Nghiên cứu sơ bộ gồm hai bước: (1) Xây dựng thang đo, (2) Đánh giá sơ bộ thang đo. Bước 1: Xây dựng thang đo
Như đã trình bày trong Chương 2, mô hình nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên tại Trường Đại học Nha Trang được đề xuất dựa trên lý thuyết về xây dựng thang đo và về sự thỏa mãn của khách hàng, tham khảo các thang đo đã được phát triển trên thế giới như thang đo SERVQUAL, các nghiên cứu trước về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng (Parasuraman & ctg, 1985), một số nghiên cứu trước liên quan trực tiếp như: Nguyễn Thành Long (2006), Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2006), Nguyễn Thị Hiển (2011), Nguyễn Thị Hồng Linh (2010) và Bùi Thị Kim Dung (2008). Lê Thị Thủy (2009). Chúng được điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với mục tiêu đề tài luận văn.
Mô hình nghiên cứu là một mô hình cấu trúc thể hiện mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn. Cụ thể, mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa hai khái niệm là chất lượng dịch vụ đào tạo khóa học và sự hài lòng của sinh viên. Trong đó, thang đo cho khái niệm “chất lượng dịch vụ đào tạo khóa học” là thang đo đa hướng (multidimensional constructs) gồm có 6 thành phần, đó là: (1) Đội ngũ giảng viên, (2) Chương trình đào tạo, (3) Cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập, (4) Công tác quản lý
Thang đo nháp Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu định lượng sơ bộ (n=100) Phân tích nhân tố EFA Thang đo chính thức Phân tích nhân tố EFA Đánh giá độ tin cậy
Cronbach Alpha Nghiên cứu định lượng chính thức (n=497) Đánh giá độ tin cậy Cronbach Alpha Kiểm định mô hình lý thuyết Đề xuất giải pháp
và phục vụ đào tạo, (5) Sự nhiệt tình cảm thông của Trường và (6) Đời sống văn hóa xã hội. Thang đo cho khái niệm “sự hài lòng của sinh viên” là thang đo đơn hướng (unidimensional constructs). Các thang đo sử dụng để đo lường các khái niệm tìm ẩn trên là các thang đo đã có trên thế giới và ở Việt Nam. Các thang đo này đã được kiểm định nhiều lần ở những thị trường khác nhau. Vị vậy, nghiên cứu này chỉ ứng dụng chúng cho nghiên cứu tại trường Đại học Nha Trang. Tất cả các thang đo được đo lường dạng Likert 5 điểm, trong đó 1: hoàn toàn không đồng ý và 5: hoàn toàn đồng ý.
Đối với thang đo sự hài lòng của sinh viên:
Sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo là một phản ứng mang tính cảm xúc của sinh viên được tích lũy theo thời gian đáp lại chất lượng giáo dục đào tạo mà sinh viên nhận được trong quá trình học tập tại cơ sở đào tạo (Nguyễn Thành Long, 2006). Thang đo sự hài lòng của sinh viên dựa vào 7 biến quan sát (Bảng 3.1) .
Bảng 3.1: Thang đo sự hài lòng của sinh viên 1. Anh/chị cảm thấy hài lòng về chương trình đào tạo của nhà Trường 2. Anh/chị hài lòng về đội ngũ giảng viên của nhà Trường
3. Anh/chị hài lòng với cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập của nhà Trường 4. Anh/chị hài lòng đối với công tác quản lý và phục vụ đào tạo tại Trường 5. Anh/chị hài lòng với sự nhiệt tình cảm thông của Khoa
6. Anh/chị hài lòng về đời sống văn hóa xã hội tại Trường
7. Nhìn chung, anh/chị hài lòng về chất lượng Khóa học của mình Đối với thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo:
Chất lượng dịch vụ đào tạo là khái niệm đa hướng được đo lường thông qua 6 khái niệm thành phần của nó, gồm: (1) Đội ngũ giảng viên, (2) Chương trình đào tạo, (3) Cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập, (4) Công tác quản lý và phục vụ đào tạo, (5) Sự nhiệt tình cảm thông của Trường và (6) Đời sống văn hóa xã hội. Cụ thể thang đo cho từng khái niệm nghiên cứu như sau:
(1) Thang đo chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo là kế hoạch đào tạo của khoa cho từng môn học bao gồm nội dung, thời lượng, đề thi cho từng môn học và tuần tự học các môn trong quá trình học (Nguyễn Thị Thắm, 2010). Thang đo chương trình đào tạo bao gồm 5 biến quan sát (Bảng 3.2).
Bảng 3.2: Thang đo chương trình đòa tạo 1. Nội dung chương trình đào tạo của Trường là hợp lý. 2. Thời lượng dành cho học phần là phù hợp.
3. Các học phần trong chương trình được tổ chức một cách có hệ thống. 4. Không có quá nhiều áp lực trong học tập, nghiên cứu.
5. Nội dung được học có giá trị hữu ích cho anh/chị. (2) Thang đo đội ngũ giảng viên:
Khái niệm “đội ngũ giảng viên” trong nghiên cứu này được hiểu là “bao gồm các phẩm chất của giảng viên tác động đến quá trình học tập của người học. Bao gồm các hoạt động giảng dạy và ngoài giảng dạy của giảng viên” (Nguyễn Thị Thắm, 2010). Thang đo bao gồm 9 biến quan sát (Bảng 3.3).
Bảng 3.3: Thang đo đội ngũ giảng viên 1. GV có thái độ gần gũi và thân thiết với học viên. 2. GV có trình độ trình độ hiểu biết sâu.
3. GV có trình độ trình độ hiểu biết rộng.
4. GV có kinh nghiệm thực tiễn phong phú và sinh động. 5. GV cung cấp bài giảng và tài liệu học tập rõ ràng, xúc tích 6. GV có thái độ làm việc tận tụy, nghiêm túc trong giảng dạy 7.GV giúp đỡ SV khi gặp khó khăn trong học tập.
(3) Thang đo công tác quản lý và phục vụ đào tạo
Công tác quản lý và phục vụ đào tạo thể hiện qua trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cung cách phục vụ chuyên nghiệp của cán bộ công nhân viên phục vụ trong trường đôi với sinh viên (Nguyễn Thị Hiển, 2011). Thang đo này bao gồm 6 biến quan sát sau (Bảng 3.4).
Bảng 3.4: Thang đo công tác quản lý và phục vụ đào tạo 1. Các thông tin cần thiết được thông báo đến sinh viên chính xác. 2. Các thủ tục hành chính được khoa giải quyết nhanh cho sinh viên.
3. Văn phòng chức năng của Trường giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của sinh viên thỏa đáng.
4. Các phòng ban chức năng nhiệt tình, vui vẻ, tôn trọng sinh viên. 5. Nhân viên thư viện có thái độ vui vẻ và tôn trọng sinh viên.
6. Nhân viên phục vụ thiết bị giảng dạy, âm thanh giảng đường luôn phục vụ nhanh chóng kịp thời.
(4) Thang đo cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo
Cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập là năng lực phục vụ của cơ sở vật chất phục vụ học tập như máy móc trang thiết bị, giảng đường, âm thanh, máy chiếu… bao gồm cả thư viện (Lê Thị Thủy, 2009). Thang đo này bao gồm 4 biến quan sát (Bảng 3.5).
Bảng 3.5: Thang đo cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo
1. Thiết bị công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy và học tập hoạt động tốt 2. Các giảng đường đảm bảo chỗ ngồi cho sinh viên.
3. Website của Trường hoạt động có hiệu quả.
4. Nguồn tài liệu trong thư viện đáp ứng được nhu cầu của người học (5) Thang đo sự nhiệt tình cảm thông của Trường
Sự nhiệt tình cảm thông là việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ đến từng cá nhân sinh viên (Nguyễn Thị Hiển, 2011). Thang đo này bao gồm 5 biến quan sát (Bảng 3.6).
Bảng 3.6: Thang đo sự nhiệt tình cảm thông của Trường
1. Khóa học có sự linh động mềm dẻo để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên 2. Trường sắp xếp giờ học chính hợp lý và thuận tiện cho sinh viên
3. Trường sắp xếp giờ thi, lịch thi hợp lý và thuận tiện cho sinh viên. 4. Trường thực hiện kế hoạch giảng dạy đúng như đã thông báo. 5. Nhà trường thông báo các thông tin mới của chính xác và kịp thời.
(6) Thang đo đời sống văn hóa xã hội
Đời sống văn hóa và xã hội là các hoạt động đoàn hội và các hoạt động ngoài học tập của khoa giúp SV có nhiều cơ hội học tập và giao lưu, kết bạn và trao đổi học tập (Lê Thị Thủy, 2009), bao gồm 6 biến quan sát (Bảng 3.7).
Bảng 3.7: Thang đo đời sống văn hóa xã hội
1. Các cuộc giao lưu văn nghệ của đoàn khoa thu hút SV tham gia 2. Các cuộc thi tài năng do khoa tổ chức hấp dẫn và thú vị
3. Các hội nghị cấp khoa (hội nghị học tốt, gặp gỡ cựu sinh viên…) thu hút sinh viên
4. Môi trường sinh hoạt ở lớp là gần gũi và thân thiện 5. SV có nhiều cơ hội giao lưu với nhiều bạn bè
6. SV có cơ hội tham gia các lớp học thuật (võ, vẽ, thư pháp, khiêu vũ…) Bước 2 Nghiên cứu sơ bộ định lượng (Pilot survey)
Mục đích của bước nghiên cứu sơ bộ định lượng là nhằm đánh giá sơ bộ thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha nhằm loại bỏ các biến có độ tin cậy thấp và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để gom và thu nhỏ dữ liệu. Từ đó hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi thăm dò và hình thành nên bảng câu hỏi chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu là 100. Để có dữ liệu cho phân tích định lượng trong bước 2, tác giả tiến hành thu thập thông tin của 100 sinh viên các lớp cuối khóa của 7 Khoa, viện trong trường. Kết quả thu về đầy đủ 100 bảng câu hỏi với đầy đủ thông tin hợp lệ.
3.2.1.1. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item- total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới. Thông thường, thang đo có Cronbach Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng tốt. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt. Tuy nhiên, hệ số Cronbach Alpha quá cao (α > 0,95) thì thang đo cũng không tốt vì các biến đo lường gần như là một. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Ở đây, tác giả lấy hệ số Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên.
Bảng 3.8: Kết quả Cronbach alpha các thang đo
Biến quan sát Trung bình
thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến – tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến
CTDT - Chương trình đào tạo: Cronbach’s Alpha = 0,735
Q1.1 12,29 7,885 0,459 0,704
Q1.2 12,64 7,000 0,659 0,623
Q1.3 12,63 8,397 0,352 0,743
Q1.4 12,29 6,814 0,639 0,628
Q1.5 12,15 8,816 0,393 0,724
DNGV - Đội ngũ giảng viên: Cronbach’s Alpha = 0,705
Q2.1 18,59 10,406 0,418 0,672 Q2.2 19,08 10,741 0,409 0,673 Q2.3 18,59 11,012 0,395 0,677 Q2.4 18,43 10,631 0,516 0,648 Q2.5 18,29 11,198 0,366 0,684 Q2.6 18,58 11,155 0,357 0,686 Q2.7 18,82 10,816 0,451 0,663
QLPV-Công tác quản lý và phục vụ đào tạo: Cronbach’s Alpha = 0,693
Q3.1 15,10 8,616 0,360 0,672 Q3.2 15,10 8,293 0,444 0,647 Q3.3 15,72 7,355 0,437 0,653 Q3.4 15,73 7,856 0,477 0,635 Q3.5 15,91 8,467 0,454 0,646 Q3.6 15,64 8,596 0,388 0,664
CSVC - Cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập: Cronbach’s Alpha = 0,848
Q4.1 9,07 6,450 0,635 0,830
Q4.2 9,22 5,466 0,738 0,785
Q4.3 9,27 5,856 0,697 0,803
NTCT – Sự nhiệt tình cảm thông:Cronbach’s Alpha = 0,766 Q5.1 13,76 7,316 0,462 0,747 Q5.2 13,60 6,525 0,622 0,694 Q5.3 13,84 6,297 0,620 0,692 Q5.4 14,01 6,555 0,466 0,753 Q5.5 13,67 6,809 0,524 0,727
VHXH – Đời sống văn hóa – xã hội: Cronbach’s Alpha = 0,790
Q6.1 15,51 10,656 0,513 0,764 Q6.2 15,62 10,622 0,592 0,747 Q6.3 15,62 9,794 0,706 0,718 Q6.4 16,18 10,452 0,493 0,771 Q6.5 15,50 10,859 0,423 0,788 Q6.6 15,72 10,688 0,548 0,756
SHL - Thang đo hài lòng chung: Cronbach’s Alpha = 0,806
Q7.1 20,57 13,904 0,461 0,794 Q7.2 20,47 12,959 0,624 0,767 Q7.3 20,79 12,450 0,592 0,771 Q7.4 20,71 13,359 0,497 0,788 Q7.5 20,55 12,856 0,625 0,766 Q7.6 20,61 13,170 0,442 0,801 Q7.7 20,72 12,709 0,563 0,777
Qua bảng số liệu trên, ta thấy biến các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha 0,6 và hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) > 0,3. Nên toàn bộ các biến trong thang đo đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) sơ bộ. 3.2.1.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi phân tích hệ số Cronbach Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis). Phương pháp trích nhân tố principal components với phép quay vuông góc varimax được sử dụng trong các phân tích EFA cho từng nhân tố, vì kích thước mẫu trong nghiên cứu sơ bộ quá nhỏ (n = 100), không
đủ để đạt được ước lượng tin cậy nếu phân tích tất cả các thang đo của các khái niệm cùng một lúc. (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Khi phân tích EFA ta cần xem xét một số tiêu chí để đảm bảo phân tích EFA là phù hợp. Tiêu chuẩn để lựa chọn là Hệ số tải nhân tố (factor loading) >= 0,5; Thang đo đạt yêu cầu khi tổng phương sai trích (Cumulative %) >= 50%. Để thực hiên EFA cần kiểm tra hệ số KMO >= 0,5 và Eigenvalue >= 1, đồng thời thực hiện phép xoay bằng phương pháp trích Principal component, phép quay Virimax (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Bảng 3.9: Kết quả phân tích EFA (cho từng khái niệm) Chương trình đào tạo: KMO=0,702;
Eigenvalue = 2,068;
Phương sai trích = 51,351%
Đội ngũ giảng viên: KMO=0,734; Eigenvalue = 2,719;
Phương sai trích = 58,847%
Biến quan sát Trọng số nhân tố Biến quan sát Trọng số nhân tố
Q1.1 0,727 Q2.1 0,665 Q1.2 0,705 Q2.2 0,658 Q1.3 0,668 Q2.3 0,657 Q1.4 0,604 Q2.4 0,632 Q1.5 0,582 Q2.5 0,631 Q2.6 0,591 Q2.7 0,516
Công tác quản lý và phục vụ đào tạo: KMO=0,712; Eigenvalue= 2,202;
Phương sai trích = 56,695%
Cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập: KMO=0,618; Eigenvalue = 1,948; Phương sai trích = 58,696%
Biến quan sát Trọng số nhân tố Biến quan sát Trọng số nhân tố
Q3.1 0,693 Q4.1 0,802 Q3.2 0,679 Q4.2 0,797 Q3.3 0,631 Q4.3 0,694 Q3.4 0,575 Q4.4 0,523 Q3.5 0,549 Q3.6 0,533
Sự nhiệt tình cảm thông: KMO=0,774; Eigenvalue = 2,438;
Phương sai trích = 58,765%
Đời sống văn hóa – xã hội:
KMO = 0,730; Eigenvalue = 2,672; Phương sai trích = 64,532%
Biến quan sát Trọng số nhân tố Biến quan sát Trọng số nhân tố
Q5.1 0,812 Q6.1 0,774 Q5.2 0,762 Q6.2 0,712 Q5.3 0,720 Q6.3 0,702 Q5.4 0,708 Q6.4 0,660 Q5.5 0,522 Q6.5 0,618 Q6.6 0,505
Thang đo sự hài lòng chung: KMO = 0,697; Eigenvalue = 3,179; Phương sai trích = 65,414%
Biến quan sát Trọng số nhân tố
Q7.1 0,763 Q7.2 0,757 Q7.3 0,690 Q7.4 0,653 Q7.5 0,643 Q7.6 0,627 Q7.7 0,561
Kết quả phân tích EFA (cho từng khái niệm) ở bảng 3.9 cho thấy các thang đo khi phân tích EFA (cho từng khái niệm) đều đạt yêu cầu về nhân tố trích, phương sai trích ( > 50%) và trọng số nhân tố ( > 0,5). (xem chi tiết ở phụ lục 2).
Như vậy, thông qua đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, các thang đo đều đạt yêu cầu. Các biến quan sát của các thang đo này sẽ được sử dụng trong nghiên cứu chính thức.