c. Nhận thức về thực trạng chuyên viên tham vấn hiện nay
PHIẾU CÂU HỎI ĐIỀU TRA
Thưa anh (chị), phiếu điều tra này nhằm tìm hiểu thái độ của người lao động trong công ty mía đường Lam Sơn về vấn đề tham vấn tâm lý. Các anh (chị) có thể không nêu thông tin cá nhân. Phiếu này không nộp trực tiếp cho nơi làm việc của anh(chị). Mong các anh (chị) giúp đỡ bằng cách trả lời các câu hỏi ở dưới. Cám ơn các anh (chị) đã giúp đỡ.
1. Anh (chị) hiểu như thế nào là tham vấn tâm lý: (chọn một trong các ý nêu dưới)
Là cuộc nói chuyện giữa một chuyên gia tâm lý với 1 cá nhân nhằm chia sẻ tâm tư của cá nhân đó và giải tỏa nỗi bức xúc trong tâm lý
Là nhà tham vấn đưa ra ra lời khuyên nhằm giải quyết khó khăn cho cá nhân đang có vấn đề tâm lý
Là sự trao đổi giữa nhà tham vấn và cá nhân nhằm đưa ra giải pháp tốt nhất
Là quá trình nhà tham vấn cung cấp cho khách hàng sự hướng dẫn, động viên, khuyến khích, sự thách thức và nguồn cảm hứng để họ giải quyết vấn đề của cá nhân, nhằm đạt được mục đích đề ra và tự nhận ra bản thân họ.
2. Theo anh (chị), trong công ty có cần thiết phải có một chuyên viên tham vấn tâm lý không? (chọn một trong các ý nêu dưới)
Rất cần thiết Có hay không cũng được Cần thiết Không cần thiết
3. Theo anh (chị), vai trò của nhà tham vấn tâm lý trong công ty như thế nào? ( Đánh dấu x vào ô mình chọn, có thể chọn nhiều ô)
Là người hòa giải mọi xung đột trong công ty
Giải đáp cho người lao động những thắc mắc về tình yêu-giới tính-hôn nhân-gia đình
Giúp chủ doanh nghiệp và người lao động trong công ty tìm được tiếng nói chung
Giúp chủ doanh nghiệp hiểu được những khó khăn của người lao động, thông cảm và chia sẻ cùng họ
Thay mặt công đoàn chăm sóc đời sống tinh thần của người lao động trong công ty
Là nơi chia sẻ và thấu hiểu những khó khăn của người lao động
Là người giúp người lao động tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn trong tâm lý
4. Theo anh (chị) thực trạng tham vấn tâm lý hiện nay như thế nào? (chọn một trong các ý nêu dưới)
Chuyên viên tâm lý thường ít được đào tạo chuyên nghiệp
Chuyên viên tham vấn tâm lý giỏi, nhiều kinh nghiệm, đáp ứng được nhu cầu của mọi người
Chuyên viên tham vấn chưa đáp ứng đủ yêu cầu về nghề nghiệp Chuyên viên tham vấn chỉ đưa ra lời khuyên vớ vẩn
Mỗi chuyên viên tham vấn đều có một giới hạn riêng, rất khó đánh giá được
5. Anh (chị) nghĩ như thế nào về việc đào tạo chuyên viên tham vấn tâm lý trong công ty?
Rất thích học tâm lý và sẵn sàng tham gia nếu có cơ hội và được tài trợ kinh phí
Không có điều kiện về thời gian và kinh phí, nhưng rất thích học Biết mình thiếu kiến thức, kỹ năng tâm lý nhưng không biết học ở đâu Không biết học xong có tìm được vị trí làm việc trong công ty để ứng dụng
Không tin mình có khả năng làm chuyên viên tham vấn tâm lý sau khi học xong
Không học vì không tin chất lượng của chương trình
6. Theo anh (chị), trong thời điểm hiện nay người phù hợp nhất trong công ty đảm nhiệm vai trò chuyên viên tham vấn tâm lý là ai?
Cán bộ công đoàn Cán bộ nhân sự Lãnh đạo
Người khác (xin ghi rõ)
... 7. Anh (chị) hãy cho biết tầm quan trọng của tham vấn tâm lý trong công ty. (Mỗi hàng chọn một ô) Tầm quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Vấn đề mất cân bằng tâm lý trong đời sống cá nhân người lao động
Vấn đề xung đột, mất đoàn kết nội bộ trong công ty.
Vấn đề stress trong quá trình lao động
Vấn đề về mối quan hệ không thuận lợi giữa Lãnh đạo – Nhân viên
Vấn đề tăng doanh thu của công ty
8. Theo anh (chị), kiến thức tâm lý của cán bộ công đoàn, cán bộ nhân sự, lãnh đạo công ty là: (Mỗi hàng chọn một ô)
Mức độ am hiểu
Rất am hiểu Am hiểu Ít am hiểu Không am hiểu
Cán bộ nhân sự Cán bộ công đoàn Lãnh đạo công ty
9. Anh (chị) hãy cho biết tầm quan trọng của các hình thức tham vấn tâm lý trong công ty. ( Mỗi hàng chọn một ô)
Các hình thức tham vấn tâm lý trong công ty Tầm quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng
Tham vấn qua điện thoại
Tham vấn trực tiếp tại phòng tư vấn tại công ty hoặc đến phòng tư vấn riêng
Tham vấn qua báo đài Tham vấn qua hộp thư
Tham vấn tại một nơi yên tĩnh có thể vừa tham vấn vừa thư giãn