Kiến nghị với Tổng cục Du lịch và Vụ Khách sạn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Khách sạn Sài Gòn Hạ Long (Trang 113)

6. Bố cục của luận văn

3.4.1.Kiến nghị với Tổng cục Du lịch và Vụ Khách sạn

Để ngành du lịch nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng có thể phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì Tổng cục Du lịch, Vụ Khách sạn và cần có những chính sách để tạo môi trƣờng thuận lợi cho ngành kinh doanh khách sạn phát triển, đuổi kịp các nƣớc trong khu vực và các nƣớc trên thế giới, đó là:

* Tăng cường công tác quản lý:

- Hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp lý, phù hợp với sự phát triển của thị trƣờng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động đồng thời dễ dàng hơn trong việc kiểm soát các hoạt động của họ. Nội dung bao gồm: các quy định cụ thể về các tiêu chuẩn chất lƣợng cần đạt đƣợc mà các khách sạn phải thực hiện đƣợc trong quá trình hoạt động của mình. Từ đó đƣa ra các mức thƣ- ởng phạt đối với các khách sạn vi phạm hay thực hiện tốt các quy định đó.

- Tiến hành kiểm tra đột xuất các khách sạn nhằm kiểm tra theo dõi tình hình chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ của khách sạn. Cần kiểm tra, giám sát giá cả, chất lƣợng dịch vụ du lịch và có biện pháp chống hiện tƣợng phá giá để đảm bảo mức giá ổn định và tránh hiện tƣợng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp du lịch. Từ đó có thể quản lý đƣợc các hoạt động của khách sạn có đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ đã đề ra, từ đó có các biện pháp khắc phục và thƣởng phạt theo quy định.

- Ban hành hệ thống tiêu chuẩn phục vụ trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn.

- Nên khuyến khích các khách sạn áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001: 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách vừa mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

* Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực:

Tích cực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một yêu cầu cấp bách, đòi hỏi thực hiện với quy mô rộng. Bởi chất lƣợng đào tạo đội ngũ lao động trong ngành khách sạn không cao dẫn đến trình độ của nhân viên phục vụ kém, điều đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngành. Để khắc phục tình trạng đó cần quan tâm và đầu tƣ nhiều hơn nữa cho các trƣờng có đào tạo về ngành khách sạn du lịch. Các trƣờng đào tạo nên chú ý đào tạo về chiều sâu, đào tạo đi đúng hƣớng hơn, mang lại hiệu quả tốt hơn. Đồng thời tăng cƣờng các hoạt động thực tế cho sinh viên để sinh viên đƣợc học từ thực tiễn, nhƣ vậy sẽ tốt hơn cho công việc sau này của họ.

Bên cạnh đó, cần có sự tuyên truyền sâu rộng trong xã hội quan điểm về ngành du lịch, cụ thể là nghề phục vụ. Thay đổi từng bƣớc những định kiến của xã hội trong ngành khách sạn. Hiện nay, những lao động trong ngành khách sạn hầu nhƣ không đƣợc coi trọng, đặc biệt là những nhân viên phục vụ. Chính họ là những ngƣời đem lại sự thỏa mãn mức trông đợi của khách hàng. Do vậy, cần phải làm gì để để mọi ngƣời ý thức đƣợc rằng đó là một nghề đáng trân trọng và không thể thiếu đƣợc ở mỗi quốc gia, đặc biệt những nƣớc có ngành du lịch phát triển mạnh. Lao động trong khách sạn do chƣa đƣợc coi trọng, chính điều đó đã khiến tâm lý ngƣời lao động không ổn định và chƣa yên tâm với công việc hiện tại của mình, họ luôn coi công việc này chỉ mang tính tạm thời do đó họ thiếu gắn bó với công việc, chƣa hăng say nhiệt tình với công việc phục vụ. Vì vậy, cần có sự chỉ đạo, quan tâm đầu tƣ của chính quyền, các doanh nghiệp kinh

doanh khách sạn đồng thời thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng đến đội ngũ lao động trong khách sạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Khách sạn Sài Gòn Hạ Long (Trang 113)