Nhận xét chung về quy trình đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc gia VIA thực hiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc gia VIA (Trang 67)

TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIA THỰC HIỆN.

3.2Nhận xét chung về quy trình đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc gia VIA thực hiện.

cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc gia VIA thực hiện.

3.1.1. Ưu điểm

Một là Các công việc tiến hành trước khi đánh giá HTKSNB được thực hiện rất chu

Thông thường, khi có nhu cầu kiểm toán, các công ty khách hàng sẽ chủ động liên hệ với công ty, KTV của VIA sẽ tiến hành đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán đối với khách hàng liệu có làm tăng rủi ro cho hoạt động của KTV hay làm hại đến uy tín và hình ảnh của công ty kiêm toán hay không. Ban Giám đốc và các Chủ nhiệm kiểm toán tiến hành gặp gỡ khách hàng để đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro cuộc kiểm soát. Tuy nhiên, tại VIA thư mời kiểm toán được được gửi đến khách hàng như một thư hẹn nhằm giảm thiểu chi phí kiểm toán, tiết kiệm thời gian và giúp nâng cao chất lượng kiểm toán. Nội dung thư hẹn kiểm toán chỉ rõ chi tiết các bước công việc sẽ được thực hiện trong cuộc kiểm toán nếu khách hàng chấp nhận kiểm toán. Như vậy, trong cách tiếp cận khách hàng của VIA có thể thấy rõ sự chuyên môn hóa trong công việc, việc tiếp cận khách hàng được tiến hành nhanh chóng, dễ dàng đi đến ký kết hợp đồng cụ thể và hợp lý và không gây cản trở cho khách hàng.

Hai là Việc bố trí nhân sự thực hiện đánh giá HTKSNB rất khoa học và hợp lý.

Trước hết quy trình đánh giá HTKSNB được đảm nhiệm bởi những KTV có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán cùng với sự tham gia của Ban Giám đốc. Việc phân công công việc giữa các cá nhân được thực hiện rất hợp lý và phù hợp năng lực chuyên môn của từng người. Thông thường Trưởng nhóm kiểm toán sẽ là người thực hiện việc đánh giá HTKSNB của khách hàng và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm kiểm toán.

Ba là Việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh và lập kế hoạch kiểm toán được thực hiện

một cách khoa học.

Việc lập kế hoạch kiểm toán tại VIA được thực hiện tương đối chi tiết và thận trọng, làm cơ sở cho xác định mức độ trọng yếu,rủi ro đối với từng loại khách hàng. Từ những thông tin này, KTV sẽ xây dựng kế hoạch kiểm toán cụ thể cho từng khoản mục cũng như đưa ra các chương trình kiểm tra HTKSNB, kiểm tra chi tiết phù hợp tương ứng giúp giảm thiểu thời gian thực hiện kiểm toán cũng như tiết kiệm được chi phí cho cuộc kiểm toán, đảm bảo công việc được thực hiện hiệu quả.

Bốn là Đối với mỗi loại hình khách hàng khác nhau, các KTV của VIA sẽ linh động

áp dụng phương pháp tiếp cận đánh giá HTKSNB nhằm đạt được hiểu quả cao nhất. Thực tế tại VIA, đối với loại hình khách hàng là doanh nghiệp, các KTV sử dụng phương pháp tiếp cận theo khoản mục. Còn đối với loại hình khách hàng là dự án thì phương pháp được sử dụng là tiếp cận theo chu trình…tuy nhiên, trong một số trường hợp để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích đạt được với chi phí về thời gian, công sức, tiền bạc bỏ ra, KTV sẽ lựa chọn phương pháp đánh giá cho phù hợp.

Năm là Đạt được sự linh hoạt trong thực hiện các bước công việc đánh giá HTKSNB.

Bảng câu hỏi được sử dụng cho việc đánh giá HTKSNB của Công ty là những câu hỏi chung nhất có thể áp dụng cho tất cả các loại hình khách hàng, tuy nhiên, KTV sẽ linh động lựa chọn những câu hỏi sao cho phù hợp nhất đối với mỗi loại hình khách hàng. KTV của VIA sẽ dựa trên những đặc điểm của khách hàng về quy mô,lĩnh vực hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính… trong khi thực hiện đánh giá HTKSNB để tiếp cận một cách linh hoạt, phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Đối với những khách hàng mới được kiểm toán lần đầu, công việc đánh giá HTKSNB luôn luôn được thực hiện thận trọng ở tất cả các bước công việc. Các KTV của VIA sẽ cố gắng khai thác, tìm hiểu tối đa nguồn thông tin có thể nhằm thực hiện đánh giá HTKSNB của khách hàng chính xác nhất.

Với các loại hình thường niên, công việc đánh giá HTKSNB được thực hiện ít hơn so với những khách hàng kiểm toán lần đầu do phần lớn thông tin về khách hàng đã được KTV thu thập và đánh giá từ những cuộc kiểm toán trước. Trong năm hiện hành, KTV của VIA sẽ cập nhật những thay đổi của HTKSNB từ đó đưa ra đánh giá xác đáng nhất. VIA luôn có chủ trương thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng trên cơ sở cung cấp dịch vụ kiểm toán tốt nhất.

Sáu là Sự hữu ích của thông tin thu thập được trong quá trình đánh giá HTKSNB

KTV của VIA luôn luôn thận trọng thực hiện các bước công việc cụ thể từ đạt được sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng đến tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát, tìm hiểu hệ thống kế toán, thực hiện các thủ tục kiểm soát…để đảm bảo đánh giá chính xác HTKSNB của khách hàng. KTV của VIA luôn ghi chép lại cách thức thực hiện, những phát hiện trong quá trình thực hiện công việc khi đánh giá trên giấy tờ làm việc để đảm bảo không có thông tin nào bị bỏ sót và tính minh bạch của thông tin. Những thông tin trong quá trình đánh giá HTKSNB mà KTV thu thập được là những bằng chứng và căn cứ để KTV xây dựng kế hoạch kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán cho từng phần hành, khoản mục cụ thể.

Đối với những khách hàng thường niên, các thông tin đã được KTV thu thập từ trước càng hữu ích hơn , giúp giảm thiểu thời gian, chi phí và công sức của KTV, giúp nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán.

Bảy là Thực hiện đánh giá rủi ro được thực hiện rất thận trọng.

Thực hiện đánh giá rủi ro kiểm được thực hiện hoàn toàn thống nhất và không có sự khác biệt giữa những khách hàng ở những lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên sự khác nhau chủ yếu đối với đánh giá rủi ro chấp nhận kiểm toán là ở khách hàng thường niên hay khách hàng kiểm toán năm đầu tiên. Việc đánh giá rủi ro chấp nhận kiểm toán ở những khách hàng kiểm toán năm đầu đòi hỏi sự trình bày trên loại giấy tờ làm việc với số lượng các thủ tục kiểm soát nhiều hơn. Từ những đánh giá về rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng ở mức độ khoản mục, chu trình và tổng hợp trên toàn bộ báo cáo tài chính, từ đó KTV sẽ tính ra được rủi ro phát hiện. Những đánh giá có mức độ tin cậy cao sẽ hỗ trợ KTV xây dựng nội dung công việc cần thực hiện trong giai đoạn thực hiện kế hoạch và thực hiện kiểm toán.

3.1.2. Hạn chế

Mặc dù quy trình đánh giá HTKSNB của VIA khá hiệu quả nhưng cũng không thể tránh khỏi những hạn chế.

Hạn chế đầu tiên trong việc đánh giá HTKSNB đó là cách thức trình bày của KTV về hệ thống này. Tại VIA, KTV thường sử dụng hai phương pháp chủ yếu để mô tả

HTKSNB là bảng câu hỏi đóng và bảng tường thuật. Tuy vậy, bảng tường thuật này chưa cung cấp thông tin cụ thể về hoạt động kiểm soát tại khách hàng. Chỉ những khách hàng sử dụng các thủ tục đơn giản và dễ thực hiện kiểm tra soát xét mới thích hợp cho việc vận dụng hai phương pháp này để mô tả HTKSNB. Các bảng câu hỏi đóng thường được sử dụng nhiều trong đánh giá HTKSNB, chúng chỉ nêu được hiện tượng mà không thể hiện được mức độ của các thủ tục kiểm soát, do đó KTV không thể có những đánh giá đầy đủ về HTKSNB nếu chỉ dựa trên bảng câu hỏi này. Việc sử dụng lưu đồ trong kiểm toán BCTC ở VIA còn hạn chế do phức tạp và tốn khá nhiều thời gian và đòi hỏi KTV cần nhiều kinh nghiệm để có thể lập được lưu đồ chính xác.

Hạn chế thứ hai là tính chủ quan trong chọn mẫu thử nghiệm kiểm soát.

Việc chọn mẫu trong thực hiện thử nghiệm kiểm soát bằng phương pháp kiểm tra tài liệu thường dựa theo nhận định chủ quan của KTV, điều này có thể chứa đựng nhiều rủi ro như KTV chọn mẫu không đại diện cho tổng thể làm tác động đến kết quả của cuộc kiểm toán.

Những đánh giá chủ quan vể rủi ro kiểm soát của những khách hàng mới có thể làm phát sinh thêm thời gian thực hiện công việc và lãng phí nguồn lực không cần thiết.

Về phương pháp tiếp cận

KTV của VIA phần lớn sử dụng phương pháp tiếp cận theo khoản mục khi thực hiện đánh giá HTKSNB tại doanh nghiệp. Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng lại không nhìn thấy được mối liên hệ giữa các khoản mục.

Phương pháp tiếp cận theo chu trình có nhược điểm là khó thực hiện, tốn thời gian và chi phí nhưng nó cho thấy được mối quan hệ nguyên nhân- kết quản trong một chu trình kiểm soát. Khi áp dụng phương pháp này, KTV sẽ dễ dàng khoanh vùng có thể ẩn chứa rủi ro cao dẫn tới sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc gia VIA (Trang 67)