bacharach S.L., Bonow R.O. Left ventricular hypertrophy and impaired diastolic filling in essential hypertension – Diastolic mechanisms for systolic dysfunction during exercise. Circulation 1990; 81: 978-986.

24. Douglas P.M., Berko B., Lesh M., Reichek N. Alteration in diastolic function in reponse to progressive left ventricular hypertrophy. J Am Coll Cardiol 1989 ; 13 : 461-467.

25. European Study Group on Diastolic Heart faillure – Working Group report. How to diagnose diastolic faillure. Eur Heart J 1998; 19: 990- 1003.

26. Gaasch W.H, Levine H.J, Quinones M.A, Alexander J.K. Left ventricular compliance : mechanisms and clinical implications. Am J Cardiol 1976 ; 38 : 645-653.

27. Gardin J.M., Rohan M.K., Davidson D.M., Dabestani A., Sklansky M., et al. Doppler transmitral flow velocity parameters: relationship between age, body surface area, blood pressure and gender in normal subjects. Am J Noninvas Cardiol 1987; 1: 3-10.

28. Gourgon R., Merillon J.P., Masquet C. et al. Hypertrophie ventriculaire gauche – Advantage et inconvénient. Ann Cardiol Angéiol 1996 ; 35: 607-615.

29. Janicki J.S. Influence of the pericardium and ventricular interdependence on left ventricular diastolic and systolic function in patients with heart failure. Circulation 1990 ; 81 : 15-20.

30. Klein A., Burstow D.J., Tajik A.J., Zachariah P.K et al. Effects of age on left ventricular dimensions and filling dynamics in 117 normal persons. Mayo din Proc 1994; 69: 212-224.

31. Mark K.Friedberg và Norman H.Silverman. Cardiac ventricular diastolic and systolic duration in children with heart failure secondary to idiopathic dilated cardiomyopathy. Am J Cardiol 2006 ; 97: 101-105. 32. Mark K.Friedberg và Norman H.Silverman. The systolic to diastolic (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

duration ratio in children with heart failure secondary to restrictive cardiomyopathy. Journal of the American Society of Echocardiography 2006; 19: 1326-1331.

33. Miyatake K., Okamoto M., Kinosita N., Owa M. et al. Augmentation of atrial contribution to left ventricular inflow with aging as assessed by intracardiac Doppler flowmetry. Am J Cardiol 1984 ; 53 : 586-589.

34. Pasierski T., Mierskiewicz Z.C., Pearson A.C. Factors influencing transmitral flow velocity in normal and hypertensive subjects. Am Heart J 1991; 122: 1101- 1106.

35. Patel DR, Cui W, Gambetta K, Roberson DA. A comparison of Tei index versus systolic to diastolic ratio to detect left ventricular dysfunction in pediatric patients. J am Soc Echocardiography 2009 ;

22: 152-158.

36. Roberto Sarnari, Reema yousef Kamal, Mark K. Friedberg and Norman H.silverman. Doppler Assessment of the Ratio of the Systolic to Diastolic Duration in Normal Children: Relation to heart rate, Age and Body surface area. Journal of the American Society of Echocardiography 2009; 22: 928-932.

37. Sagie A., Benjamin E.J., Galderisi M., Larson M.G. et al. Reference values for Doppler indexes of left ventricular diastolic filling in the elderly. J am Soc Echocardiography 1993 ; 6 : 570-576.

38. Seok Min Kang, Jong - Won Ha, Se – Joong Rim, Namsik Chung. Index of Myocardial Performance Using Doppler – Derived Parameters in the evaluation of left ventricular function in patients with essential hypertension. Yonsei Medical Journal 1998; 39: 446-452.

39. Spitaels S, Arbogast R, Fouron JC, Davignon A. The influence of heart rate and age on the systolic and diastolic time intervals in children. Circulation 1974; 49: 1107-1115.

40. Xie X., Gidding S.S., Gardin J.M., Bild D.E et al. Left ventricular diastolic function in young adults : the coronary artery risk development in young adults study. J am Soc Echocardiography 1993 ; 8 : 771-779.

Phụ lục 1

BNH ÁN NGHIÊN CU

Họ và tên: Năm sinh: Giới: Mã hồ sơ: Địa chỉ:

Chiều cao (cm): Cân nặng (kg): BSA: Huyết áp: Mức độ suy tim (NYHA):

Chẩn đoán:

Đo lần 1 Đo lần 2 Đo lần 3 Kết quả Dd Ds EF ĐK thất phải Tgtt (S) Tgttr (D) a1 b1 (TMTP) ALĐMP a2 b2 (TMTT) E/A TS tim (CK/phút)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ số giữa thời gian tâm thu và thời gian tâm trương ở người bình thường và người tăng huyết áp bằng siêu âm Doppler tim (Trang 66)