. Kế toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên
2.2. Phương pháp tính giá NVL tại công ty.
2.2.1.Tính giá nhập kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
Vật tư của công ty chủ yếu là mua ngoài nên:
Vì công ty áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT nên giá mua là giá chưa có thuế
Chi phí thu mua gồm chi phí bốc dỡ, chi phí thuê kho bãi, chi phí bảo hiểm và hao hụt trong định mức.
Ví dụ 1:
Ngày 2 tháng 3 năm 2009 đội xây dựng số 1 – Công ty 496 mua của Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Gia 30 tấn xi măng Thanh Hóa theo giá hóa đơn GTGT số 0009428 ngày 2/3/2009. Giá mua trên hóa đơn là 870.000 đồng/ tấn (giá mua chưa bao gồm thuế GTGT 10%). Giao vật tư đến tận chân công trình
Nguyễn Thị Thu Hà Kế toán 47B Giá thực tế vật liệu nhập = Giá mua ghi trên hóa đơn Chi phí thu mua
Chiết khấu thương mại và giảm giá
hàng mua
+ -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
với chi phí vận chuyển là 30.000 đồng/ tấn ( giá chưa bao gồm thuế GTGT 5%) theo hóa đơn GTGT số 0009429.
Như vậy:
Giá thực tế của vật liệu nhập kho = 30 x 870.000 + 30 x 30.000 = 27.000.000 đồng.
2.2.2.Tính giá xuất kho nguyên vật liệu.
Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp nhập trước - xuất trước.
Ví dụ 2: Tình hình biến động của xí măng Thanh Hóa của Công ty 496
vào tháng 3 năm 2009 như sau:
- Tồn đầu kỳ : 10 tấn – đơn giá: 870.000 đồng/tấn.
- Ngày 2/3 nhập kho 30 tấn – đơn giá: 900.000 đồng/tấn theo PNK239 - Ngày 5/3 xuất kho 20 tấn theo PXK235
- Ngày 15/3 xuất kho 20 tấn theo PXK249.
- Ngày 20/3 nhập kho 60 tấn– đơn giá 880.000 đồng/tấn theo PNK262 - Ngày 23/3 xuất kho 40 tấn theo PXK257.
Như vậy, giá trị xi măng xuất dùng trong tháng 3/ 2009 là:
- ngày 5/3 = 10 x 870.000 + 10 x 900.000 = 17.700.000 đồng - ngày 15/3 = 20 x 900.000 = 18.000.000 đồng
- ngày 23/3 = 40 x 880.000 = 35.200.000 đồng.