MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc gia VIA (Trang 25)

THÀNH VIÊN INTEGRA INTERNATIONAL

MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIA

THÀNH VIÊN INTEGRA INTERNATIONAL

Tên khách

hàng Công ty TNHH X

Niên độ kế toán 31/12/2013 Tham chiếu

Bước công việc Đánh giá HTKSNB Người thực hiện TMV/VIA Môi trường kiểm soát Ngày thực hiện 08/12/2013

MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT

1.Bộ máy tổ chức của Công ty và việc phân công trách nhiệm và quyền hạn

Ban giám đốc chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thiết lập định hướng phát triển cho Công ty.

Những hoạt động diễn ra thường xuyên trong doanh nghiệp chịu sự kiểm soát và điều hành của Ban giám đốc cùng sự hỗ trợ của các Trưởng phòng ban chức năng- chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của các phòng ban đó và có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động của mỗi phòng ban cho Giám đốc phụ trách bộ phận.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty TNHH X

1. Các yêu cầu về giá trị đạo đức trong Công ty

Thực hiện đánh giá hiệu quả công việc hàng năm của công ty được xem là cơ sở và là một trong những tiêu chí để tính toán việc tăng lương cho nhân viên. Trưởng mỗi phòng ban chức năng sẽ quản lý và giám sát các nhân viên của mình đồng thời Trưởng phòng sẽ chịu sự đánh giá của Giám đốc bộ phận đó,và các Giám đốc bộ phận sẽ được đánh giá trực tiếp bởi Tổng giám đốc.

Chế độ thưởng phạt của Công ty được thực hiện một cách chặt chẽ ,có hệ thống và tính hợp lý cao.

Hằng năm, ngoài việc Công ty sẽ được kiểm toán độc lập, còn có một bộ phận kiểm soát của Công ty mẹ tiến hành đánh giá hiệu quả và hiệu năng của Công ty.

Tổng giám đốc

Phó Tổng giám đốc

Giám đốc bán hàng Giám đốc sản xuất Giám đốc kỹ thuật Giám đốc kinh doanh

Phòng kế hoạch Phòng sản xuất Phòng bán hàng Phòng nhân sự Phòng kiểm soát chất lượng Phòng giám sát chất lượng Phòng kế toán Phòng vật tư

3. Năng lực điều hành của nhà quản lý

Những vị trí quản lý cao cấp trong Công ty đều là những người có năng lực chuyên môn cao và là những người có kinh nghiệm lâu năm trong quản lý. Các trưởng phòng ban đều được Công ty tuyển chọn khắt khe dựa trên các tiêu chí về năng lực chuyên môn và đạo đức.

4. Quan điểm và phong cách của nhà quản lý

Phong điều hành của các nhà quản lý trong Công ty là nghiêm túc. Hàng tháng Công ty tiến hành đều đặn các cuộc họp giữa Ban giám đốc và các trưởng phòng ban, biên bản cuộc họp sẽ được lập và lưu trữ đầy đủ bao gồm các quyết định quan trọng của các nhà quản lý.

Công ty tiến hành lập báo cáo tài chính hàng tháng và gửi lên Công ty mẹ để đánh giá về hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý.

5. Các chính sách về nhân sự

Tất cả các nhân viên trong Công ty đều phải trải qua một quá trình tuyển dụng dựa trên các tiêu chí về trình độ năng lực chuyên môn và đạo đức. Hợp đồng lao động giữa nhân viên và Công ty là yếu tố bắt buộc.

Công ty thực hiện chính sách nhân sự một cách hợp lý ,cụ thể và rõ ràng về đào tạo, tuyển dụng, sắp xếp, đề bạt , khen thưởng, kỷ luật nhân. Việc bố trí nhân sự trong công ty phù hợp với năng lực chuyên môn và đạo đức của từng người.

VIA thiết lập một hệ thống bảng câu hỏi đánh giá bao gồm các câu hỏi đóng để đưa ra những kết luận sơ bộ được trình bày trong giấy tờ làm việc của KTV như bảng trên. Những câu hỏi này sẽ có ba phương án trả lời: “có“ “không” và “ Không áp dụng “. Trong quá trình thu thập thông tin thì KTV của VIA sẽ là người đưa ra câu trả lời cho

những câu hỏi này. Những câu hỏi có thể làm nổi bật nhất về HTKSNB khách hàng sẽ được KTV thường quan tâm đến.

Bảng 2.2: Bảng câu hỏi về cơ cấu tổ chức của khách hàng- Công ty TNHH X

STT Câu hỏi Công ty TNHH X

Không Không

AD

1 Cơ cấu tổ chức có phù hợp với quy mô, hoạt động kinh doanh và vị trí địa lý kinh doanh của Công ty không?

-2 Cơ cấu tổ chức của Công ty có đảm bảo nguyên tắc phân công phân nhiệm không?

3 Có đảm bảo tính độc lập tương đối giữa các phòng ban không ?

4 Công ty có đảm bảo được sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ hoạt động không?

5 Cầu trúc DN có khác biệt với các DN có

quy mô tương tự của ngành không? 

6 …

Bảng 2.3: Bảng câu hỏi về đặc thù quản lý của khách hàng- Công ty TNHH X

ST

T Câu hỏi

Công ty TNHH X

Không Không

AD

1 Các nhà quản lý có đảm bảo về năng lực

chuyên môn cho vị trị của mình không?  2 Nhà quản lý có hiểu biết về chế độ kế toán

đang áp dụng tại Công ty không?  3 Các nhà quản lý có danh tiếng hoặc bằng

chứng về năng lực của họ không?

 4 Nhà quản lý có ý thức được tầm quan

trọng của việc lập và phát hành báo cáo tài chính hay không?

Những đề xuất phù hợp của KTV có được nhà quản lý hợp tác và điều chỉnh không?

Bảng 2.4: Bảng câu hỏi về chính sách nhân sự của khách hàng- Công ty TNHH X ST T Câu hỏi Công ty TNHH X Không Không áp dụng

1 Công ty có chính sách và tiêu chuẩn cho việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, đề bạt và sa thải nhân viên không?

2 Các chính nhân sự trong Công ty có được xem xét và cập nhật thường xuyên không?

3 Các chính sách này của Công ty có được truyền đạt đến mọi nhân viên của đơn vị không

4 Những nhân viên mới có nhận thức được trách nhiệm của họ cũng như kỳ vọng của BGĐ không?

5 Kết quả công việc của mỗi nhân viên có được đánh giá và soát xét định kỳ không?

6 Những nhân viên có thành tích xuất sắc có những chính sách đãi ngộ riêng không?

6 Các nhân viên trong Công ty có năng lực chuyên môn phù hợp với vị trí hiện tại không?

7 Công ty có thực hiện đầy đủ chế độ

BHYT, BHXH, KPCĐ không? 

8 Chế độ đại ngộ đối với nhân viên có đảm bảo tuân thủ luật lao động và hợp đồng lao động không?

9 Bảng chấm công thanh toán lương trước khi trình cho Ban lãnh đạo có được kiểm lại không?

10 Công ty có quản lý quỹ lương theo quy

định không? 

11 Công ty có chính sách về tăng mức

lương nhân viên không? 

2.1.1.2.2 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kế toán khách hàng X

Khách hàng X là khách hàng thường xuyên của VIA , do đó các thông tin quan trọng về hệ thống kế toán của Công ty đã được KTV thu lập từ các cuộc kiểm toán những

năm trước và được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán chung. Trong cuộc kiểm toán ở năm hiện hành và những năm tiếp theo, KTV của VIA chỉ cần cập nhật những thông tin thay đổi trong chính sách kế toán của Công ty để cung cấp dữ liệu cho KTV trong việc đánh giá sự ảnh hưởng của những thay đổi đó tới báo cáo tài chính của khách hàng. Việc thu thập thông tin sẽ được KTV thực hiện trên giấy tờ làm việc.

Đối với những khách hàng mới được KTV kiểm toán lần đầu, việc thu thập thông tin để đánh giá hệ thống và chính sách kế toán của khách hàng đòi hỏi cần nhiều thời gian và nhiều bước công việc hơn.

Những thông tin về hệ thống kế toán của khách hàng X được KTV của VIA ghi nhận trên giấy tờ làm việc như sau:

Trước tiên, KTV của VIA hoàn thành bảng câu hỏi về HTKT của khách hàng :

Bảng 2.5 Bảng câu hỏi về hệ thống kế toán của khách hàng- Công ty X

STT Câu hỏi Công ty TNHH X

Không Không áp dụng

1 Trong cơ cấu bộ máy kế toán, các chức danh có hợp lý không?

2 Các nhân viên kế toán có được phân công công việc dựa trên những quy định bằng văn bản không?

3 Có thực hiện cập nhật thường xuyên những thay đổi trong phân công công việc không?

4 Những người nghỉ phép có được người khác đảm nhiệm thay công việc không?

5 Trong phòng kế toán các nhân viên có được đào tạo đúng chuyên ngành không?

6 Ban lãnh đạo có xem xét các tài liệu trước khi chúng được gửi cho phòng kế toán không?

7 Có sự phê duyệt của ban lãnh đạo về những tài liệu thông tin tài chính được cung cấp ra bên ngoài không ?

8 Công ty có quy định các nhân viên chủ chốt khi nghỉ việc phải báo trước một ngày không?

9 Các nhân viên có được gửi đi đào tạo, cập nhật các khóa học về tài chính, kế toán, thuế mới không?

Sau khi hoàn thành bảng câu hỏi về HTKT của khách hàng, những kết quả tìm hiểu về HTKT của công ty được KTV ghi nhận như sau:

Bảng 2.6 Tìm hiểu đánh gái các chính sách kế toán của khách hàng

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIA

THÀNH VIÊN INTEGRA INTERNATIONAL

Tên khách hàng Công ty TNHH X Niên độ kế to n 31/12/2013 Tham chiếu Bước công việc

Tìm hiểu HTKT Người thực hiện TMV/VIA Ngày thực hiện 08/12/2013 Năm tài chính

Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép là Việt Nam Đồng ( VNĐ)

Công ty X áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Hình thức kế toán áp dụng

Công ty X áp dụng kế toán trên máy vi tính Các giao dịch bằng ngoại tệ

Các khoản mục tài sản và nợ phải trả có gốc bằng các đơn vị tiền tệ khác với USD được quy đổi sang USD theo tỷ giá hối đoái thực tế liên ngân hàng tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Các giao dịch bằng ngoại tệ khác USD phát sinh trong năm được quy đổi sang USD theo tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch. Các khoản chênh lệch tỷ giá chưa và đã thực hiện được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi không kỳ hạn.

Các khoản tương đương tiền gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian đáo hạn không quá ba tháng có tính thanh khoản cao, có khả năng quy đổi thành tiền mặt dễ dàng và không có nhiều rủi ro chuyển đổi thành tiền.

Tiền mặt tại quỹ

Giới hạn về giá trị tiền mặt tại quỹ của Công ty là 600 triệu VNĐ và 40.000 USD

Thực hiện kiểm kê tiền mặt vào thứ 2 hàng tuần với sự giám sát của Kế toán trưởng và Giám đốc bộ phận quản lý kinh doanh. Biên bản kiểm kê sau khi thực hiện phải có đủ chữ ký của những người thực hiện, giám sát kiểm kê và con dấu của đơn vị.

Tiền gửi ngân hàng

Công ty X có tài khoản tiền gửi ngân hàng tại 3 ngân hàng là :

• Ngân hàng Á Châu ACB ( USD và VNĐ )

• Ngân hàng ANZ ( VNĐ)

• Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( VNĐ và USD)

Sau mỗi giao dịch với ngân hàng, Kế toán viên sẽ nhận chứng từ và tiến hành đối chiếu với sổ phụ ngân hàng để xem xét liệu có sự khác biệt nào giữa các ghi chép của Công ty với ngân hàng hay không. Kế toán trưởng sẽ tiến hành kiểm tra và phê duyệt bảng chỉnh hợp số dư tiền gửi Ngân hàng vào cuối mỗi tháng.

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm : Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại

Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất,kinh doanh trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng

Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước

Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

Tài sản cố định

Tài sản cố định hữu hình

Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm dữ để sử dụng cho hoạt độn sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Tài sản cố định bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý… Nguyên giá

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản đó tính đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng hoạt động

Khấu hao

Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng Thời gian khấu hao được ước tính như sau :

Máy móc thiết bị 3-10 năm Phương tiện vận tải 6-10 năm Thiết bị văn phòng 3-10 năm

Nhà cửa và các công trình xây dựng 5-25 năm

Tải sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình gồm : Quyền sử dụng đất, phần mềm máy tính, bằng sáng chế, bản quyền,hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch xuất khẩu, giấy phép nhượng quyền….

Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng trong 25 năm.

Xây dựng cơ bản dở dang

Thể hiện chi phí xây dựng chưa hoàn thành và máy móc thiết bị chưa được lắp đặt toàn bộ và được ghi nhận theo nguyên giá. Trong thời gian xây dựng và lắp đặt không tính chi phí khấu hao cho xây dựng cơ bản dở dang.

Các khoản phải thu thương mại

Các khoản phải thu thương mại gồm những khoản mục như phải thu khách hàng, phải thu nội bộ... tại thời điểm báo cáo nếu có. Khoản này được phân loại là tài sản ngắn hạn nếu có khả năng thu hồi nhanh, là tài sản dài hạn nếu có thời gian thu hồi trên 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh

Dự phòng phải thu khó đòi

Đây là toàn khoản dự kiến các khoản tổn thất từ các khoản nợ không có khả năng thu hồi được tại thời điểm lạp báo cáo tài chính.

Chi phí trả trước

Các khoản chi phí trả trước được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn liên quan đến hoạt động kinh doanh trong năm tài chính hiện hành và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm tài chính

Các khoản chi phí được phân bổ và hạch toán qua nhiều năm :

Công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn

Chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh một lần quá lớn

Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào CPSXKD từng niên độ kế toán phải căn cứ vào tính chất và mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý

Kế toán theo dõi chi tiết các khoản chi phí trả trước dài hạn đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí

Chi phí trả trước được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp đường thẳng

Chi phí phải trả

Đây là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích vào chi phí sản xuất kinh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc gia VIA (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w