6. Nội dung nghiên cứu:
3.2.2. Nhóm giải pháp đảm bảo nguồn lực quản lý về số lượng và cơ cấu
hoạch định nguồn nhân lực theo các nội dung sau đây:
- Phân tích hiện trạng và diễn biến nguồn nhân lực về số lượng, cơ cấu và chất lượng;
- Phân tích sự phù hợp của nguồn nhân lực với chiến lược phát triển của các doanh nghiệp chế biến lương thực;
- Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển doanh nghiệp;
- Cân đối nguồn nhân lực để xây dựng giải pháp giải quyết lao động thừa hoặc thiếu một cách hợp lý nhất;
- Dự báo cung về nguồn nhân lực;
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết, cụ thể và đảm bảo tính khả khi cao; - Kiểm tra đánh giá khoa học và kịp thời.
3.2.2. Nhóm giải pháp đảm bảo nguồn lực quản lý về số lượng và cơ cấu cho các doanh nghiệp chế biến lương thực các doanh nghiệp chế biến lương thực
Thu hút nhân viên giỏi và giữ người tài cho doanh nghiệp: doanh nghiệp đã từng làm gì để giữ nhân viên giỏi: Tăng lương, tăng thưởng, đề bạt, cải thiện quan hệ làm việc? hầu như mọi cố gắng đều không mang lại kết quả mong muốn, nhân viên giỏi vẫn tiếp tục ra đi và tình trạng “chảy máu chất xám” trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, phải chăng là bài toán chưa có lời giải? Đây là những câu hỏi đã được đại đa số các doanh nghiệp chế biến lương thực đặt ra tại một số cuộc hội thảo hoặc tại một số diễn đàn có nội dung tương tự nhưng dường như chỉ dừng lại ở việc nêu lên hiện tượng mà chưa đưa ra được lời giải đáp.
Bằng kinh nghiệm thực tiễn và lý thuyết về quản trị nhân sự, hai diễn giả chính của hội thảo là ông Quốc Thúc – Phó TGĐ tập đoàn Massan và bà Trương Minh, chuyên gia nội dung về lĩnh vực nhân sự của Business Edge đã chỉ ra vấn đề của doanh nghiệp là: Doanh nghiệp cần giữ người giỏi từ lúc nào? Ai là nhân viên giỏi cần giữ? Và giữ bằng cách nào? đồng thời đã chia sẻ những bí quyết và công cụ để giữ chân người giỏi trong tổ chức doanh nghiệp.
a. Giữ chân người giỏi là chiến lược không phải là biện pháp đối phó nhất thời
Vì vậy phải có chiến lược giữ người từ 4 mặt trận: thu hút, tuyển dụng, hội nhập và cộng tác. Trong đó danh tiếng doanh nghiệp là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhằm thu hút người giỏi từ bên ngoài vào đồng thời cũng giữ được người giỏi bên trong. Doanh nghiệp đôi khi mất người giỏi ngay trong lần tuyển dụng đầu tiên do họ thiếu tính chuyên nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều đợi đến khi nhân viên nộp đơn xin nghỉ thì lúc đó họ mới tìm cách níu chân, trong khi việc giữ người đúng phải bắt đầu ngay từ lúc nhân viên “bước vào cửa”, doanh nghiệp phải tìm cách hướng dẫn chi nhân viên mới hội nhập nhanh chóng.
Trong quá trình công tác, doanh nghiệp luôn minh bạch, nhất quán trong chính sách nhân sự, công bằng trong đánh giá năng lực, cơ hội phát triển như nhau, công việc thu hút và quan hệ làm việc tích cực.
b. Những tiêu chí định tính và định lượng giúp doanh nghiệp nhân diện ra nhân viên giỏi cần giữ
- Các tiêu chí định tính:
Luôn hoàn thành xuất sắc mục tiêu công việc
Đảm trách công việc đòi hỏi kỹ năng, kiến thức thị trường lao động Thành quả cá nhân đóng góp vào thành quả của doanh nghiệp Không ngừng cải tiến hiệu quả làm việc
Tâm huyết với sự phát triển của doanh nghiệp -Các tiêu chí định lượng:
Năng lực, thành tích chính là cơ sở để xác định nhân viên giỏi trong doanh nghiệp.
Một điểm lưu ý là không phải lúc nào doanh nghiệp cũng phải giữ tất cả những nhân viên giỏi sau khi được xác định mà là theo thứ tự ưu tiên.
c. Những yếu tố quyết định để giữ nhân viên giỏi
- Yếu tố tạo nguồn: bao gồm thu hút và tuyển dụng
- Yếu tố động viên: bao gồm khen thưởng, đào tạo và kèm cặp, tạo sức hút công việc và văn hoá doanh nghiệp.
(Nguồn: hội thảo “làm thế nào để giữ được nhân viên giỏi” -Provided by Business Edge Viet Nam)