6. Nội dung nghiên cứu:
2.1.1. Tổng quan về các doanh nghiệp chế biến lương thực trên địa bàn
2.1. Tổng quan về sự phát triển nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp chế biến lương thực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nghiệp chế biến lương thực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
2.1.1. Tổng quan về các doanh nghiệp chế biến lương thực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tỉnh Hậu Giang
2.1.1.1 Những lợi thế và thách thức với sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến lương thực
Đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích khoảng 3,96 triệu ha chiếm 12% diện tích tự nhiên cả nước. Riêng diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 3,21 triệu ha. Trong đó đất trồng lúa chiếm 1,85 triệu ha, toàn vùng sản xuất hơn 50% tổng sản lượng lương thực và đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu trong toàn quốc, năng suất sản lượng lương thực mỗi năm đều tăng, riêng trong năm 2008 đạt trên 38 triệu tấn. Về xuất khẩu gạo, cũng tương tự mỗi năm đều tăng trên 1 triệu tấn, năm 2008 xuất khẩu 5 triệu tấn, năm 2009 có khả năng xuất khẩu trên 6 triệu tấn gạo; thu ngoại tệ khoảng 1,5-2 tỉ USD/năm.
Nhờ vào lợi thế của điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây lúa, nên cây lúa ở ĐBSCL vừa là cây chủ lực vừa là cây an ninh lương thực của quốc gia và cung cấp lúa gạo cho thị trường thế giới. ĐBSCL có dân số hơn 18 triệu người, trong đó có gần 80% dân số ở nông thôn và làm nông nghiệp - chủ yếu là sản xuất lúa, ngoài ra còn lợi thế về thủy sản, trái cây. Hậu Giang là một trong những tỉnh nằm trong vùng ĐBSCL có điều kiện thiên nhiên, đất đai rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp trong đó chủ lực là sản xuất lúa.
Căn cứ Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 4 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính, trong đó có chia tách tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và thành lập tỉnh Hậu Giang.
Hình 2.1: Bản đồ Đồng bằng Sông Cửu Long (Map of the Mekong Delta)
Hậu Giang là đơn vị hành chính cấp tỉnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thuộc tiểu vùng Tây sông Hậu, diện tích 1.601 km2, dân số 802.799 người. Tỉnh nằm trong giới hạn 105o 19’ - 105o53’ kinh độ Đông và 9o34” - 9o59’ vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp với thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp với sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Nằm trung gian giữa châu thổ sông Hậu và vùng ven biển Đông, Hậu Giang là nhịp cầu nối giữa hệ thống sông Hậu (phía Đông) và sông Cái Lớn (phía Tây, Tây Nam).
Tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-2004. Khi mới chia tách, Hậu Giang có 6 đơn vị hành chính là thị xã Vị Thanh và các huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ và Vị Thuỷ. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Vị Thanh, nay là thành phố Vị Thanh.
Đến tháng 9/2005, thực hiện Nghị định số 98/2005/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Phụng Hiệp được tách làm 2 đơn vị hành chính: huyện Phụng Hiệp và thị xã Tân Hiệp (nay là thị xã Ngã Bảy). Từ đó đến nay, tỉnh có 7 đơn vị hành chính (01 thành phố; 01 thị xã và 5 huyện).
Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang
Tuyến giao thông đường bộ huyết mạch của tỉnh là Quốc lộ 1A và Quốc lộ 61. Ngoài ra, tỉnh còn có các tỉnh lộ nối liền các đơn vị hành chính như tỉnh lộ 927, 928, 931, 932 và các tuyến lộ nông thôn. Giao thông đường thuỷ đa dạng, sông Cái Lớn, kinh xáng Xà No, kinh xáng Lái Hiếu và nhiều kinh rạch chằng chịt, tạo nên một hệ thống giao thông khá thuận lợi cho tỉnh.
Địa hình khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL và có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Có thể chia làm 3 vùng như sau:
- Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc. Diện tích 19.200 ha, phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
- Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều. Diện tích khoảng 16.800 ha, phát triển mạnh cây lúa, có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.
- Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng. Phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía, khóm…).
Từ một địa phương mới tái lập, có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực phát huy tốt các nguồn lực, đổi mới công tác lãnh đạo, Hậu Giang đã có nhiều chính sách, chương trình đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, đầu tư phát triển theo chiều sâu, tập trung để tạo bước đột phá cho ngành nông nghiệp, đặc biệt hình thành những vùng nguyên liệu nông sản chủ lực, bao gồm: vùng lúa chất lượng cao xuất khẩu: 32.000 ha, vùng mía nguyên liệu: 13.000 ha,...
Hậu Giang nằm ở trung tâm của tiểu vùng tây nam sông Hậu, có nhiều đường sông và đường bộ đi qua, đặc biệt là Kinh xáng Xà No - Con đường lúa gạo Miền Hậu Giang. Theo các tư liệu xưa, đó là một dãy đất đồng bằng mênh mông ở về phía hữu ngạn con Sông Hậu, chạy dài đến chót mũi Cà Mau. Với diện tích khoảng 2 triệu ha, chiếm 1/3 toàn Nam Kỳ, miền Hậu Giang có thể chia làm 2 khu vực địa lý: Một là dãy đất phù sa cao ráo từ Châu Đốc đến Long Xuyên và phần lớn địa hạt Cần Thơ cùng với Sóc Trăng. Hai là dãy đất trũng, phèn, mặn ảnh hưởng thủy triều vùng biển Xiêm La, thuộc phần đất Rạch Giá, một phần Cần Thơ và phần lớn diện tích vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu và bán đảo Cà Mau. Tỉnh Hậu Giang nằm trong địa bàn này. Tỉnh Hậu Giang được xem như một trung tâm của tiểu vùng, bởi vị trí địa lý chính giữa, cũng là địa bàn ôm gọn con kinh xáng Xà No, một công trình thủy nông và thủy lộ chiến lược tác động đến cả tiểu vùng, là một trong các kinh đầu tiên được đào bằng xáng ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX.
Ngày nay, vị thế của kinh xáng Xà No càng được khẳng định, bởi sự gắn kết với nhiều dự án công trình phát triển Tiểu vùng Tây sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Tất cả cho thấy một cách rõ nét: tính tất yếu về vai trò quan trọng của kinh xáng Xà No trong quá trình hình thành và phát triển miền Hậu Giang - Tiểu vùng Tây sông Hậu. Vị trí được khẳng định, vị thế kinh xáng Xà No ngày càng nâng lên. Có người gọi kinh xáng Xà No là “đường thuỷ chiến lược” là “quốc lộ trên sông” - nhưng trên hết, kinh xáng Xà No là “Con đường lúa gạo miền Hậu Giang” [6]
Về tình hình kinh tế của Hậu Giang, tốc độ tăng trưởng kinh tế (VA) bình quân 5 năm đạt 12,44%/năm; trong đó, khu vực I (nông nghiệp - thủy sản - lâm nghiệp) tăng 4,07%; khu vực II (công nghiệp - xây dựng) tăng 16,85%; khu vực III (các ngành dịch vụ) tăng 18,84%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 là 860 USD, tốc độ tăng bình quân 15,35%/năm, tăng gấp 2,12 lần so năm 2005; cơ cấu ngành kinh tế đến cuối năm 2010: Tiếp tục chuyển dịch đúng hướng tăng tỷ trọng khu vực II và III, giảm tương đối tỷ trọng khu vực I. Tỷ trọng khu vực I là 34,06%, tỷ trọng khu vực II là 30,52%, tỷ trọng khu vực III là 35,42%.
Khu vực II 30,5% Khu vực I 34,1% Khu vực III 35,4%
Bảng 2.1. Sản lượng lúa hàng hóa bình quân qua các năm trong giai đoạn 2006-2011 Năm DT, SL 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Diện tích (ha) 227.076 189.227 202.808 191.199 210.671 212.738 Sản lượng lúa hàng hóa (tấn) 1.062.846 865.104 1.020.503 993.802 1.090.131 1.128.496
(Nguồn: theo số liệu báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang)
0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Diện tích (ha) Sản lượng lúa hàng hóa (tấn)
Hình 2.4: Biểu đồ diện tích, sản lượng lúa hàng hóa tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2006-2011
Qua số liệu trên cho thấy sản lượng lúa hàng hóa tỉnh Hậu Giang là rất lớn, sản lượng bình quân hàng năm trên 01 triệu tấn. Đây là lợi thế cho các doanh nghiệp chế biến lương thực trên địa bàn. Ngoài ra, tỉnh có đông đảo lực lượng lao động nông thôn và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh mặc dù dồi dào về số lượng nhưng chất lượng còn nhiều hạn chế, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp trên địa bàn còn nhiều hạn chế về khả năng quản lý cũng như hoạch định chính sách kinh doanh dài hạn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến lương thực của tỉnh.
Do là tỉnh mới chia tách, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, trong thời gian qua tỉnh đã có nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực và giữ chân nhân tài ở lại phục vụ đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với những tỉnh, thành có điều kiện phát triển kinh tế để thu hút nguồn nhân lực, mà đặc biệt là nguồn nhân lực quản lý trong sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp.
Cùng với việc sản xuất lúa, vấn đề chế biến cũng có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần vào việc đẩy mạnh năng lực xuất khẩu của vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng. Trong đó các doanh nghiệp chế biến lương thực góp phần không nhỏ trong việc tiêu thụ lúa hàng hoá cho nông dân trong toàn vùng.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc canh trạnh giữa các doanh nghiệp với nhau là điều không thể trách khỏi và ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lương thực trên địa bàn tỉnh cũng như trong vùng sẽ ngày càng gia tăng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn như cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó, vai trò của nguồn nhân lực quản lý trong mỗi doanh nghiệp cần phải được đặc biệt chú trọng, vì đây là lực lượng ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp trong việc quản lý nguồn nhân lực, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng, hoạch định chính sách kinh doanh của doanh nghiệp, kêu gọi đầu tư thu hút nguồn vốn sản xuất cho doanh nghiệp. Bên cạnh vai trò của nguồn nhân lực quản lý đối với sự phát triển của doanh nghiệp, việc đổi mới công nghệ trong chế biến lương thực là hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng tầm thương hiệu của các doanh nghiệp chế biến lương thực đối với thị trường thế giới cũng như thị trường trong nước.
Với xu thế hiện nay, các doanh nghiệp chế biến lương thực không ngừng đổi mới công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Hậu Giang với cây lúa là cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp chế biến lương thực nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lúa cho nông dân. Do là tỉnh mới chia tách, điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến lương thực.
Trước sức ép cạnh tranh ngày một lớn của các doanh nghiệp trong vùng trong việc tiêu thụ lúa cho nông dân cũng như chế biến gạo xuất khẩu, doanh nghiệp chế biến lương thực trên địa bàn tỉnh cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ và đặc biệt là cần có những chính sách dài hạn nhằm đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ quản lý hiện có, tạo điều kiện nâng cao kỹ năng quản lý, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý gắn với chiến lược thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.1.2. Tổng quan về các doanh nghiệp chế biến lương thực trên địa bàn tỉnh Bảng 2.2 Đặc điểm tình hình các doanh nghiệp chế biến lương thực trên địa bàn tỉnh
Năm Tổng số 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số lượng Doanh nghiệp 55 61 62 65 67 69 Công suất (tấn/giờ) 430 480 490 550 610 670 Kho chứa (ngàn tấn) 105 130 135 170 190 250 Số lao động (người) 1900 2050 2100 2270 2380 2500
(Nguồn: theo số liệu báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang)
Hậu Giang với những lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đặc biệt nghề trồng lúa. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh hết sức quan tâm đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân, tình hình sản xuất nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến nâng cao được hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân trong đó hoạt động canh tác lúa đã có những bước tiến nhất định với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến như cánh đồng mẫu lớn, VietGAP,…Song song, việc tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân là khâu hết sức cần thiết đối với hoạt động sản xuất của nông dân nhằm góp phần hạn chế tình trạng được mùa rớt giá, từ đó giúp tăng thu nhập cho nông dân, tạo động lực mạnh mẽ cho hoạt động sản xuất lúa. Trong đó, vai trò của các doanh nghiệp chế biến lương thực là hết sức quan trọng nhằm làm giảm thất thoát sau thu hoạch và nâng cao được chất lượng gạo hàng hóa từ đó nâng cao được giá trị hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Trong giai đoạn từ 2006 đến 2011 cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh, số lượng các doanh nghiệp chế biến lương thực không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2006 trên địa bàn tỉnh có 55 doanh nghiệp với tổng công suất khoảng 430 tấn/giờ, kho chứa 105 nghìn tấn thì đến năm 2011 số lượng doanh nghiệp đã tăng lên 69 doanh nghiệp với công suất khoảng 670 tấn/giờ, kho chứa 250 nghìn tấn. Như vậy chỉ trong khoảng 06 năm số lượng doanh nghiệp chế biến đã tăng lên trên 12%, công suất và kho chứa tăng gần gấp đôi; đồng thời, cho thấy tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp chế biến lương thực trên địa bàn tỉnh là khá nhanh và ổn định tăng đều qua các năm, đặc biệt là những năm gần đây sự phát triển của doanh nghiệp có quy mô và công suất lớn.
Đạt được kết quả này, nguyên nhân là do nhà nước đã có nhiều chính sách thông thoáng khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân được xuất khẩu gạo, đây được xem là động lực để các chủ đầu tư có điều kiện đầu tư vào lĩnh vực chế biến lương thực và các doanh nghiệp có năng lực mở rộng sản xuất. Đồng thời, do hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm qua tăng trưởng khá nhanh đặc biệt là hoạt động sản xuất lúa và đây được xem là cây trồng chủ lực của địa phương, do đó tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến đầu tư sản xuất trên địa bàn tỉnh. Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp chế biến lương thực phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu này.
Trong điều kiện hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng ngày được nâng cao đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến lương thực phải không ngừng đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm có như vậy mới có thể cạnh tranh với các nước trên thị trường thế giới. Đây được xem là những nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc số lượng doanh nghiệp chế biến lương thực liên tục tăng qua các năm.
Bên cạnh việc đầu tư mở rộng sản xuất, các doanh nghiệp chế biến lương