Hồng giai đoạn 2011 – 2013
2.2.1.1.Tình hình vốn lưu động tại Công ty TNHH Hải Hồng giai đoạn 2011 – 2013
Nhu cầu vốn lưu động:
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm về nhu cầu về vốn lưu động hàng năm nên công ty xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp gián tiếp, tức là chủ yếu dựa vào kết quả thống kê kinh doanh năm trước và kế hoạch đề ra cho năm sau. Từ đó dựa vào các biểu giá được cung cấp bởi bộ phận vật tư,bộ phận kinh doanh,bộ phận kế toán tài vụ sẽ lập kế hoạch cho nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch.
Năm 2012, 2013 phòng Tài chính tiến hành xác định nhu cầu vốn lưu động bằng phương pháp dựa vào số vốn lưu động bình quân năm 2011,2012. Từ đó, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012, 2013 là:
11.053.620.500
Nhu cầu vốn lưu động năm 2012 = 4.603.072.370 x x (1 + 16,3%) 8.765.956.200
= 6.750.450.724 (đồng)
15.623.562.100
Nhu cầu vốn lưu động năm 2013 = 6.214.833.651 x x (1 + 4,65%) 11.053.620.500
Sau khi tính toán công ty thu được kết quả nhu cầu vốn lưu động trong năm 2012 là 6.750.450.724đồng, trên thực tế vốn lưu động của Công ty năm 2012 là 6.214.833.651 đồng, chênh lệch là 535.617.073 đồng; nhu cầu vốn lưu động năm 2013 là 9.192.724.594 đồng, trên thực tế vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh năm 2013 là 7.383.372.055 đồng, chênh lệch là 1.809.352.539 đồng. Cả hai năm 2012, 2013, nhu cầu vốn lưu động của công ty được tính đều lớn hơn nhiều so với thực tế đạt được, điều này gây áp lực, căng thẳng về nhu cầu vốn, giảm khả năng luân chuyển vốn trong năm, tăng những chi phí không cần thiết dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Cần tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới sự chính xác của việc tính nhu cầu vốn và đưa ra được các giải pháp khắc phục tình trạng đó, tránh ảnh hưởng không tốt tới việc dự trữ, huy động vốn lưu động cho những năm tiếp theo.
Nguồn đảm bảo nhu cầu vốn lưu động:
Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên công ty cần phải có lượng lớn vốn lưu động để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục. Thông thường tài sản lưu động thường xuyên được tài trợ bởi nguồn vốn lưu động thường xuyên còn tài sản lưu động tạm thời được tài trợ bởi nguồn vốn lưu động tạm thời. Mỗi công ty có cách thức phối hợp khác nhau giữa hai nguồn này nhằm bảo đảm nhu cầu chung về vốn lưu động của công ty.
Qua bảng 2.1, hầu hết công ty được tài trợ bởi các nguồn vốn thường xuyên, cho thấy được sự ổn định trong việc đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của công ty Hải Hồng.
Tuy nhiên, giá trị vốn lưu động tạm thời cũng như tỷ trọng vốn lưu động tạm thời đang có xu hướng tăng cao. Cụ thể năm 2011, lượng vốn lưu động tạm thời là 1.330.010.050 đồng tương ứng chiếm 28,89% tổng vốn lưu động. Đến năm 2012, lượng vốn lưu động tạm thời này tăng 1.520.870.628 đồng tương đương tăng 114,35%, đây là khoảng thời gian tốc độ gia tăng nguồn vốn tạm thời cao nhất và mạnh mẽ nhất khiến cuối năm này, giá trị của vốn lưu động tạm thời lên đến 2.850.880.678 đồng chiếm 45,87% tổng vốn lưu động. Sự gia tăng này do nhu cầu về vốn lưu động của Công ty TNHH Hải Hồng tăng cao nhưng hiện tại quy mô công ty còn chưa lớn, các hoạt động của công ty chưa có sự vượt trội hơn so với các công ty khác nên nhiều nhà tài trợ chưa hoàn toàn đặt niềm tin vào công ty để có thể đầu tư dài hạn, các nhà tài trợ này hiện chỉ đầu tư ngắn hạn nhằm thăm dò khả năng cũng như tình hình của công ty. Sang năm 2013, tốc độ gia tăng vốn lưu động tạm thời chậm lại rất nhiều so với năm trước, chỉ tăng 23,26% nên tại năm này tỷ trọng của vốn lưu động tạm thời là 47,59% với giá trị thực 3.513.995.382 đồng do công ty chưa tìm được thêm các nhà tài trợ mới, nguồn vốn vẫn phụ thuộc vào các nhà tài trợ cũ, đồng thời một số nhà tài trợ ngắn hạn đã đáp ứng chuyển sang cung cấp vốn lưu động thường xuyên cho công ty.
Bảng 2.1. Nguồn đảm bảo vốn lưu động 3 năm 2011, 2012 và 2013 của Công ty TNHH Hải Hồng
Đơn vị: Đồng
Nguồn vốn
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương
đối Tuyệt đối
Tương đối Vốn lưu động thường xuyên 3.273.062.320 71,11 3.363.952.973 54,13 3.869.376.673 52,41 90.890.653 2,78 505.423.700 15,02 Vốn lưu động tạm thời 1.330.010.050 28,89 2.850.880.678 45,87 3.513.995.382 47,59 1.520.870.628 114,35 663.114.704 23,26 Tổng 4.603.072.370 100 6.214.833.651 100 7.383.372.055 100 1.611.761.281 35,01 1.168.538.404 18,8
Sự gia tăng nguồn cung nhu cầu vốn lưu động từ nguồn tài trợ tạm thời đang làm giảm đi sự ổn định trong việc huy động vốn, đồng thời gây ảnh hưởng tới sự ổn định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối với một công ty xây dựng thì nguồn vốn ổn định vô cùng quan trọng, nếu nguồn vốn bất ổn, các công trình có khả năng bị đình trệ, thời hạn bàn giao kéo dài dẫn đến phải bồi thường cho khách hàng.Vậy nên, Công ty TNHH Hải Hồng cần tìm kiếm thêm nhiều nguồn vốn thường xuyên hơn, củng cố lại sự ổn định của nguồn vốn doanh nghiệp.
2.2.1.2.Cơ cấu vốn lưu động tại Công ty TNHH Hải Hồng giai đoạn 2011 – 2013
Vốn lưu động là loại vốn quan trọng trong doanh nghiệp. Thông qua quá trình luân chuyển vốn lưu động có thể đánh giá kịp thời việc đặt hàng, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Để đánh giá chính xác và khách quan về vốn lưu động cần thông qua việc phân tích cơ cấu vốn lưu động. Qua bảng cơ cấu vốn lưu động của Công ty TNHH Hải Hồng, ta có thể nhận thấy sự thay đổi cơ cấu của vốn lưu động trong giai đoạn từ 2011 – 2013 như sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền:
Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty TNHH Hải Hồng biến động bất thường trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2011, tiền và các khoản tương đương tiền là 2.365.446.000 đồng chiếm tỷ trọng 51,39% tổng vốn lưu động. Đến năm 2012 lượng tiền này có xu hướng giảm xuống, giảm 338.567.000 đồng tương ứng giảm 14,31% so với năm 2011 và chỉ chiếm tỷ trọng 32,61% tổng vốn lưu động do các năm trước lượng tiền nắm giữ của công ty lớn, lượng tiền này trở lên nhàn rỗi quá nhiều khiến doanh nghiệp mất đi một số cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh nên qua năm này, công ty quyết định sử dụng chính sách cẩn trọng trong việc nắm giữ tiền bằng cách giảm lượng tiền hiện đang có. Điều này cho thấy công ty đã có bước đi khéo léo hơn, không cho tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền chiếm quá cao ảnh hưởng tới lợi ích của công ty. Đến năm 2013 lượng tiền công ty tăng 351.230.223 đồng tương ứng tăng 17,33% so với năm 2012; đây là năm công ty nắm giữ tiền nhiều nhất với 2.378.109.223 đồng nhưng tỷ trọng lại thấp nhất, chỉ chiếm 32,21% tổng vốn lưu động. Nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn này do năm 2013 số dự án thực hiện của công ty tăng khiến công ty cần thuê thêm công nhân và tăng lượng nhập hàng tồn kho để công trình có thể hoàn thành đúng thời hạn bàn giao nên lượng tiền công ty nắm trong tay tăng lên để đủ chi trả tức thời cho công nhân và người bán. Ngoài ra, tỷ trọng các tài khoản khác như các khoản phải thu ngắn hạn trong cơ cấu vốn lưu động tăng vượt trội khiến tài khoản tiền và các khoản tương đương tiền dù lượng tiền tăng nhưng tỷ trọng vẫn giảm. Điều này cho thấy các dự đoán của công ty về lượng tiền cần thiết cho năm tiếp chưa đủ chính xác để áp dụng chính sách cẩn trọng nắm giữ tiền khiến tài khoản này của công ty trở nên bất thường.
Bảng 2.1. Cơ cấuvốn lưu động tại Công ty TNHH Hải Hồng giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương
đối Tuyệt đối
Tương đối I.TỔNG VỐN
LƯU ĐỘNG 4.603.072.370 100 6.214.833.651 100 7.383.372.055 100 1.611.761.281 35,01 1.168.538.404 18,8
1.Tiền và các khoản
tương đương tiền 2.365.446.000 51,39 2.026.879.000 32,61 2.378.109.223 32,21 (338.567.000) (14,31) 351.230.223 17,33
Tiền mặt 1.538.494.000 33,42 1.189.735.000 19,14 1.245.769.000 16,87 (348.759.000) (22,67) 56.034.000 4,71 Tiền gửi ngân hàng 826.952.000 17,97 837.144.000 13,47 1.132.340.223 15,34 10.192.000 1,23 295.196.223 35,26
2.Các khoản phải thu
ngắn hạn 602.066.200 13,08 1.846.584.620 29,71 2.656.961.552 35,99 1.244.518.420 206,7 810.376.932 43,89
Phải thu của khách hàng 602.066.200 13,08 1.846.584.620 29,71 2.656.961.552 35,99 1.244.518.420 206,7 810.376.932 43,89
3.Hàng tồn kho 1.635.560.170 35,53 2.341.370.031 37,68 2.348.301.280 31,8 705.809.861 43,15 6.931.249 0,3
Hàng tồn kho 1.635.560.170 35,53 2.341.370.031 37,68 2.348.301.280 31,8 705.809.861 43,15 6.931.249 0,3
4.Vốn lưu động khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Để xem xét rõ tài khoản tiền và các khoản tương đương tiền, ta cần đi sâu vào phân tích các yếu tố chính trong nó. Cụ thể:
Tiền mặt của công ty Hải Hồng năm 2011 là 1.538.494.000 đồng, chiếm 33,42% tổng vốn lưu động. Năm 2012 lượng tiền mặt tại công ty giảm 348.759.000 đồng tương đương giảm 22,67% so với năm 2011 và chỉ còn chiếm 19,14% tổng vốn lưu. Đến năm 2013, lượng tiền mặt tại công ty lại tăng 56.034.000 đồng, tương ứng tăng 4,71% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 16,87% tổng vốn lưu động.Điều này chứng tỏ sự biến động thất thường của tiền và các khoản tương đương tiền chủ yếu do sự biến động của tiền mặt gây ra, đồng thời cho thấy trong tài khoản tiền và các khoản tương đương tiền luôn chiếm tỷ trọng cao. Việc dự trữ lượng tiền mặt lớn như vậy cho thấy công ty có khả năng đảm bảo quá trình giao dịch kinh doanh hàng ngày tốt, có thể đáp ứng được những nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước được của các luồng thu nhập và chi phí của công ty.
Trái lại với tiền mặt thì tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp hơn, năm 2011 tiền gửi ngân chiếm 17,79% tổng vốn lưu động, năm 2012 chiếm 13,47%, đến năm 2013 chiếm 15,34% tổng vốn lưu động của công ty. Tuy nhiên lượng tiền gửi ngân hàng lại có sự biến động tương đối ổn định, luôn có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2012 tiền gửi ngân hàng tăng 10.192.000 đồng tương ứng tăng 1,23% so với năm 2011, và đến năm 2013 lại tiếp tục tăng 295.196.223 đồng tương đương tăng 35,26% so với năm 2012. Công ty dự tính gia tăng lượng tiền gửi ngân hàng bởi hiện nay các hình thức thanh toán cho người bán đang được chuyển sang hình thức chuyển khoản, để đảm bảo tính an toàn cũng như dễ dàng thanh toán một lượng tiền lớn cho nhà cung cấp nguyên, vật liệu; đồng thời tạo điều kiện cho đồng tiền nhàn rỗi sinh lời. Điều này cho thấy, doanh nghiệp đang đi theo xu hướng chung của nền kinh tế, dần dần chuyển các hình thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt qua chuyển khoản, để thực hiện được các giao dịch đó thông qua ngân hàng thì công ty luôn cần một lượng tiền lớn dự trữ trong tài khoản ngân hàng để có thể thanh toán các khoản tiền trả nhà cung cấp.
Tiền và các khoản tương đương tiền có vai trò quan trọng trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ, Công ty TNHH Hải Hồng cần tính toán và xem xét lại lượng tiền nắm trong tay cũng như thay đổi chính sách quản lý tiền tốt hơn, tránh tình trạng chính sách được áp dụng năm trước ảnh hưởng không tốt tới năm sau.
Các khoản phải thu ngắn hạn:
Phải thu liên quan trực tiếp đến chu kỳ vận động của vốn lưu động và cũng là chu kỳ tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy, quản lý các khoản phải thu là một vấn đề đang cần được quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp nhất là trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay.
Các khoản phải thu ngắn hạn trong 3 năm 2011, 2012, 2013 tại Công ty TNHH Hải Hồng chỉ có khoản phải thu khách hàng. Phải thu khách hàng của công ty có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể, tại năm 2011 phải thu khách hàng là 602.066.200 đồng chiếm 13,08% tổng vốn lưu động của công ty. Sang năm 2012 phải thu khách hàng tăng 1.244.518.420 đồng tương ứng tăng206,7% so với năm 2011 và chiếm 29,71% tổng vốn lưu động. Với đặc điểm ngành xây dựng, ban đầu khi nhận công trình, trong khi thi công, công ty sẽ nhận tạm ứng trước 80% tiền công và sau khi bàn giao sẽ nhận phần còn lại nhưng năm 2012 là năm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty nên công ty đã giảm tiền tạm ứng xuống 60%, gia tăng khoản tiền trả sau của khách hàng, vì vậy mà lượng tiền phải thu khách hàng trong năm này tăng mạnh, số tiền cần thu gấp khoảng 3 lần so với năm 2011. Và do năm 2012, phải thu khách hàng tăng mạnh làm cho vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều khiến tốc độ quay vòng vốn của công ty Hải Hồng giảm nên năm 2013 công ty quyết định kìm hãm tốc độ gia tăng của tài khoản này. Vậy nên số tiền phải thu từ khách hàng năm 2013 chỉ tăng 810.376.932 đồng tương ứng tăng 43,89% so với năm trước. Có thể thấy công ty Hải Hồng tuy có khoản phải thu khách hàng cao nhưng có khả năng hạn chếsự gia tăng của tài khoản này tốt khiến lượng vốn lưu động bị chiếm dụng không vượt qua tầm kiểm soát của công ty.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho có nhiệm vụ đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra thường xuyên. Với đặc điểm là công ty hoạt động trong ngành xây dựng cơ bản nên hàng tồn kho chủ yếu của công ty là nguyên liệu, vật liệu phục vụ xây dựng.
Nhìn qua bảng 2.2, lượng hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng nhưng tỷ trọng của nó trong vốn lưu động lại không ổn định qua các năm trong giai đoạn 2011 – 2013.Lượng hàng tồn kho năm 2011 là 1.635.560.170 đồng; năm 2012 lượng hàng tồn kho tăng 705.809.861 đồng tương đương tăng 43,15% so với năm 2011 do chiến lược giảm tiền ứng trước của doanh nghiệp có hiệu quả khiến lượng công trình trong năm của công ty tăng lên, do đó để kịp thời đáp ứng đầy đủ nguyên, vật liệu cho các công trình, công ty đã nâng lượng hàng trong kho lên. Sang năm 2013, lượng hàng tồn kho chỉ tăng 6.931.249 đồng tương ứng tăng 0,3% so với năm 2012; lượng hàng tồn kho
cung cấp cho các công trình hiện có của doanh nghiệp nên năm 2013, lượng hàng tồn kho không cần tăng nhiều, lượng gia tăng thêm chỉ giúp tăng khả năng cung cấp nguyên, vật liệu cho các dự án nhanh hơn. Điều này cho thấy quy mô hàng tồn kho của công ty Hải Hồng đang được mở rộng và quản lý một cách hợp lý giúp guồng quay các hoạt động kinh doanh trở lên tốt hơn.
Đồng thời, tỷ trọng hàng tồn kho trong nguồn vốn lưu động của Công ty TNHH Hải Hồng năm 2011 là 35,53%; năm 2012 tăng 43,15%, chiếm 37,68% tổng vốn lưu động nhưng đến năm 2013 tỷ trọng chỉ tăng 0,3%, chỉ 31,8% tổng vốn lưu động. Sự bất ổn này do sự biến động thất thường của tài khoản tiền và các khoản tương đương tiền cùng sự gia tăng mạnh mẽ của các khoản phải thu khách hàng ảnh hưởng tới.Năm 2012, tỷ trọng của hàng tồn kho tăng mạnh do tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh và chuyển hóa thành các nguyên, vật liệu xây dựng để lưu trữ trong kho, phục vụ cho hoạt động xây dựng bởi năm này lượng công trình của công ty nhận được gia tăng đáng kể.Tuy nhiên, năm 2013 tài khoản hàng tồn kho có tỷ trọng thấp nhất trong tổng vốn lưu động bởi sự gia tăng lượng hàng tồn kho năm này không nhanh bằng các khoản phải thu khách hàng của công ty Hải Hồng.
Việc xác định một lượng hàng tồn kho hợp lý là vấn đề cần thiết và luôn thường trực đối với doanh nghiệp.Ngoài việc cung cấp nhanh, đầy cho các công trình xây dựng của doanh nghiệp, dự trữ đúng và đủ hàng tồn kho còn giúp công ty giảm chi phí lưu trữ, tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho cũng như tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Do đó công ty cần thúc đẩy mạnh tiến độ xây dựng quatừng năm.
Vốn lưu động khác
Công ty TNHH Hải Hồng hiện không thực hiện các hoạt động tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí phải trả, các khoản thế chấp, ký quỹ ký cược ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn… nên tài khoản vốn lưu động khác bằng 0.
Tóm lại, cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Có dấu hiệu tích cực trong việc nắm giữ tiền mặt, cẩn trọng hơn qua từng năm. Tuy nhiên, tài khoản phải thu tăng mạnh, đây là dấu hiệu không tốt, lượng vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, doanh nghiệp mất đi nhiều chi phí cơ hội, đồng thời gia tăng rủi ro từ khoản vốn đó. Công ty cần có nhiều biện pháp hơn để điều chỉnh điều đó.