c. Nhận thức về thực trạng chuyên viên tham vấn hiện nay
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận chung
1. Kết luận chung
Từ việc nghiên cứu lý thuyết về thái độ, tham vấn tâm lý và những kết quả điều tra thực tế thu được, tôi rút ra một số kết luận sau:
- Thái độ là những đánh giá bền vững dương tính hoặc âm tính về con người, sự vật hiện tượng, thể hiện qua các mặt nhận thức, tình cảm, hành vi đối với đối tượng nào đó.
- Trong XH hiện đại, dịch vụ tham vấn ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tham vấn tâm lý là một quá trình phát triển, trong đó người tham vấn cung cấp cho khách hàng sự hướng dẫn, động viên, khuyến khích, sự thách thức và nguồn cảm hứng để họ giải quyết vấn đề của cá nhân, nhằm đạt được mục đích đề ra và tự nhận ra bản thân họ. Hay nói cách khác, tham vấn tâm lý là quá trình tạo khả năng cho một người để họ có thể phân tích được vấn đề và có được quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Về thái độ của người lao động đối với tham vấn tâm lý trong công ty: - Đối với nhận thức về hoạt động tư vấn tâm lý nói chung:
+ Mặc dù người lao động trong công ty nhận thức rõ tham vấn tâm lý trong doanh nghiệp có thể cải thiện đời sống tinh thần nhưng bản thân họ vẫn chưa thực sự hiểu cặn kẽ về hoạt động tham vấn tâm lý. Họ vẫn suy nghĩ rằng tham vấn tâm lý là đưa ra giải pháp, cho lời khuyên bổ ích hoặc chỉ là trò chuyện, giải trí.
+ Đa phần người lao động cho rằng tham vấn tâm lý mang lại rất nhiều những giá trị cho con người trong cuộc sống nhưng đó chỉ là những hiểu biết có tính chất kinh nghiệm và chưa chính xác.
- Về hình thức tham vấn:
Mặc dù việc tổ chức tham vấn trực tiếp tại công ty đối với người lao động còn khá mới mẻ nhưng người lao động mong muốn được tham vấn trực tiếp tại công ty nhiều hơn các hình thức tham vấn khác
2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi có một số khuyến nghị đối với công ty như sau:
- Chú trọng, quan tâm đến công tác chăm sóc đời sống tinh thần người lao động thông qua nhiều hình thức đa dạng như: tổ chức sân chơi, tổ chức các buổi cáo cáo chuyên đề tâm lý, xây dựng bản tin nội bộ,…
- Đầu tư kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nhân viên phụ trách hành chính nhân sự, cán bộ công đoàn về kiến thức, kỹ năng tâm lý, tư vấn tâm lý nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc đời sống tinh thần người lao động.
- Nối kết người lao động với các dịch vụ tham vấn tâm lý nhằm chăm sóc đời sống tinh thần người lao động một cách nhanh chóng, hiệu quả thông qua đó nâng cao nhận thức, hình thành thái độ tích cực của người lao động về nghề tham vấn tâm lý nói chung, tham vấn tâm lý trong công ty nói riêng.
- Phối hợp với các tổ chức, đơn vị chuyên môn có liên quan trong lĩnh vực tâm lý, tham vấn tâm lý để nâng dần chất lượng hoạt động chăm sóc đời sống tinh thần người lao động.
PHỤ LỤC