Định hướng phát triển củaCông tyTNHH Hải Hồng trong thờigian tới

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh hải hồng (Trang 62)

Công ty Hải Hồng đề ra một số định hướng phát triển trong thời gian tới như sau:

 Phát triển công ty thành tổ hợp các nhà thầu, nhà đầu tư kinh doanh năng động góp phần xây dựng công ty thành một đơn vị lớn mạnh.

 Xây dựng môi trường pháp lý kiện toàn, điều tiết và thúc đẩy sự phát triển của công ty. Đào tạo bộ máy quản lý và nguồn nhân lực một cách hiệu quả.

 Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao, cải tiến năng suất nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh trên thị trường, hội nhập mạnh với các đơn vị xây lắp trong ngành xây dựng Việt Nam.

 Mở rộng hợp tác với các cá nhân trong nước cũng như đối với các tổ chức nước ngoài trong hoạt động đầu tư.

 Phát triển nâng cao chất lượng tư vấn, thiết kế công trình, quản lý dự án.

 Đổi mới thiết bị nâng cao công suất máy móc.

 Tập trung đầu tư với mục tiêu khai thác thêm giá trị từ hoạt động kinh doanh xây lắp hiện tại.

 Một số chiến lược chủ yếu trong hoạt động kinh doanh:

Thi công xây lắp: Liên tục có những giải pháp mang tính sáng tạo nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động sản xuất.

Sản xuất sản phẩm: Nghiên cứu đầu tư sản xuất các sản phẩm phục vụ cho lĩnh vực ngành nghề kinh doanh hiện nay của công ty.

Về con người: Đặt lên hàng đầu chính sách về con người. Luôn luôn thu hút, đào tạo sắp xếp các vị trí đảm bảo yêu cầu công việc. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trẻ có trình độ, chuyên nghiệp, tự tin trong quản lý điều hành, không ngừng học hỏi, tiếp cận khoa học tiên tiến, sẵn sàng đối mặt với những thách thức mới trong điều kiện đất nước đang trên đà đổi mới. Đảm bảo việc làm thường xuyên và ổn định cho người lao động, tiếp tục mở rộng kinh doanh để thu hút thêm lao động vào làm việc cho công ty. Phấn đấu thu nhập bình quân tăng từ 10% đến 15%.

Về thị trường: Đẩy mạnh tìm kiếm các công trình để nâng cao uy tín cũng như thương hiệu của công ty trong lĩnh vực xây lắp tại thị trường các tỉnh lân cận.

Thực hiện tốt chính sách phát triển cộng đồng và môi trường, đảm bảo sự phát triển môi trường bền vững.

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Hải Hồng

Để thực hiện được mục tiêu phát triển trong thời gian tới đòi hỏi tập thể cán bộ công nhân viên của công ty phải vô cùng cố gắng, nỗ lực. Ngoài ra trong quản lý sử dụng vốn tại công ty cũng cần phát huy những ưu điểm đồng thời khắc phục những hạn chế bởi đây là điều kiện vô cùng quan trọng giúp công ty có thể thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.

Trong quá trình phân tích thực trạng sử dụng vốn lưu động của công ty, thấy được những ưu, nhược điểm, tôi xin đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công tyTNHH Hải Hồng như sau:

3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động

Để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn lưu động, điều quan trọng đối với mỗi công ty là phải xác định được nhu cầu vốn lưu động tối thiểu. Tuy nhiên hiện nay phương pháp ước lượng nhu cầu của công ty đang thể hiện sai phạm qua từng năm, lượng chênh lệch vốn lưu động được tính toán và thực tế cao, đồng thời có xu hướng tăng. Công ty cần sử dụng phương pháp và hình thức tính toán khác xác định nhu cầu vốn lưu động sát với thực tiễn kinh doanh hơn, do đó sau đây em xin đề cử phương pháp dự đoán nhu cầu vốn bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu.

Phương pháp được tiến hành với 4 bước:

Bước 1:Tính số tiền các khoản mục chịu biến động trực tiếp và quan hệ chặt chẽ với doanh thu như: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và nợ phải trả;

Bước 2:Xác định tỷ lệ phần trăm của từng khoản mục này theo doanh thu năm

báo cáo;

Bước 3:Sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch; Dựa trên các bước cơ bản trên, chúng ta sẽ xác định lại cụ thể nhu cầu vốn lưu động cho Công ty TNHH Hải Hồng năm 2013 để xem với cách xác định này cùng với sự thay đổi thực tế của vốn lưu động năm 2013 của công ty chênh lệch nhau nhiều hay ít. Hay nói cách khác để xem công ty có bổ sung hợp lý vốn lưu động năm 2013 hay không.

Ta có doanh thu thuần của năm 2012 là 11.053.620.500 đồng nên tỷ lệ phần trăm các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu năm 2012 là:

Bảng 3.1. Tỷ lệ các khoản mục có quan hệ với doanh thu năm 2013

STT Tài khoản Số tiền (đồng) doanh thu (%) Tỷ lệ trên

1. Tiền và các khoản

tương đương tiền 2.026.879.000 18,34 2. Các khoản phải thu 1.846.584.620 16,71 3. Hàng tồn kho 2.341.370.031 21,18 4. Nợ phải trả 2.850.880.678 25,79

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Hải Hồng năm 2011, 2012, 2013)

Theo bản kế hoạch thu – chi của năm 2012 (doanh thu năm 2013 sẽ tăng 25% so với năm 2012), như vậy doanh thu năm 2013 sẽ khoảng 15 tỷ đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 3.1, ta thấy: Để tăng thêm 1 đồng doanh thu thuần thì cần phải tăng 0,56 đồng vốn lưu động. Và cứ 1 đồng doanh thu thuần tăng lên thì các khoản nợ ngắn hạn phát sinh 0,26 đồng. Như vậy để tăng 1 đồng doanh thu thì công ty cần tăng vốn lưu động là:

0,56 - 0,26 = 0,3 (đồng)

Và như vậy, để doanh thu năm 2013 đạt 13 tỷ đồng thì công ty cần bổ sung thêm một lượng vốn lưu động là:

(15.000.000.000 - 11.053.620.500) x 0,3= 1.183.913.850 (đồng) Vậy, theo dự tính nhu cầu vốn lưu động công ty năm 2013 là:

1.183.913.850 + 6.214.833.651 = 7.398.747.501 (đồng)

Chênh lệch với thực tế (7.383.372.055 đồng)là 15.375.446 đồng. So với cách tính trước của công ty thấp hơn nhưng lại cần khả năng ước lượng chính xác doanh thu của công ty.

3.2.2. Đảm bảo nguồn cung ứng nhu cầu vốn lưu động

Để có vốn lưu động đủ cho hoạt động kinh doanh các năm tới, công ty cần đảm bảo nguồn cung ứng nhu cầu vốn lưu động:

 Tìm kiếm các nhà đầu tư mới, những ngân hàng mới như ABBank, VPBank và thuyết phục họ cho vay dài hạn.

 Tiếp tục thuyết phục ngân hàng Agribank-Ngân hàng phát triển nông thôn, nhà đầu tư lớn nhất của công ty có thể cho vay vốn dài hạn và tăng lượng tiền vốn lưu động tạm thời lên.

lập kế hoạch phát triển dài hạn của công ty để thuyết phục nhà đầu tư tài trợ cho các hoạt động của công ty.

 Tự hoàn thiện các hoạt động của công ty, đồng thời thúc đẩy tên tuổi công ty để có thể thu hút được nhiều nhà tài trợ hơn.

 Tăng cường công tác chỉ đạo tổ chức xây dựng và giám sát công trình, cũng như xử lí nghiêm những trường hợp có vi phạm.

 Chú ý tới công tác tiếp thị đấu thầu và xây dựng mối quan hệ thị trường, mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Tìm kiếm và bổ sung công việc luôn là yêu cầu quan trọng trong sản xuất của công ty.

 Thực hiện những chương trình quảng bá như: Hải Hồng – xây nhà xây niềm tin, Công ty TNHH Hải Hồng – uy tín và trách nhiệm....

3.2.3. Quản lý kết cấu vốn lưu động

Công ty muốn sử dụng hiệu quả vốn lưu động ngoài dự toán chính xác nhu cầu còn cần quan tâm tới việc phân bổ hợp lý nguồn vốn này cho các khoản tài chính của công ty; do đó việc quản lý tốt kết cấu vốn lưu động là cần thiết.

Nhìn lại 3 năm qua, kết cấu vốn lưu động của công ty đang có sự biến động bất thường bởi các tài khoản cấu thành không ổn định qua các năm. Do đó để có thể quản lý tốt kết cấu vốn lưu động công ty cầnquản lý chặt chẽ hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả, các khoản thu, chi; đảm bảo khả năng thanh toán; đồng thời kết hợp với việc sử dụng vốn lưu động tiết kiệm và hiệu quả để góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

3.2.3.1.Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền

Qua phân tích tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Hải Hồng trong ba năm gần đây, ta thấy công tác quản trị vốn bằng tiền chưa được tốt khiến tài khoản tiền và các khoản tương đương tiền biến đồng bất thường. Do vậy, để khắc phục tình trạng này trong những năm tới, đồng thời nâng cao khả năng quản lý tiền và các khoản tương đương tiền công ty cần:

 Chủ động lập kế hoạch cân đối các khoản thu chi bằng tiền cho từng tháng, quý, năm trên cơ sở dự toán các khoản thu chi có khả năng phát sinh để từ đó công ty có thể thiết lập mức tồn quỹ tối thiểu trên cơ sở mức độ an toàn chi tiêu do ban lãnh đạo quyết định và phải luôn duy trì mức tồn quỹ xác định.

 Tiếp tục tăng lượng tiền gửi trong ngân hàng, đồng thời chuyển dần lượng tiền mặt tại công ty sang gửi ngân hàng, chỉ giữ lại một lượng tiền nhất định đủ để chi trả cho những phát sinh bất ngờ.

 Chuyển mọi hình thức thanh toán giữa nhà cung cấp và khách hàng từ tiền mặt qua chuyển khoản để dễ dàng nắm bắt được sự di chuyển luồng tiền trong công ty, đồng thời làm giảm lượng tiền mặt có tại công ty.

 Các chính sách quản lý tiền đề ra cần kết hợp với dự đoán hoạt động kinh doanh của nhiều năm và phải thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh. Tránh các chính sách này áp dụng chỉ hiệu quả tạm thời và tác động không tốt tới các năm tiếp theo.

3.2.3.2.Quản lý các khoản phải thu

Với chiến lược mạo hiểm với tài khoản các khoản phải thu, công ty đã thu về được nhiều thành tựu như tăng lượng khách hàng trong giai đoạn nghành bất động sản chưa có tiển triển tốt như hiện nay. Tuy nhiên, hệ quả kéo theo của chiến lược này đó chính là lượng vốn công ty bị khách hàng chiếm dụng tăng cao, để giảm lượng vốn bị chiếm dụng này công ty cần:

 Đề ra các giải pháp thu hồi nợ nhanh như chiết khấu thanh toán cho các khách hàng tất toán công trình sớm để thúc đẩy tốc độ thu hồi nợ:

 2net30: Tức là nếu khách hàng tất toán trong 30 ngày thì khách hàng được chiết khẩu 2% số nợ còn lại;

 3net7: Tức là nếu khách hàng tất toán trong 7 ngày thì khách hàng được chiết khẩu 3% số nợ còn lại.

 Hoàn thiện hợp đồng với khách hàng về việc thanh toán, chủ động đưa ra, thiết lập các khoản bồi thường đối với khách hàng trả chậm và khó đòi trong hợp đồng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Các khoản chiết khấu thanh toán sẽ được đưa vào hợp đồng, hợp thức hóa các chính sách của công ty;

 Đối với các khách hàng trả chậm sẽ có bảng bồi thường như sau:

Bảng 3.2. Các khoản bồi thường trong hợp đồng

Nhóm khách hàng Thời gian trả chậm Khoản bồi thường trả chậm

Nhóm 1 (dành cho các khách hàng

có lượng tiền nợ dư < 500 triệu) 15 ngày 2% khoản tiền nợ còn lại Nhóm 2 (dành cho các khách hàng

có lượng nơ dư <=2 tỷ) 15 ngày 3% khoản tiền nợ còn lại Nhóm 3 (dành cho các khách hàng

có nợ dư >2 tỷ) 10 ngày 2% khoản tiền nợ còn lại Với những khách hàng có khoản nợ cao thì rủi ro thu hồi nợ của công ty cũng

thời gian trả chậm quy định mà khách hàng vẫn chưa tất toán thì công ty sẽ cử nhân viên tới nói chuyện và đề ra một mức bỗi thường khác cao hơn.

Nếu khách hàng không hoàn trả sẽ bị kiện cáo theo quy pháp luật nghành xây dựng.

3.2.3.3.Quản lý hàng tồn kho

Hàng tồn kho và dự trữ chiếm tỷ trọng không nhỏ trong kết cấu vốn lưu động của công ty. Số lượng lớn hàng tồn kho không chỉ khiến các nhà quản trị công ty lo ngại về việc tồn đọng vốn mà còn quan ngại về chi phí lưu kho, vì vậy để giảm thiểu những lo ngại đó công ty cần thực hiện:

 Đối với công tác mua sắm vật tư, trước tiên cần căn cứ vào năng lực kinh doanh của công ty để xác định đúng lượng vật tư, hàng hóa cần mua trong kỳ, không nên cùng một lúc dự trữ quá nhiều vật tư, hàng hóa trong kho. Công ty nên tiến hành nhập nguyên vật liệu, hàng hóa làm nhiều lần với khối lượng vừa phải mỗi lần để tránh hiện tượng ứ đọng vốn. Riêng đối với các loại hàng hóa còn tồn khá nhiều trong kho công ty cần giảm thiểu số lần đặt hàng và số lượng các loại vật tư, hàng hóa trong mỗi đơn đặt hàng để có thể giảm dần tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản lưu động. Đồng thời cần có biện pháp thúc đẩy nhanh quá trình thi công để nhằm tiêu thụ bớt nguyên vật liệu tồn trong kho.

 Công ty cần thường xuyên tiến hành kiểm kê hàng tồn kho nhằm phát hiện những loại nguyên vật liệu giảm chất lượng do tồn trong kho lâu ngày để có biện pháp thanh lý kịp thời nhằm thu hồi vốn lưu động.

 Công ty nên tiến hành trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, điều này sẽ giúp công ty có nguồn tài chính cần thiết để bù đắp thiệt hại trong trường hợp hàng tồn kho bị giảm giá.

 Để thực hiện một cách có hiệu quả các giải pháp trên đòi hỏi nhà quản lý phải nắm bắt được đặc điểm của từng loại nguyên vât liệu của công ty mình cũng như sự biến động của hàng hóa, vật tư trên thị trường để từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

Để làm được điều trên Công ty TNHH Hải Hồng nên áp dụng mô hình quản lý hàng tồn kho ABC, mô hình này còn rất phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của công ty. Tiêu chuẩn để xếp loại các mặt hàng là:

 Nhóm A: Bao gồm các loại mặt hàng có giá trị từ 60 – 80% tổng giá trị hàng tồn kho nhưng số lượng chỉ chiếm 15 – 20% tổng số hàng trong kho;

 Nhóm B: Gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 25 – 30% tổng giá trị hàng tồn kho nhưng số lượng chỉ chiếm 30 – 50% tổng số hàng tồn kho;

 Nhóm C: Là những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, giá trị này chỉ chiếm 5 – 10% tổng giá trị hàng tồn kho. Tuy nhiên số lượng lại chiếm 30 – 55% tổng số hàng tồn kho.

Bảng 3.3. phân loại hàng tồn kho trong Công ty TNHH Hải Hồng

Loại hàng hóa Tỷ trọng số lượng (%) Tỷ trọng giá trị (%) Loại

Nguyên vật liệu điện dân dụng 20 60 A Nguyên vật liệu xây dựng cơ bản 50 32 B

Thiết bị xây dựng cơ bản 30 8 C

Tổng 100 100

Có thể thấy nhóm A bao gồm các mặt hàng là điện dân dụng, đây là nhóm mặt hàng rất dễ bị giảm chất lượng dẫn đến giảm giá trị nếu để ngoài trời và không có biện pháp bảo quản tốt như để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh chuột và công trùng. Vì vậy mà nhóm hàng này cần quan tầm và quản lý cẩn thận.

Ngoài ra qua mô hình ABC có thể thấy được nên đầu tư trọng tâm vào mặt hàng A nhiều hơn do giá trị đem lại cao hơn. Do đó công ty cần phải dành các nguồn tiềm lực để mua hàng nhóm A so với nhóm B và C. Đối với nhóm A công ty nên thực hiện thường xuyên kiểm toán mỗi tháng 1 lần.

Nếu giả sử công ty có 100.000 sản phẩm A. Như vậy, có thể tính toán được lượng hàng phải kiểm toán mỗi ngày là bao nhiêu được thực hiện trong bảng sau:

Bảng 3.4. Kế hoạch quản lý hàng tồn kho

Nhóm hàng Số lượng Chu kì kiểm toán Lượng hàng phải kiểm toán mỗi ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A 100.000 Mỗi tháng (20 ngày) 5.000 sản phẩm/ngày Bảng kế hoạch quản lý hàng tồn kho này giúp các báo cáo tồn kho được chính xác, tránh nhầm lẫn do nhân viên thường xuyên thực hiện các chu kì kiểm toán của từng nhóm hàng. Có thể áp dụng các dự bào khác nhau theo mức độ quan trọng của các nhóm hàng khác nhau.

3.2.4. Kiểm soát sự vận động và luân chuyển của vốn lưu động

Thường xuyên giám sát, kiểm tra chặt chẽ sự vận động và luân chuyển của vốn lưu động. Phát hiện và xác định một cách kịp thời những tồn tại và vướng mắc làm chậm tốc đô luân chuyển của vốn lưu động, từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp với diễn biến thực tế.

Ngoài ra tăng cường tốc độ luân chuyển vốn lưu động bằng cách rút ngắn thời gian một vòng quay và đảm bảo doanh thu tiêu thụ cao nhất trong mỗi vòng. Để làm được điều đó công ty cần giảm tổng vốn lưu động trong kỳ hay tăng doanh thu tiêu thụ trong kỳ hoặc cả hai.

Như vậy, ví dụ với năm 2014 ta có thể:

 Kế hoạch hóa việc sử dụng vốn lưu động

 Trước tiên muốn lên kế hoạch hóa sử dụng vốn lưu động ta cần cân đối nhu cầu vốn và xác định nguồn vốn vị thiếu hụt. Muốn cân đối nhu cầu vốn, Công ty TNHH Hải Hồng nhìn lại khoảng thời gian hoạt động trong năm 2013 rồi so sánh với

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh hải hồng (Trang 62)