Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu chất lượng của khóa học đại học và sự hài lòng của sinh viên trường đại học nha trang (Trang 48)

Nghiên cứu chính thức được chọn bằng phương pháp chọn mẫu định mức với kích thước n = 500. Kích thước mẫu theo Hair và các cộng sự (1998), trong phân tích EFA, cần 5 quan sát cho 1 biến đo lường và cỡ mẫu không nên ít hơn 100. Còn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5. Nghiên

cứu của tác giả có 40 biến nên số mẫu tối thiểu cần thu thập là 200. Tuy nhiên,để tăng

độ chính xác của mẫu nghiên cứu tác giả chọn kích thước cho mẫu nghiên cứu chính thức này là n = 500.

Với số lượng mẫu nghiên cứu là n = 500 và tránh rủi ro không thu hồi được các bản câu hỏi từ sinh viên, tác giả đã gửi 550 bản câu hỏi phỏng vấn cho sinh viên các lớp cuối khóa bậc đại học (khóa 51) thuộc các khoa, viện chuyên ngành trong trường. Phương pháp chọn mẫu được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu định mức với thuộc tính kiểm soát là Khoa. Nghiên cứu này tác giả chỉ chọn ra 7 khoa, viện để phân tích (bảng 3.10), vì những khoa này có số lượng sinh viên tương đối đông và là những ngành đặc thù của Trường. Tổng số sinh viên năm cuối của 7 Khoa, viện được chọn để

nghiên cứu là 17281. Trong đó, khoa Kinh tế có 380 sinh viên, chiếm 21,99%, Khoa

Kế toán – tài chính có 602 sinh viên, chiếm 34,84%, Khoa công nghệ thực phẩm có

1

230 sinh viên, chiếm 13,31%, Khoa công nghệ thông tin có 111 sinh viên, chiếm 6,42%, Viện Công nghệ sinh học và môi trường có 137 sinh viên, chiếm 7,93%, Khoa Kỹ thuật giao thông 150 sinh viên, chiếm 8,68%, và Khoa cơ khí có 118 sinh viên, chiếm 6,83%. Kết quả số lượng bảng câu hỏi thu về được là 530, trong đó số lượng bảng câu hỏi không hợp lệ là 33. Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý là 497. Bảng 3.10: Chọn mẫu định mức Khoa STT Khoa Cỡ mẫu (n) Số lượng câu hỏi phát ra Số lượng câu hỏi hợp lệ 1 Khoa Kinh tế (21,99%) 110 120 109

2 Khoa kế toán – Tài chính

(34,84%) 174 190 173

3 Khoa Công nghệ thực

phẩm (13,31%) 67 70 66

4 Khoa Công nghệ thông tin

(6,42%) 32 35 32

5 Viện công nghệ sinh học

môi trường (7,93%) 40 50 40

6 Khoa Kỹ thuật giao thông

(8,68%) 43 50 43

7 Khoa cơ khí (6,83%) 34 35 34

Tổng 500 550 497

3.4. Tóm tắt chương

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá thang đo các khái niệm và mô hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ là một nghiên cứu định lượng sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm và nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với kích thước mẫu là n = 497. Chương tiếp theo sẽ trình bày các kết quả phân tích và thảo luận, bao gồm đánh giá lại thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.

Chương 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ 4.1. Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Nha Trang

Tiền thân của Trường Đại học Nha Trang là khoa Thủy sản được thành lập

ngày 01/8/1959 tại Học viện Nông Lâm Hà Nội (nay là Trường Đại học Nông nghiệp I

Hà Nội). Ngày 16/08/1966, theo Quyết định số 155-CP của Thủ tướng Chính phủ,

Khoa Thủy sản tách thành Trường Thủy sản. Năm 1977, Trường chuyển địa điểm từ Hải Phòng vào Nha Trang và lấy tên là Trường Đại học Hải sản; Từ năm 1980 đổi tên thành Trường Đại học Thủy sản. Ngày 25/7/2006, theo Quyết định số 172/2006/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường đổi tên thành Trường Đại học Nha Trang.

Trải qua hơn 50 năm thành lập và phát triển, Trường Đại học Nha Trang đã đi vào thế ổn định và không ngừng phát triển. Nhà trường đang từng bước tiến đến một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực và đa trình độ đào tạo với các chuyên ngành thủy sản truyền thống là mũi nhọn và thế mạnh. Trước năm 1990, Trường chỉ có 5 chuyên ngành thuộc lĩnh vực Thủy sản, đến nay Trường đã có 28 chuyên ngành đào tạo ở trình độ đại học thuộc 09 lĩnh vực khác nhau và 09 chuyên ngành ở trình độ thạc sĩ và 05 chuyên ngành ở trình độ tiến sĩ. Từ chỗ chỉ có một cấp đào tạo nay Trường đã có 4 trình độ đào tạo từ cao đẳng đến tiến sĩ.

Ghi nhận công lao đóng góp trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất và Huân chương Độc lập hạng Ba, hạng Nhì và hạng Nhất. Tháng 7/2006, Trường được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động.

Hằng năm, Nhà trường tuyển sinh khoảng 2.000 sinh viên hệ chính quy bậc đại học, 700 – 800 sinh viên hệ cao đẳng, 2.500 hệ phi chính quy, 300-350 học viên cao học và 10-15 nghiên cứu sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 1990, thực hiện chủ trương đổi mới đại học, từ chỗ đào tạo chuyên sâu theo các chuyên ngành hẹp với học chế niên chế, Nhà trường chuyển sang đào tạo theo diện rộng với học chế hỗn hợp niên chế kết hợp học phần. Từ năm 2010, nhà trường chuyển dần sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Với học chế này, sinh viên được xem là trung tâm của quá trình đào tạo, được quyền chủ động thiết kế tiến độ, kế hoạch học tập tùy thuộc khả năng, điều kiện của bản thân và sẽ nhận được văn bằng đại học qua việc tích lũy đủ một khối lượng các loại tri thức giáo dục.

Cơ sở đào tạo chính của Trường đặt tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa một trong những vùng trọng điểm thủy sản, một trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa xã hội lớn của Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ngoài ra, trường còn liên kết đào tạo tại nhiều địa phương khác trong cả nước từ Quảng Ninh đến Cà Mau. Từ năm 2005, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, trường bắt đầu đào tạo bậc đại học chính quy các chuyên ngành: Thủy sản, Cơ khí, Chế biến, Khai thác, Nuôi trồng, Kinh tế và Kế toán tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ngày 06/04/2006, phân hiệu Kiên Giang của Trường được chính thức thành lập theo Quyết định số 1704/QĐ-BGDĐT của Bộ GD & ĐT.

Cho đến nay Trường đã đào tạo được số lượng lớn cán bộ có trình độ Đại học và sau Đại học cho đất nước. Trường đã cung cấp một đội ngũ chuyên gia cho ngành thủy sản của các Tỉnh Nam Trung Bộ, duyên hải và cao nguyên của Việt Nam.

Trường Đại học Nha Trang hiện có 21 khoa, viện đào tạo; 04 viện và trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; 08 phòng ban hoặc tương đương; 4 trung tâm đào tạo và phục vụ đào tạo; 01 phân hiệu tại Kiên Giang và Thư viện.

Nhà trường hiện đang đào tạo 05 chuyên ngành bậc tiến sĩ, 09 chuyên ngành bậc thạc sĩ, 28 ngành bậc đại học và 09 ngành cho bậc cao đẳng. Lưu lượng người học hiện tại của Trường khoảng 60 nghiên cứu sinh, trên 1.200 học viên cao học, hơn 13.000 sinh viên chính quy và trên 10.000 sinh viên hệ vừa làm vừa học tại 18 cơ sở liên kết trên cả nước.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu, hợp đồng dài hạn của Trường Đại học Nha Trang hiện nay có hơn 600 người với 09 PGS; 80 tiến sĩ và gần 300 thạc sĩ, trong đó 40% đã được đào tạo ở nước ngoài. Hiện nay có gần 100 người đang được cử đi nghiên cứu sinh và học cao học ở trong và ngoài nước. Đến năm 2015, Nhà trường sẽ có khoảng 30% cán bộ giảng dạy có học vị tiến sĩ.

Nhà trường hiện nay đang hợp tác về đào tạo và nghiên cứu với 68 trường đại học, viện nghiên cứu của 18 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Nhà trường đã tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế lớn và đang triển khai hiệu quả nhiều dự án quốc tế trọng điểm.

Trường Đại học Nha Trang đã chuyển hẳn sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho bậc đại học từ năm 2010 và đã cơ bản hoàn thiện mọi nội dung, yêu cầu kiểm định, đánh giá chất lượng của một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực bậc cao.

Diện tích đất của Trường đại học Nha Trang rộng 109,807 héc ta, tọa lạc tại một trong những vị trí đẹp nhất bên bờ vịnh Nha Trang, là một địa chỉ văn hóa, khoa học trọng điểm của thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa.

Nhà trường hiện có 08 khu giảng đường với hơn 100 phòng học đủ tiêu chuẩn được trang bị hệ thống âm thanh và máy chiếu hiện đại; 10 phòng máy tính; 01 phòng học ngoại ngữ; phòng thí nghiệm và xưởng thực hành rộng rãi đủ đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu của tất cả các bậc và chuyên ngành đào tạo. Thư viện với nguồn lực tài nguyên dồi dào cùng với thư viện số được tổ chức chuyên nghiệp và hiện đại có thể đáp ứng mọi yêu cầu tham khảo, nghiên cứu của người dùng ở bất cứ thời gian nào và bất cứ đâu. Khu ký túc xá với sức chứa hơn 4.000 sinh viên, đáp ứng nhu cầu ăn ở của sinh viên tại trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập. Các khu liên hợp thể thao, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ và mạng internet của Trường đủ thỏa mãn mọi nhu cầu sinh hoạt lành mạnh của người học.

4.2. Thực trạng đào tạo đại học tại Trường Đại học Nha Trang

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo, bắt đầu từ 2015 tất cả các các cơ sở đại học và cao đẳng trên cả nước phải chuyển sang đào tạo theo hệ thống tin chỉ. Thực hiện chủ trương này từ năm 2006, Trường Đại học Nha Trang đã có những bước chuẩn bị cho sự chuyển đổi này. Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất, phòng học lý thuyết, thực hành và thư viện nhằm đáp ứng các tiêu chí của đạo tạo tiến chỉ. Xây dựng lại chương trình, chuẩn đầu ra của tất cả các ngành đang đào tạo cao đẳng và đại học hệ chính quy. Mời các chuyên gia đầu ngành đến tập huấn cho giáo viên về phương pháp giảng dạy theo hệ thông tín chỉ lấy người học làm trung tâm của quá trình đào tạo. Thay đổi tổ chức đào tạo theo, phân công lại chức năng nhiệm vụ của các khoa/viện bộ môn và các phòng chức năng. Chính thức bắt đầu từ năm 2010 Nhà trường đã chuyển hẳn sang đào tạo theo hệ tín chỉ, bước đầu đã đạt được sự chuyển biến tích cực từ người học, sinh viên đã chủ động thiết kế chương trình học, chủ động nghiên cứu mở rông nội dung bài giảng, tham gia thảo luận bài tập nhóm nhiều hơn. Đội ngũ giáo viên đã có những thay đổi về phương pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng theo hướng modul hóa kiến thức, nếu vấn đề chính, cung cấp tài liệu để sinh viên nghiên cứu và tự học. Đội ngũ quản lý và phục vụ đã có thay đổi về nhận thức, thay đổi cung cách quản lý và phục vụ lấy người học là trung tâm, từng bước nâng cao sự chuyên nghiệp trong công việc. Đứng trước nhu cầu phải đổi mới để nâng cao chất

lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhà trường đã có những chủ trương và chính sách đúng đắn nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực, tính chủ động sáng tạo của đội ngũ cán bộ giảng dạy và người lao động, tạo được niềm tin đối với sinh viên và các nhà tuyển dụng.

4.3. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và đánh giá thang đo chính thức 4.3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 4.3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Về đặc điểm giới tính:

Bảng 4.1: Thống kê giới tính trong mẫu nghiên cứu

Giới tính Số lượng Phần trăm (%)

Nam 189 38,0

Nữ 308 62,0

Tổng cộng 497 100,0

Bảng 4.1 trình bày kết quả thống kê mẫu theo giới tính. Kết quả cho thấy trong tổng số 497 sinh viên, có 189 quan sát là nam, chiếm 38% và 308 nữ, chiếm 62%. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với cơ cấu sinh viên nam, nữ tại trường Đại học Nha Trang. Do vậy, mẫu nghiên cứu có thể đại diện cho tổng thể nghiên cứu.

Về đặc điểm Khoa chuyên ngành:

Bảng 4.2: Thống kê sinh viên theo khoa/viện

STT Ngành học Số lượng Phần trăm (%)

1 Khoa Kinh tế 109 21,9

2 Khoa kế toán – Tài chính 173 34,8

3 Khoa Công nghệ thực phẩm 66 13,3

4 Khoa Công nghệ thông tin 32 6,4

5 Viện công nghệ sinh học môi trường 40 8,0

6 Khoa Kỹ thuật giao thông 43 8,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Khoa cơ khí 34 6,8

Nghiên cứu được tiến hành trên 7 Khoa, viện đào tạo trong Trường. Kết quả ở bảng trên cho thấy Khoa Kế toán – Tài chính có 173 mẫu (34,8%); Khoa Kinh tế có 109 mẫu (21,9%; Khoa công nghệ thực phẩm có 66 mẫu (13,3%); Khoa công nghệ thông tin có 32 mẫu (6,4%); Viện công nghệ sinh học môi trường có 40 mẫu (8%); Khoa kỹ thuật giao thông có 43 mẫu (8,7%); Khoa cơ khí có 34 mẫu (6,8%). Nhìn chung, cơ mẫu phân bổ theo Khoa là phù hợp với tỷ lệ sinh viên trong từng khoa so với tổng sinh viên của 7 Khoa, Viện đào tạo của Trường.

Bảng 4.3: Mối quan hệ giữa Khoa và giới tính Giới tính Nam Nữ Tổng n 31 78 109 1 % 28.4% 71.6% 100.0% n 11 162 173 2 % 6.4% 93.6% 100.0% n 32 34 66 3 % 48.5% 51.5% 100.0% n 23 9 32 4 % 71.9% 28.1% 100.0% n 15 25 40 5 % 37.5% 62.5% 100.0% n 43 0 43 6 % 100.0% .0% 100.0% n 34 0 34 Khoa 7 % 100.0% .0% 100.0% n n 308 497 Tổng % % 62.0% 100.0%

(Ghi chú: Với 1. Kinh tế; 2. Kế toán – tài chính; 3. Công nghệ thực phẩm; 4. Công nghệ thông tin; 5.Viện công nghệ sinh học môi trường; 6. Kỹ thuật giao thông; 7.Cơ khí).

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ phân bổ giới tính trong mẫu theo từng khoa là hợp lý theo thực tế sinh viên trong trường. Ví dụ, khoa Kinh tế có tổng cộng 109 mẫu, trong đó Nam có 31 mẫu, chiếm 28,4% và Nữ có 78 mẫu, chiếm 71,6%; đối với khoa Cơ khí và Khoa kỹ thuật giao thông thì 100% mẫu là sinh viên nam;....

4.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha Bảng 4.4: Kết quả Cronbach alpha các thang đo Bảng 4.4: Kết quả Cronbach alpha các thang đo

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

CTDT - Chương trình đào tạo: Cronbach’s Alpha = 0,613

Q1.1 12,41 5,985 0,300 0,595

Q1.2 12,70 5,136 0,526 0,469

Q1.3 12,78 6,263 0,521 0,607

Q1.4 12,50 5,384 0,474 0,501

Q1.5 12,40 6,495 0,380 0,600

DNGV - Đội ngũ giảng viên: Cronbach’s Alpha = 0,736

Q2.1 18,98 11,332 0,480 0,698 Q2.2 19,50 11,533 0,456 0,704 Q2.3 19,06 11,896 0,451 0,705 Q2.4 18,90 11,806 0,491 0,696 Q2.5 18,73 12,615 0,350 0,726 Q2.6 19,05 11,445 0,489 0,695 Q2.7 19,26 12,051 0,424 0,711

QLPV-Công tác quản lý và phục vụ đào tạo: Cronbach’s Alpha = 0,648

Q3.1 14,33 6,516 0,404 0,597 Q3.2 14,79 6,842 0,458 0,574 Q3.3 14,33 7,010 0,447 0,579 Q3.4 14,18 7,788 0,342 0,618 Q3.5 14,03 7,759 0,339 0,618 Q3.6 14,36 7,510 0,320 0,638

CSVC - Cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập: Cronbach’s Alpha = 0,638

Q4.1 9,11 5,064 0,330 0,683

Q4.2 9,11 4,108 0,423 0,562

Q4.3 9,44 3,977 0,523 0,491

Q4.4 9,20 3,777 0,503 0,500

NTCT – Sự nhiệt tình cảm thông:Cronbach’s Alpha = 0,708 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Q5.1 13,67 7,403 0,360 0,759

Q5.2 13,22 6,992 0,566 0,624

Q5.3 13,46 6,430 0,609 0,598

Q5.4 13,47 7,020 0,466 0,659

Q5.5 13,20 7,242 0,497 0,649

VHXH – Đời sống văn hóa – xã hội: Cronbach’s Alpha = 0,743

Q6.1 15,85 9,436 0,503 0,700 Q6.2 15,89 9,684 0,497 0,702 Q6.3 15,88 9,155 0,577 0,679 Q6.4 16,43 9,020 0,497 0,701 Q6.5 15,87 9,810 0,359 0,742 Q6.6 16,02 9,746 0,465 0,710

SHL - Thang đo hài lòng chung: Cronbach’s Alpha = 0,794

Một phần của tài liệu chất lượng của khóa học đại học và sự hài lòng của sinh viên trường đại học nha trang (Trang 48)