6. Nội dung nghiên cứu:
2.2.2. Về chất lượng nguồn nhân lực:
2.2.2.1. Về thể lực
Xuất phát từ nhu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp chế biến lương thực phải đảm bảo đáp ứng tốt về mặt thể lực, có sức chịu đựng dẻo dai trong điều kiện sản xuất liên tục, kéo dài với yêu cầu đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các doanh nghiệp chế biến lương thực cần xây dựng những tiêu chuẩn về mặt thể lực phù hợp với ngành nghề hoạt động kinh doanh của mình: như ban hành quy chế tuyển dụng, có những phong trào vui chơi tập thể khuyến khích nhân viên đặc biệt là cán bộ quản lý tham gia các hoạt động thể thao. Từ kết quả phân tích, có thể thấy các doanh nghiệp rất chú trọng đến thể lực của cán bộ quản lý và thường có các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao với các đơn vị cũng như trong doanh nghiệp nhằm tạo cơ hội giao lưu cho cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Từ đó tạo động lực cho hoàn thành tốt công việc mình phụ trách.
2.2.2.2. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải luôn được quan tâm hàng đầu, đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc và kết quả kinh doanh. Qua kết quả phân tích cho thấy, cán bộ quản lý chưa quan tâm nhiều đến việc phù hợp giữa công việc được giao với chuyên ngành được đào tạo. Chỉ có 5,6% cán bộ quản lý rất quan tâm
đến mức độ phù hợp giữa công việc và chuyên ngành đào tạo, kế đến mức độ quan tâm thấp hơn chiếm 19,4%, tiếp theo cán bộ quản lý xem mức độ phù hợp giữa công việc và chuyên ngành đào tạo ở mức bình thường chiếm 16,7% và cuối cùng các đối tượng rất ít quan tâm và không quan tâm đến sự phù hợp giữa công việc và chuyên ngành đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao đạt 58,3% tổng số người trả lời (xem Bảng 2.9).
Nguyên nhân là do cán bộ quản lý thường được đảm đương nhiều vị trí khác nhau và nếu có khả năng làm tốt được công việc sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc. Do đó phần lớn cán bộ quản lý quan tâm đến hiệu quả làm việc của nhân viên hơn là trình độ chuyên môn của họ. Tuy nhiên, vẫn có một số cán bộ quản lý rất quan tâm đến sự phù hợp giữa công việc và chuyên ngành được đào tạo nhằm giúp cho nhân viên được làm việc đúng khả năng sở trường của bản thân.
Bảng 2.9: Công việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo
Mức độ quan tâm Tần số Phần trăm (%)
Quan tâm nhất 2 5,6
Quan tâm nhì 7 19,4
Quan tâm thường 6 16,7
Ít quan tâm 8 22,2
Rất ít quan tâm 4 11,1
Bình thường 6 16,7
Không quan tâm 3 8,3
Tổng cộng 36 100,0
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 11 năm 2011)
5.6 19.4 16.7 22.2 11.1 16.7 8.3 0 5 10 15 20 25 Quan tâm nhất
Quan tâm nhì Quan tâm thường
Ít quan tâm Rất ít quan tâm
Bình thường Không quan tâm
Mặt khác, để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên thì các cán bộ quản lý thường xuyên cho nhân viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Thông qua các lớp này sẽ giúp các nhân viên có thêm kiến thức phục vụ quá trình công tác, mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Kết quả điều tra cho thấy, có đến 88,9% ý kiến của doanh nghiệp cho rằng họ sẵn sàng cho nhân viên tham gia các lớp đào tạo. Như vậy, vấn đề ở đây là bản thân mỗi cá nhân có đủ năng lực và trình độ tham gia vào các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn hay không? Các doanh nghiệp chế biến lương thực nhận thấy được sự hạn chế về trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý nên đã tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các chương trình đào tạo. Tuy nhiên, do phải đảm nhận nhiều công việc của doanh nghiệp cũng như hạn chế về trình độ chuyên môn dẫn đến chỉ số ít cán bộ quản lý tham gia các chương trình đào tạo nâng cao trình đô chuyên môn.
Bảng 2.10: Sẵn sàng cho nhân viên tham gia chương trình đào tạo
Tần số Phần trăm (%)
Có 32 88,9
Không 4 11,1
Tổng cộng 36 100,0
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 11 năm 2011)
2.2.2.3. Cán bộ quản lý gắn bó lâu dài với công ty
Qua điều tra cho thấy, doanh nghiệp luôn xem trọng nguyện vọng gắn bó lâu dài của cán bộ quản lý với đơn vị trong quá trình làm việc nhằm duy trì tính ổn định của doanh nghiệp, có đến 41,7% ý kiến của doanh nghiệp đồng ý với điều này, kế đến có 13,9% doanh nghiệp quan tâm ở mức thấp hơn, còn ở mức quan tâm thường chỉ chiếm 8,3% ý kiến của doanh nghiệp. Có gắn bó lâu dài với công ty thì nhân viên mới hết lòng phục vụ, an tâm công tác, hiệu quả công việc sẽ đảm bảo và ngược lại.
Tuy nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến nguyện vọng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, tỷ lệ này chiếm 22,1% và cuối cùng có đến 13,9% doanh nghiệp có ý kiến không quan tâm đến nguyện vọng gắn bó lâu dài với công ty của cán bộ quản lý. Điều này dẫn đến việc nhiều cán bộ quản lý có năng lực sẽ tìm những công ty có điều kiện tốt và nhiều chính sách ưu đãi để làm việc gây ra sự thiếu hụt nguồn nhân lực quản lý chất lượng cao cho các doanh nghiệp.
Bảng 2.11: Mức độ quan tâm đến nguyện vọng gắn bó lâu dài với công ty của cán bộ quản lý:
Mức độ quan tâm Tần số Phần trăm (%)
Quan tâm nhất 15 41,7
Quan tâm nhì 5 13,9
Quan tâm thường 3 8,3
Ít quan tâm 3 8,3
Rất ít quan tâm 2 5,6
Bình thường 3 8,3
Không quan tâm 5 13,9
Tổng cộng 36 100,0
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 11 năm 2011)
41.7 13.9 8.3 8.3 5.6 8.3 13.9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Quan tâm nhất
Quan tâm nhì Quan tâm thường
Ít quan tâm Rất ít quan tâm
Bình thường Không quan tâm
Hình 2.10: Mức độ quan tâm đối với nguyện vọng gắn bó lâu dài với công ty của cán bộ quản lý
Bên cạnh đó, tác phong làm việc của cán bộ quản lý cũng luôn được chú trọng trong quá trình làm việc trong doanh nghiệp, những người có tác phong làm việc nghiêm túc, kỷ luật và năng động sẽ tạo được sự tin tưởng của cấp trên và sự tôn trọng của cấp dưới. Từ kết quả phân tích trình bày ở Bảng 2.12 cho thấy rằng, có đến 65,9% (cả 2 số liệu quan tâm nhất và quan tâm nhì) ý kiến đồng ý là rất quan tâm đến tác phong làm việc của cán bộ quản lý, vì đây là một trong những yếu tố giúp cho hoạt động của doanh nghiệp được hiệu quả, chỉ khi cán bộ quản lý được tin tưởng và tôn trọng thì những quyết định của họ sẽ được nhân viên thực hiện nghiêm túc, từ đó giúp cho các khâu trong hoạt động sản xuất được vận hành thông suốt góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến tác phong làm việc của cán bộ quản lý. Trong đó doanh nghiệp rất ít quan tâm đến vấn đề này chiếm 14,1% ý kiến trả lời, doanh nghiệp xem tác phong làm việc của cán bộ quản lý là bình thường chiếm đến 10,6% ý kiến trả lời và cuối cùng có 4,7% ý kiến trả lời doanh nghiệp không quan tâm đến tác phong làm việc của cán bộ quản lý. Điều này giúp cho cán bộ quản lý được tự do hơn trong công việc. Tuy nhiên, có thể dẫn đến tình trạng buông lỏng trong công việc gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng 2.12: Tác phong chuyên nghiệp
Mức độ quan tâm Tần số Phần trăm (%)
Quan tâm nhất 3 7,1
Quan tâm nhì 19 58,8
Quan tâm thường 2 4,7
Ít quan tâm 4 9,4
Rất ít quan tâm 2 4,7
Bình thường 6 10,6
Không quan tâm 2 4,7
Tổng cộng 36 100,0
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 11 năm 2011)
7.1 58.8 4.7 9.4 4.7 10.6 4.7 0 10 20 30 40 50 60 70 Quan tâm nhất
Quan tâm nhì Quan tâm thường
Ít quan tâm Rất ít quan tâm
Bình thường Không quan tâm
2.2.2.4. Về chất lượng công việc của nguồn nhân lực quản lý
Nhìn chung, khi đánh giá chất lượng của cán bộ quản lý đang làm việc tại doanh nghiệp, kết quả rất khả quan: tỷ lệ lao động khá chiếm cao nhất đạt 30,6%, kế đến tỷ lệ lao động được đánh giá khá giỏi chiếm 27,8% tổng số ý kiến trả lời, đặc biệt lực lượng lao động giỏi của các doanh nghiệp chiếm 8,3%. Tuy nhiên, vẫn còn một số lao động chỉ được đánh giá ở mức trung bình và trung bình khá chiếm tỷ lệ 19,4% và 13,9%, cụ thể như sau:
Bảng 2.13: Đánh giá chung về chất lượng công việc của cán bộ quản lý
Mức độ quan tâm Tần số Phần trăm (%)
Trung bình 7 19,4 Trung bình khá 5 13,9 Khá 11 30,6 Khá giỏi 10 27,8 Giỏi 3 8,3 Tổng cộng 36 100,0
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 11 năm 2011)
8.3 27.8 30.6 13.9 19.4 0 5 10 15 20 25 30 35
Trung bình Trung bình khá Khá Khá giỏi Giỏi
Hình 2.12: Biểu đồ đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ quản lý
Từ kết quả trên cho thấy, hiện nay mặc dù trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý chưa cao nhưng với kinh nghiệm làm việc lâu năm giúp cho cán bộ quản lý làm khá tốt công việc được giao, thể hiện qua sự đánh giá của các doanh nghiệp trong đó lực lượng cán bộ quản lý được đánh giá khá - giỏi chiếm đến 58,1%, điều này có tác động rất tích cực đến công việc, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh
2.2.2.5. Mức độ hài lòng đối với cán bộ quản lý
Trong bất kỳ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào, sự hài lòng hay không hài lòng giữa những người trong doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đến việc duy trì nguồn nhân lực. Vì thế, để biết được mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với cán bộ quản lý trong quá trình làm việc ta xem kết quả điều tra trình bày ở Bảng 2.14 như sau:
Bảng 2.14: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp với cán bộ quản lý
Mức độ Tần số Phần trăm (%)
Hơi hài lòng 10 27,8
Hài lòng 19 52,8
Rất hài lòng 7 19,4
Tổng cộng 36 100,0
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 11 năm 2011)
Mức độ hài lòng đối với cán bộ quản lý
19,4 52,8 27,8 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%
Hơi hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Hình 2.13: Mức độ hài lòng đối với cán bộ quản lý
Kết quả điều tra cho thấy, yếu tố hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất 52,8%, đứng thứ 2 là yếu tố hơi hài lòng chiếm 27,8% và yếu tố rất hài lòng chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ đạt 19,4%. Từ kết quả trên chứng tỏ rằng nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp chưa được các doanh nghiệp hài lòng một cách tuyệt đối, nguyên nhân chính là do phần lớn cán bộ quản lý vẫn còn hạn chế về kỹ năng và trình độ chuyên môn, nên chưa đáp ứng tốt được yêu cầu của các doanh nghiệp.
Đó là một trong những khó khăn lớn trong việc sử dụng nguồn lao động nói chung và lực lượng cán bộ quản lý nói riêng tại các doanh nghiệp chế biến lương thực hiện nay. Để khắc phục khó khăn này thì bản thân mỗi cán bộ quản lý cũng như nhân viên cần phải rèn luyện các kỹ năng, trình độ chuyên môn được học ở nhà trường và tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn kết hợp với kinh nghiệm thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp.