Các chỉtiêu đánh giá hiệu quả sửdụngvốnlưuđộng của công tyTNHH Hả

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh hải hồng (Trang 43)

Hồng giai đoạn 2011 - 2013

Bảng 2.2. Chỉ tiêu tổng quát vốn lưu động của Công ty TNHH Hải Hồng giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

năm 2011 – 2012 năm 2012 – 2013 Chênh lệch

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

1. Tổng vốn lưu động Đồng 4.603.072.370 6.214.833.651 7.383.372.055 1.611.761.281 35,01 1.168.538.404 18,8 2. Lợi nhuận ròng Đồng 298.656.000 386.450.100 402.465.000 87.794.100 29,4 16.014.900 4,14 3. Doanh thu thuần Đồng 8.765.956.200 11.053.620.500 15.623.562.100 2.287.664.300 26,1 4.569.941.600 41,34 4. Khả năng sinh lời vốn

lưu động (=2/1*100) % 6,48 6,22 5,45 (0,26) (0,77)

5. Hiệu suất sử dụng

vốn lưu động (=3/1) Lần 1,9 1,78 2,12 (0,12) 0,34

6. Suất hao phí vốn lưu

động (=1/3) Lần 0,53 0,56 0,47 0,03 (0.09)

Khả năng sinh lời vốn lưu động:

Khả năng sinh lời là chỉ tiêu phản ánh sự đóng góp của vốn lưu động vào khả năng sinh lợi nhuận cho công ty, do đó qua bảng 2.3 ta có thể thấy năm 2011 khả năng sinh lời của Công ty TNHH Hải Hồng là 6,48% cho biết cứ 100 đồng vốn lưu động được bỏ ra công ty thu về 6,48 đồng lợi nhuận ròng.

Chỉ tiêu này của công ty có xu hướng giảm xuống qua năm 2012 và năm 2013, cụ thể khả năng sinh lời của năm 2012 là 6,22%tương ứng giảm 0,26% so với năm 2011,có nghĩa với 100 đồng vốn lưu động được bỏ ra chỉ còn thu về 6,22 đồng lợi nhuận ròng, tương đương giảm 0,26 đồng so với năm trước. Nguyên nhân do năm 2012 lượng nguyên, vật liệu nhập về tăng mạnh khiến vốn bỏ ra cho các công trình tăng nên lợi nhuận ròng năm 2012 chỉ tăng 87.794.100 đồng tương ứng tăng 29,4% so với năm 2011; trong khi đótổng vốn lưu động năm 2012 tăng đến35,01% so vớinăm 2011,tốc độ gia tăng vốn lưu động nhanh hơn lợi nhuận ròng5,61% nên khả năng sinh lời năm 2012 giảm.

Khả năng sinh lời của vốn lưu động năm 2013 giảm xuống còn 5,45%, tương ứng giảm 0,77% so với năm 2012, điều này có nghĩa là 100 đồng vốn lưu động của công ty bỏ ra chỉ còn thu về được 5,45 đồng lợi nhuận sau thuế tương đương giảm 0,77 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân xuất phát từ lượng vốn lưu động bỏ ra năm 2013 tăng 18,8% so với năm 2012 nhưng lợi nhuận ròng của doanh nghiệp chỉ tăng 4,14% so với năm 2012 do nền kinh tế ảnh hưởng tới giá hàng hóa dùng cho việc xây dựng tăng nên giá vốn hàng bán tăng nhiều làm tốc độ tăng của lợi nhuận ròng giảm mạnh hơn so với tốc độ tăng của năm trước, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp năm 2013 tăng ít hơn vốn lưu động tới 14,66% năm 2012 do đó khả năng sinh lời năm này giảm nhanh hơn so với năm 2012.

Chỉ tiêu khả năng sinh lời của công ty Hải Hồngqua 3 năm 2011, 2012, 2013 rất thấp, chứng tỏ đồng vốn công ty bỏ ra chưa được sử dụng hiệu quả. Ngoài ra, chỉ tiêu qua các năm đang có xu hướng giảm dần, các hoạt động kinh doanh đang tiêu quá nhiều vốn lưu động để thu về lợi nhuận nhưng kết quả năm sau lại không bằng năm trước. Điều này cho thấy các chiến lược kinh doanh hiện nay của công ty chưa tốt, cần thay đổi các bước đi tiếp theo để tăng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:

Nhìn chungcông ty Hải Hồng có khả năng thu về doanh thu tốt bởi chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động qua các năm đều lớn hơn 1. Tuy nhiên 3 năm gần đây chỉ tiêu này biến động trở lên thất thường.

Năm 2011, hiệu suất sử dụng vốn lưu động là 1,9 lần, có nghĩa 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu về 1,9 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2012, hiệu suất sử dụng vốn lưu động giảm 0,12 lần so với năm 2011 và chỉ còn 1,78 lần, tức là 1 đồng vốn lưu động bỏ ra năm 2012 chỉ còn thu về 1,78 đồng doanh thu thuần, ít hơn năm 2011 là 0,12

đồng do vốn lưu động bỏ ra trong năm tăng 35,01% so với năm 2011; ngoài ra năm 2012 do công ty áp dụng chính sách giảm lượng tiền ứng trước cho công trình khiến lượng khách hàng trong năm tăng lên khiến cho doanh thu thuần của công ty tăng 26,1% so với năm 2011. Tuy nhiên do tốc độ tăng tổng vốn lưu động nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần 8,91% khiến hiệu suất sử dụng vốn lưu động trong năm 2012 giảm.

Tuy nhiên đến năm 2013, vốn lưu động bỏ ra tăng 18,8% so với năm 2012 và doanh thu thuần tăng 41,34% so với năm 2012 bởi trong năm 2013 nền kinh tế có xu hướng tốt lên khiến tốc độ thu hồi nợ của khách hàng nhanh hơn, đồng thời lượng dự án nhận được trong năm nhiều khiến tốc độ gia tăng của doanh thu thuần tại năm 2013 nhanh hơn tốc độ tăngtổng vốn lưu động22,54%. Do đó năm 2013 hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng 0,34 lần so với năm 2012 hay nói cách khác 1 đồng vốn lưu động bỏ ra năm 2013 thu về được 2,12 đồng doanh thu thuần, tăng so với năm 2012 là 0,34 đồng.

Trong giai đoạn 2011 – 2013, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty đều lớn hơn 1, chứng tỏ vốn lưu động công ty bỏ ra đang được sử dụng hiệu quả trong việc thu được doanh thu thuần cao; đây là dấu hiệu tốt đối với công ty Hải Hồng. Tuy nhiên sự bất ổn trong những năm gần đây của chỉ tiêu này cho thấy công ty đang bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế hiện nay và các chính sách áp dụng vẫn chưa ổn định được doanh thu thu về. Công ty cần điều chỉnh lại các biện pháp, chính sách này để giúp doanh nghiệp ổn định lại chỉ tiêu để tăng tính chính xác cho việc dự báo doanh thu cho những năm tiếp theo.

Suất hao phí vốn lưu động:

Qua bảng 2.3, cho ta thấy chỉ tiêu suất hao phí vốn lưu động trong 3 năm gần đây đều có giá trị nhỏ hơn 1, điều này cho biết vốn lưu động trong giai đoạn này của Công ty TNHH Hải Hồng đang được sử dụng hiệu quả, vốn lưu động bỏ ra thấp mà thu về doanh thu cao, số vốn lưu động tiết kiệm được nhiều. Tuy nhiên trong bảng 2.3 còn thể hiệnsự biến động thất thường của chỉ tiêu suất hao phí vốn lưu động bởi suất hao phí vốn lưu động là chỉ tiêu ngược của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Cụ thể suất hao phí vốn lưu động năm 2011 là 0,53 lần, có nghĩa 1 đồng doanh thu thuần thu về cần bỏ ra 0,53 đồng vốn lưu động. Đến năm 2012 chỉ tiêu này tăng lên đến 0,56 lần, nhiều hơn năm 2011 là 0,03 lần, như vậy 1 đồng doanh thu thuần thu về năm 2012 cần 0,56 đồng vốn lưu động và tăng 0,03 đồng so với năm 2011. Năm 2013, suất hao phí vốn lưu động giảm xuống 0,47 lần, so với năm 2012 giảm 0,09 lần, đồng nghĩa với việc để thu về 1 đồng doanh thu thuần cần 0,47 đồng vốn lưu động tương ứng giảm 0,09 đồng so với năm 2012.

Sự bất ổn của chỉ tiêu khiến công ty khó có thể dự đoán nhu cầu vốn lưu động của các năm tiếp theo trở lên khó khăn hơn, vì vậy mà công ty Hải Hồng cần điều chỉnh sao cho chỉ tiêu này trở lên ổn định hơn.

38

Bảng 2.3. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty TNHH Hải Hồng giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

năm 2011 – 2012 năm 2012 – 2013 Chênh lệch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

1. Tổng vốn lưu động Đồng 4.603.072.370 6.214.833.651 7.383.372.055 1.611.761.281 35,01 1.168.538.404 18,8 2. Doanh thu tiêu thụ Đồng 8.765.956.200 11.053.620.500 15.623.562.100 2.287.664.300 26,1 4.569.941.600 41,34 3. Số vòng quay vốn lưu

động (= 2/1) Vòng 1,9 1,78 2,12 (0,12) 0,34

4. Thời gian 1 vòng quay

vốn lưu động (= 360/3) Ngày 190 202 170 12 (32)

5. Hệ số đảm nhiệm vốn

lưu động (=1/2) Lần 0,53 0,56 0,47 0,03 (0,09)

Số vòng quay vốn lưu động:

Bảng 2.4 cho ta thấy số vòng quay vốn lưu động trong 3 năm 2011, 2012, 2013 nhìn chung giao động xấp xỉ 2 vòng một năm, với doanh nghiệp xây dựng quy mô nhỏ như công ty Hải Hồng thì số vòng quay trong một năm như trên là thấp. Không những vậy mà chỉ tiêu này còn không ổn định qua các năm, năm 2011 vốn lưu động quay được 1,9 vòng; năm 2012 số vòng quay này giảm 0,12 vòng, vốn lưu động chỉ còn quay được 1,78 vòng; đến năm 2013 số vòng quay vốn lưu động tăng thêm 0,34 vòng, như vậy trong năm 2013 vốn lưu động của công ty quay được 2,12 vòng.

Nguyên nhân của sự biến động bất ổn trong giai đoạn này do năm 2012 công ty chỉ tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình mà không đầu tư vào các hoạt động đầu tư tài chính, lượng hàng hóa nhập kho công ty không trả trước thời gian thanh toán, công ty không phát sinh hoạt động thanh lý tài sản, đồng thời lượng vốn của công ty bị chiếm dụng bởi khách hàng nhiều nên không tham gia đầu tư trái phiếu. Tất cả điều này đã khiến công ty không có thu nhập khác và doanh thu hoạt động tài chính, tổng doanh thu tiêu thụ của công ty chỉ có doanh thu thuần. Như đã phân tích ở trên, năm 2012 do công ty áp dụng chính sách giảm lượng tiền ứng trước cho công trình khiến lượng khách hàng trong năm tăng lên khiến cho doanh thu thuần của công ty tăng với tốc độ 26,1% so với năm 2011, trong khi đó vốn lưu động lại tăng với tốc độ lớn hơn (tăng 35,01%) nên làm cho số vòng quay vốn lưu động năm 2012 giảm xuống.

Năm 2013 công ty vẫn không phát sinh các khoản thu tài chính và thu nhập khác nên tổng doanh thu tiêu thụ của công ty cũng chỉ có doanh thu thuần. Như đã phân tích ở trên, trong năm 2013 nền kinh tế có xu hướng tốt lên khiến tốc độ thu hồi nợ của khách hàng nhanh hơn, đồng thời lượng dự án nhận được trong năm nhiều khiến tốc độ gia tăng của doanh thu thuần tại năm 2013 tăng 41,34%, cao hơn tốc độ tăng của vốn lưu động (tăng 18,8%) nên làm cho số vòng quay vốn lưu động năm 2013 tăng 0,34 vòng so với năm 2012.

Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động của công ty cả 3 năm đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng qua các năm, cho thấy công ty sử dụng vốn lưu động ngày càng có hiệu quả hơn. Trong tương lai công ty cần tiếp tục phát huy, và có biện pháp để thúc đẩy tốc độ quay vòng vốn lưu động hơn nữa, góp phần nâng cao doanh thu cho công ty.

Thời gian quay vòng vốn lưu động:

Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 – 2013 số vốn lưu động bỏ ra và thu hồi về của công ty Hải Hồng có tốc độ chậm, trung bình hơn nửa năm số vốn lưu động bỏ ra có thể thu hồi về và tiếp tục tham gia đầu tư vào các dự án tiếp theo.Năm 2011, thời gian quay vòng vốn là 190 ngày, có nghĩa trong năm 2011 sau 190 ngày thì lượng vốn lưu

các hoạt động xây dựng khác.Năm 2012, thời gian quay vòng vốn là 202 ngày, tăng 12 ngày so với năm 2011 do số vòng quay vốn lưu động giảm 0,12 vòng so với năm 2011. Tức là trong năm 2012 sau 202 ngày lượng vốn lưu động bỏ ra có thể thu về và tiếp tục tham gia vào các dự án kế tiếp của năm.Năm 2013, thời gian quay vòng vốn là 170 ngày, giảm 32 ngày so với năm 2012 do số vòng quay vốn lưu động tăng 0,34 vòng so với năm 2012. Tức là trong năm 2013 sau 170 ngày lượng vốn lưu động bỏ ra có thể thu về và tiếp tục tham gia vào các dự án kế tiếp của năm.

Tóm lại, do sự ảnh hưởng của số vòng quay vốn lưu động mà thời gian thu hồi vốn lưu động cũng trở lên biến động thất thường.

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là hệ số đảo của chỉ tiêu số vòng luân chuyển, do đó chỉ tiêu số vòng luân chuyển vốn lưu động có biến động thất thường khiến hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cũng trở lên thất thường theo.

Năm 2011 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là 0,53 lần, có nghĩa là để đạt được 1 đồng tổng doanh thu tiêu thụ thì công ty cần bỏ ra 0,53 đồng vốn lưu động. Đến năm 2012, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là 0,56 lần, tăng 0,03 lần so với năm 2011, tức là để đạt được 1 đồngtổng doanh thu tiêu thụ thì năm 2012 công ty cần bỏ ra 0,56 đồng vốn lưu động. Sang năm 2013 thì hệ số này lại giảm 0,09 lần so với năm 2012 và để đạt được 1 đồngtổng doanh thu tiêu thụ công ty cần bỏ ra 0,47 đồng vốn lưu động.

Nguyên nhân của sự biến động trên xuất phát từ năm 2012 tổng vốn lưu động tăng 35,01%, trong khi tổng doanh thu tiêu thụ của công ty chỉ tăng 26,1%; tổng doanh thụ tiêu thụ tăng chậm hơn so với tổng vốn lưu động là 8,91% khiến hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2012 tăng 0,03 lần. Trái với năm 2012, năm 2013 tổng vốn lưu động tăng 18,8% chậm hơn so với tổng doanh thu tiêu thụ (tăng 41,34%) nên làm hệ số đảm nhiệm năm này giảm xuống.

Ngoài ra, chỉ tiêu này qua các năm đều thấp và nhỏ hơn 1, chứng tỏ lượng vốn lưu động bỏ ra đầu tư cho các dự án thi công thấp. Và trong 3 năm 2011, 2012, 2013 thì năm 2013 có hệ số đảm nhiệm vốn lưu động thấp nhất với 0,47 lần, cho thấy năm 2013 là năm có hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao nhất trong các năm nên những năm tiếp theo công ty cần giữ vững hiệu quả sử dụng này, đồng thời tiếp tục giảm lượng vốn lưu động bỏ ra.

2.2.2.3.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng từng bộ phận của vốn lưu động

Vòng quay các khoản phải thu

Qua bảng 2.5, ta có thể thấy khả năng quản lý các khoản phải thu của công ty Hải Hồng trong giai đoạn 2011 – 2013 không tốt khiến vòng quay các khoản phải thu thấp và biến động bất ổn.

Năm 2011 vòng quay các khoản phải thu là 14,56 vòng, đây là năm số lần chuyển đổi và thu hồi vốn nhiều nhất, tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp nhanh nhất trong 3 năm 2011, 2012, 2013 do trong năm này lượng tiền các khoản phải thu chỉ có 602.066.200 đồng, trong khi doanh thu thuần của công ty là 8.765.956.200 đồng, cao hơn rất nhiều so với tài khoản các khoản phải thu. Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ của công ty năm 2011 rất tốt, lượng vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng thấp, tăng cơ hội đầu tư từ các khoản nợ đã được thu hồi.

Năm 2012, tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp giảm mạnh, số vòng quay các khoản phải thu giảm 8,57 vòng, xuống chỉ còn 5,99 vòng do đây là năm đầu thực hiện chính sách giảm tiền tạm ứng nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng nên khả năng kiểm soát các khoản nợ chưa tốt khiến các khoản phải thu tăng 206,7% so với năm 2011; trong khi đó mặc dù doanh thuần có tăng 26,1% so với năm 2011 nhưng không đáng kể so với các khoản phải thu. Số vòng quay các khoản phải thu năm 2012 giảm so với năm 2011 cho thấy trong năm này các khoản phải thu thu hồi chậm hơn, vốn của công ty bị ứ đọng nhiều hơn trong khâu thanh toán.

Năm 2013, các khoản phải thu của Công ty TNHH Hải Hồng được quản lý chặt chẽ hơn, kiềm hãm lại tốc độ gia tăng tài khoản này nên trong năm các khoản phải thu chỉ tăng 43,89% so với năm 2013; đồng thời doanh thu của công ty được thúc đẩy do lượng công trình tăng cao nên doanh thu năm 2013 tăng 41,34% so với năm 2012, xấp xỉ gần bằng tốc độ của các khoản phải thu. Vì vậy, vòng quay các khoản phải thu năm này chỉ tăng nhẹ 0,58 vòng nên số vòng luân chuyển và thu hồi nợ năm 2013 là 6,57 vòng. Tại năm 2013 số vòng các khoản phải thu lại có xu hướng tăng so với năm 2012 cho thấy việc thu hồi các khoản phải thu của công ty lại có xu hướng tiến triển tốt, vốn của công ty ít bị chiếm dụng hơn so với năm 2012.

Tuy số vòng quay các khoản phải thu của công ty qua 3 năm đều cao nhưng 2 năm gần đây có xu hướng giảm, cho thấy hiệu quả thu hồi vốn lưu động từ các khoản nợ của công ty giảm sút nên công ty cần rút ra kinh nghiệm khi áp dụng chiến lược mới vào hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng tốc độ thu hồi nợ từ các khoản phải thu giảm mạnh như năm 2012; đồng thời những năm tiếp theo cần đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh hơn nữa để vốn lưu động thu hồi được nhanh chóng

42

Bảng 2.4. Hiệu quả sử dụng từng bộ phận của vốn lưu động của Công ty TNHH Hải Hồng giai đoạn 2011 – 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

năm 2011 – 2012 năm 2012 – 2013 Chênh lệch

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

1. Doanh thu thuần Đồng 8.765.956.200 11.053.620.500 15.623.562.100 2.287.664.300 26,1 4.569.941.600 41,34 2. Các khoản phải thu Đồng 602.066.200 1.846.584.620 2.656.961.552 1.244.518.420 206,7 810.376.932 43,89 3. Giá vốn hàng bán Đồng 7.890.336.200 9.763.693.704 14.134.227.968 1.873.357.504 23,74 4.370.534.264 44,76 4. Hàng tồn kho Đồng 1.635.560.170 2.341.370.031 2.348.301.280 705.809.861 43,15 6.931.249 0,3 5. Chi phí bán hàng, quản lý Đồng 402.562.000 681.945.195 834.210.812 279.383.195 69,4 152.265.617 22,33 6. Phải trả người bán Đồng 408.816.400 1.256.481.000 1.832.189.917 847.664.600 207,35 575.708.917 45,82 7. Lương, thưởng, thuế

phải trả Đồng 21.193.650 94.399.678 172.805.465 73.206.028 345,41 78.405.787 83,06 8. Vòng quay các khoản

phải thu (= 1/2) Vòng 14,56 5,99 6,57 (8,57) 0,58

9. Kì thu tiền bình quân

(= 360/9) Ngày 25 60 55 35 (5)

10. Vòng quay hàng tồn

kho (= 3/4) Vòng 4,82 4,17 6,02 (0,65) 1,85

11. Thời gian quay vòng

/hàng tồn kho (= 360/10) Ngày 75 86 60 11 (16)

12. Thời gian trả nợ

(= 360*[6+7]/[3+5]) Ngày 19 47 48 28 1

13. Thời gian quay vòng

tiền vốn (= 9+11+12) Ngày 119 193 163 74 (30)

Kì thu tiền bình quân

Kì thu tiền bình quân là chỉ tiêu nghịch đảo của vòng quay các khoản phải thu, do đó trong 3 năm 2011, 2012, 2013 thời gian thu nợ của công ty cũng biến động thất thường theo chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu.

Năm 2011 kì thu tiền bình quân của doanh nghiệp là 25 ngày, tức là trung bình các khoản nợ sẽ được công ty thu hồi sau 25 ngày và các khoản nợ này có thể tiếp tục tham gia vào các chu trình kinh doanh tiếp theo của doanh nghiệp. Do đặc điểm nghành xây dựng nên số tiền bỏ ra cho một công trình rất lớn nên việc thu hồi sau 25 ngày bàn giao là nhanh. Qua đây phản ánh chất lượng thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp năm 2011 rất tốt.

Năm 2012, số vòng quay các khoản phải thu giảm 8,57 vòng so với năm 2011 nên kì thu tiền bình quân của Công ty TNHH Hải Hồng tăng 35 ngày, tức là để có thể thu hồi các khoản phải thu thì trung bình sau 60 ngày công ty có thể được hoàn trả. Thời giam thu hồi nợ của công ty tăng nhanh do chính sách thu nợ mới được áp dụng, chưa kiểm soát được khiến thời gian thu nợ trung bình bị kéo dài.

Năm 2013, số vòng quay các khoản phải thu lại tăng 0,58 vòng so với năm 2012 nên kì thu tiền trung bình giảm 5 ngày so với năm 2012, có thể nói trong năm này cứ trung bình 55 ngày thì công ty có thể thu hồi được đủ các khoản phải thu. Thời gian thu nợ trung bình giảm do doanh nghiệp đã kiểm soát được các khoản phải thu trong năm 2013 và đây là dấu hiệu tốt trong việc quản lý các khoản nợ của công ty Hải Hồng cho các năm tiếp theo.

Qua 3 năm, chỉ tiêu này cho ta thấy khả năng quản lý, kiểm soát các khoản phải thu của công ty Hải Hồng chưa tốt, các nhà quản trị của công ty cần đưa ra các biện pháp thu hồi công nợ nhanh chóng nhằm giảm bớt vốn bị chiếm dụng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh hải hồng (Trang 43)