Phân tích phương sai (ANOVA)

Một phần của tài liệu chất lượng của khóa học đại học và sự hài lòng của sinh viên trường đại học nha trang (Trang 74)

Để xét xem có sự khác nhau về sự hài lòng của sinh viên theo các đặc điểm cá nhân tác giả tiến hành phân tích ANOVA. Điều kiện để phân tích ANOVA là:

- Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên.

- Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để

được xem như tiệm cận phân phối chuẩn.

- Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất.

Nếu giả định tổng thể có phân phối chuẩn với phương sai bằng nhau không đáp ứng được thì kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis sẽ là một giải pháp thay thế hữu hiệu cho ANOVA. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trên cơ sở này, tiến hành kiểm định lần lượt các giả thuyết H7, H8, H9 như sau:

Giả thuyết 7 (H7): Có sự khác biệt về sự hài lòng theo giới tính của sinh viên. Bảng 4.22: Kiểm định phương sai đồng nhất theo giới tính

Test of Homogeneity of Variances SHL

Levene

Statistic df1 df2 Sig.

.680 1 495 .410

Kết quả ở bảng 4.22 cho thấy, với mức ý nghĩa sig. = 0,410 > 0,05 có thể nói phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của yếu tố “sự hài lòng của sinh viên” giữa nhóm giới tính nam và nữ không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt.

Bảng 4.23: Kết quả phân tích ANOVA theo giới tính ANOVA SHL Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups .661 1 .661 2.002 .158 Within Groups 163.486 495 .330 Total 164.147 496

Kết quả ở bảng 4.23 cho thấy, với mức ý nghĩa quan sát sig. = 0,158 ta có thể kết luận rằng không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo theo giới tính. Như vậy, giả thuyết H7 bị bác bỏ.

Giả thuyết 8 (H8): Có sự khác biệt về sự hài lòng theo khoa chuyên ngành của sinh viên.

Bảng 4.24: Kiểm định phương sai đồng nhất Khoa Test of Homogeneity of Variances

SHL Levene

Statistic df1 df2 Sig.

.468 6 490 .832

Kết quả ở bảng 4.24 cho thấy, với mức ý nghĩa sig. = 0,832 > 0,05 có thể nói phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của yếu tố “sự hài lòng của sinh viên” giữa nhóm sinh viên theo các Khoa không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt.

Bảng 4.25: Kết quả phân tích ANOVA theo Khoa ANOVA SHL Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 1.395 6 .233 .700 .650

Within Groups 162.751 490 .332

Total 164.147 496

Kết quả ở bảng 4.25 cho thấy, với mức ý nghĩa quan sát sig. = 0,650 ta có thể kết luận rằng không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo giữa các Khoa trong Trường. Như vậy, giả thuyết H8 bị bác bỏ.

4.6. Tóm tắt chương

Trong chương 4, tác giả đã tiến hành phân tích Cronbach alpha và EFA để đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo cho các khái niệm nghiên cứu. Kết quả phân tích Cronbach alpha và EFA cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu. Tác giả cũng đã tiến hành phân tích hồi quy và ANOVA để kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu và xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng khóa học đại học. Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 thành phần chất lượng dịch vụ đào tạo mà tác giả đề xuất ban đầu, có 5 nhân tố (biến) có tác động dương có ý nghĩa thống kê đến mức độ hài lòng của sinh viên, cụ thể mức độ tác động được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Đời sống văn hóa xã hội (0,374), tiếp theo là sự nhiệt tình cảm thông (0,256), kế đến là đội ngũ giảng viên (0,165), kế nữa là chương trình đào tạo (0,158), và cuối cùng là quản lý và phục vụ đào tạo (0,117).

Đồng thời, thông qua kết quả kiểm định mối liên hệ giữa sự hài lòng của sinh viên với các đặc điểm cá nhân ta có được kết quả như sau: không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viên theo giới tính và theo Khoa chuyên ngành. Mặc khác, theo kết quả đo lường mức độ hài lòng của sinh viên ta thấy nhìn chung mức độ hài lòng của sinh viên đối với các thành phần của chất lượng đào tạo chủ yếu ở mức trung bình.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau khi nghiên cứu đề tài, tác giả rút ra một số kết luận sau đây:

(1) Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đạt được, cụ thể:

Đã tổng kết được các lý thuyết sự hài lòng của khách hàng, đánh giá chất lượng dịch vụ và những đặc điểm của dịch vụ giáo dục.

Đánh giá được mức độ hài lòng của sinh viên đại học chính quy năm cuối đối với chất lượng khóa học tại Trường Đại học Nha Trang.

Đã xác định có 5 nhân tố chính tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên và sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần:

(2) Về các giả thuyết nghiên cứu:

Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả

thuyết Nội dung giả thuyết Kết quả kiểm định

H1 Chương trình đào tạo có tác động dương đến sự hài

lòng của sinh viên.

Chấp nhận

H2 Thành phần đội ngũ giảng viên có tác động dương

đến sự hài lòng của sinh viên.

Chấp nhận

H3 Công tác quản lý và phục vụ đào tạo có tác động

dương đến sự độ hài lòng của sinh viên.

Chấp nhận

H4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị có tác động dương

đến sự hài lòng của sinh viên. Bác bỏ

H5 Sự nhiệt tình cảm thông của Trường có tác động

dương đến sự hài lòng của sinh viên.

Chấp nhận

H6 Đời sống văn hóa – xã hội có tác động dương đến sự

hài lòng của sinh viên.

Chấp nhận

H7 Có sự khác biệt về sự hài lòng theo giới tính của

sinh viên. Bác bỏ

H8 Có sự khác biệt về sự hài lòng theo khoa chuyên

(3) Về phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận định lượng. Phương pháp được sử dụng là phù hợp để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tác giả đã sử dụng các phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu như Cronbach alpha, phân tích EFA, phân tích hồi quy bội, và phân tích ANOVA. Các phương pháp và công cụ phân tích này là hoàn toàn phù hợp để kiểm định thang đo, kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

(4) Về kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu bao gồm hai thành phần chính, đó là kết quả về đo lường và kết quả về mô hình lý thuyết. Thứ nhất, về kết quả đo lường: Có hai khái niệm nghiên cứu ở dạng biến tiềm ẩn, trong đó có 1 khái niệm đa hướng là chất lượng dịch vụ đào tạo được đo lường thông qua 6 thành phần của nó (Chương trình đào tạo, Đội ngũ giảng viên, Công tác quản lý và phục vụ đào tạo, Cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập, Thái độ nhiệt tình cảm thông của Nhà trường đối với sinh viên, và đời sống văn hóa – xã hội) và 1 khái niệm đơn hướng là sự hài lòng của sinh viên. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu trên thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị. Thứ hai, về kết quả mô hình lý thuyết: Kết quả phân tích mô hình hồi quy

cho thấy mô hình phù hợp tốt (R2 hiệu chỉnh = 40,6%). Đề tài đã xác định được 5 nhân

tố chính có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên, đó là: Thứ nhất, thành phần đời sống văn hóa xã hội (β = 0,374); thứ hai là thành phần Thái độ nhiệt tình cảm thông (β = 0,256); thứ ba là đội ngũ giảng viên (β = 0,165); thứ tư là chương trình đào tạo (β = 0,158) và cuối cùng là quản lý và phục vụ đào tạo (β = 0,117). Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viên theo giới tính và theo khoa chuyên ngành.

5.2. Khuyến nghị

Từ kết quả nghiên cứu và thực tiễn công tác đào tạo tại Trường Đại học Nha Trang, tác giả đề xuất một số gợi ý về mặt chính sách nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường như sau:

Một là, có mối quan hệ cùng chiều và cao giữa đời sống văn hóa xã hội và sự hài lòng của sinh viên. Vì vậy, để nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Nha Trang, Nhà trường cần phải đề ra các biện pháp nhằm tạo

ra sân chơi lành mạnh, bổ ích, thiết thực cho sinh viên sẽ giúp sinh viên có được những giây phút thư giãn sau những ngày học tập căng thẳng.

Gợi ý chính sách 1: Nâng cao đời sống văn hóa xã hội cho sinh viên khi đang học tập tại Trường thông qua các biện pháp sau:

Tạo môi trường sinh hoạt ở lớp thân thiện bằng cách đổi mới phương pháp học tập truyền thống sang phương pháp học nhóm thảo luận, thuyết trình.

Tổ chức các lớp học thuật như: võ, vẽ, khiêu vũ, ... tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội giao lưu với nhiều bạn bè.

Nâng cao chất lượng của các cuộc giao lưu văn nghệ, cuộc thi tài năng, và các hội nghị cấp khoa (hội nghị học tốt, gặp gỡ cựu sinh viên, ...) để thu hút sinh viên tham gia.

Hai là, kết quả nghiên cứu cho thấy sự nhiệt tình cảm thông có tác động dương vào sự hài lòng của sinh viên. Một khi sinh viên cảm nhận được sự nhiệt tình cảm thông từ phía Nhà trường thì họ sẽ cảm thấy hài lòng hơn. Đây là thành phần được đánh giá ở mức trung bình, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hài lòng của sinh viên về khóa học.

Gợi ý chính sách 2: Nâng cao sự nhiệt tình cảm thông đối với sinh viên từ phía Nhà Trường thông qua các biện pháp sau:

Tư vấn hỗ trợ sinh viên về phương pháp tự học, nghiên cứu tự thiết kế chương trình học theo khả năng của bản thân, để đáp ứng được đào tạo tín tín chỉ. Ngoài ra, nhà trường cần bố trí lịch học và thi hợp lý, thông báo lịch học và thi cho học viên chính xác, kịp thời.

Bên cạnh đó, việc tìm hiểu những kỳ vọng, và cảm nhận của người học là một trong những hoạt động không thể thiếu trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Để làm được điều này, nhà trường cần định kỳ lấy ý kiến của người học, tìm hiểu những mong muốn và đáp ứng một cách hiệu quả nhất để mức độ hài lòng của người học ngày càng được cải thiện. Đây cũng là cơ hội tốt để nhà trường nhìn nhận lại mình thông qua cái nhìn của người học, từ đó nhà trường có cơ sở để cập nhật nội dung chương trình bài giảng, thay đổi quy trình tổ chức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và khẳng định thương hiệu của nhà trường.

Việc tìm hiểu kỳ vọng và cảm nhận của sinh viên đối với nhà trường sẽ giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn và tìm cách đáp ứng một cách tốt nhất đối tượng mà mình đang phục vụ. Ngoài ra, hoạt động lấy ý kiến sinh viên không những mang lại cho người học niềm tin về chất lượng đào tạo, dịch vụ của trường mình đang theo học mà

còn nâng cao được sự hài lòng của sinh viên vì họ cảm thấy mình được chú trọng, được quan tâm và đặc biệt là họ được trực tiếp đóng góp vào sự thành công của ngôi trường mà mình đang theo học.

Ba là, kết quả nghiên cứu cho thấy đội ngũ giảng viên có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của sinh viên. Vì vậy để nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên đối với Trường Đại học Nha Trang, Nhà trường cần phải có chính sách nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên.

Gợi ý chính sách 3: Nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên thông qua các biện pháp sau:

Luôn cập nhật bài giảng, đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao kiến thức chuyên môn để truyền đạt tới sinh viên những tiết học sinh động và hiệu quả.

Giảng viên cần phải cung cấp bài giảng và tài liệu học tập rõ ràng, xúc tích cho sinh viên.

Giảng viên cần phải có thái độ làm việc tận tụy, nghiêm túc trong giảng dạy; có thái độ gần gũi, thân thiện với sinh viên, giúp đỡ sinh viên khi gặp gỡ khó khăn trong học tập.

Bốn là, từ kết quả nghiên cứu cho thấy chương trình đào tạo có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của sinh viên. Vì vậy, để nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên đối với Trường Đại học Nha Trang, Nhà trường cần phải có chính sách nhằm đổi mới chương trình đào tạo.

Gợi ý chính sách 4: Đổi mới chương trình đào tạo theo các hướng sau: Nhà trường cần xây dựng chương trình đào tạo có nội dung hợp lý, và có giá trị hữu ích cho sinh viên.

Thời lượng dành cho các học phần trong chương trình đào tạo phải phù hợp; các học phần trong chương trình được tổ chức một cách có hệ thống; và không gây quá nhiều áp lực trong học tập, nghiên cứu cho sinh viên

Ngoài ra , Nhà trường phải luôn luôn cập nhật chương trình cho phù hợp với sự thay đổi hàng ngày của nền khoa học kỹ thuật, tăng học phần tự chọn, các học phần nhiệm ý về kỹ năng mềm nhằm trang bị cho sinh viên thái độ, kiến thức và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các tổ chức doanh nghiệp.

Năm là, kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần quản lý và phục vụ đào tạo có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của sinh viên. Vì vậy để nâng cao mức độ hài

lòng của sinh viên đối với Trường Đại học Nha Trang, Nhà trường cần phải có chính sách nhằm nâng cao công tác quản lý và phục vụ đào tạo.

Gợi ý chính sách 5: Nâng cao công tác quản lý và phục vụ đào tạo thông qua các biện pháp sau:

Văn phòng chức năng của Trường cần giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của sinh viên một cách thỏa đáng, nhanh chóng, nhiệt tình, vui vẻ và tôn trọng sinh viên. Các thông tin cần thiết cần được thông báo đến sinh viên một cách chính xác, kịp thời.

Các thủ tục hành chính cần được khoa giải quyết nhanh cho sinh viên.

Việc phục vụ thiết bị giảng dạy, âm thanh giảng đường cần phải được phục vụ một cách nhanh chóng.

5.3. Các đóng góp của luận văn

Kết quả của phân tích mô hình trong nghiên cứu cho thấy rằng: các thang đo lường trong nghiên cứu cần phải được đánh giá giá trị và độ tin cậy khi dùng chúng để đo lường. Nếu không thực hiện việc đánh giá thang đo và không thực hiện một cách khoa học thì kết quả nghiên cứu sẽ không có sức thuyết phục cao và ý nghĩa trong thống kê.

Kết quả kiểm định mô hình cho thấy sự phù hợp của mô hình lý thuyết cũng như việc chấp nhận các lý thuyết đã đề ra trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực cho các nhà quản lý, các cơ sở đào tạo nói chung và các trường đại học nói riêng. Đây chính là những căn cứ để xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo và chất lượng giáo dục nhằm thỏa mãn hơn nữa sự hài lòng của sinh viên tại các trường đại học trên cả nước.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, với các sinh viên được đào tạo từ các chuyên ngành học khác nhau thì mức độ hài lòng cũng khác nhau, đây sẽ là cơ sở cho các nhà quản lý giáo dục trong việc lựa chọn công cụ đánh giá chất lượng đào tạo phù hợp hơn để đem lại hiệu quả tối ưu trong giáo dục và đào tạo.

Về mặt phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu này góp phần vào hệ thống thang

Một phần của tài liệu chất lượng của khóa học đại học và sự hài lòng của sinh viên trường đại học nha trang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)