CHỐT PISTON

Một phần của tài liệu Phân tích đặc điểm cấu tạo, sửa chữa động cơ HINO D8A và đề xuất giải pháp thủy hóa động cơ này (Trang 29)

1. Cấu tạo chốt piston.

H.2-12: Chốt piston, nối piston và thanh truyền

- Chốt piston cĩ kết cấu rất đơn giản, là một trụ rỗng, bề mặt được tơi cứng và mài bĩng. - Chốt piston được lắp ghép theo kiểu “lắp tự do cả hai mối ghép”,”lắp bơi” , tại hai kết cấu ghép đều khơng cĩ kết cấu hãm. Khi lắp ráp, mối ghép giữa chốt và bạc đầu nhỏ thanh truyền là mối ghép lỏng, cịn mối ghép với bệ chốt là mối ghép trung gian. Trong quá trình làm việc, do nhiệt độ cao, piston bằng hợp kim nhơm giãn ra nhiều hơn chốt piston bằng thép, tạo ra khe hở ở mối ghép này nên chốt piston cĩ thể tự xoay. Khi đĩ mặt phẳng chịu lực thay đổi nên chốt piston mịn đều hơn và chịu mỏi tốt hơn.

- Để hạn chế sự di chuyển dọc trục của chốt người ta sử dụng vịng hãm ở hai đầu chốt piston.

- Do lắp ghép như vậy cho nên cần phải giải quyết vấn đề bơi trơn cho cả 2 mối ghép.

2. Hư hỏng – Kiểm tra – Sửa chữa.

- Mặc dù là thép tốt và được tơi cứng mặt ngồi, với khe hở lắp ghép nhỏ nhất, chốt piston vẫn bị mài mịn, khi khe hở lớn sẽ sinh ra tiếng gõ giữa chốt và bạc đầu trên của thanh truyền.

- Người ta khơi phục hình dáng trịn xoay của chốt piston bằng phương pháp mài trên máy mài vơ tâm.

- Để khơi phục đường kính ngồi, người ta dùng chày nong vào phía trong của chốt, nhiệt độ nung nĩng để nong chốt khoảng 650ْ C ÷ 750ْ C

- Nếu đường kính ngồi nhỏ đi 1 lượng <0.5mm ta cĩ thể mạ crom để khơi phục lại kích thước ban đầu. Trước khi mạ nên mài trịn để giảm lượng cắt gọt sau khi mạ(vì lớp crom rất cứng, khĩ mài.)

- Khi bị mịn nhiều, cĩ thể mạ thép hoặc mạ hai lớp: đồng + crom.

- Khe hở giữa chốt piston và piston. Nếu khe hở đo được vượt quá giới hạn cho phép, thì ta tiến hành thay piston, hoặc chốt piston hay cĩ thể phục hồi lại chốt piston để sử dụng lại. - Khoảng cách từ chốt piston đến đầu nhỏ tay biên. Nếu khoảng cách đo được vượt quá giới hạn, thì phải thay bạc lĩt trên tay biên.

* Thay bạc lĩt:

- Khi thay bạc lĩt, sử dụng bộ dụng cụ chuyên dùng để tháo bạc lĩt. - Tháo bạc đầu biên:

+ Để tháo bạc đầu biên (bạc đầu nhỏ) ra khỏi tay biên, tay biên cần được cố định trên dụng cụ chuyên dùng.

+ Lắp trục tâm và ống cách (dụng cụ chuyên dùng) lên đầu nhỏ của tay biên. Sau đĩ ép từ từ lên dụng cụ này cho đến khi tháo bạc biên ra khỏi tay biên (lực ép khoảng 49 KN).

- Ép bạc biên:

+ Lắp trục tâm và ống cách (dụng cụ chuyên dùng) lên đầu nhỏ tay biên. + Bơi 1 lớp dầu nhờn lên đầu nhỏ tay biên và bạc.

+ Sử dụng dụng cụ chuyên dùng đề ép bạc vào cồ lắp bạc trên đầu nhỏ tay biên ( lực ép khoảng 5KN).

+ Sau khi lắp bạc, tháo dụng cụ chuyên dùng ra, cần phải kiểm tra và đảm bảo khe hở giữa bạc đầu nhỏ và chốt piston.

+ Chú ý: Khi ép, lắp bạc cần phải điều chỉnh lỗ dầu trên bạc thẳng với lỗ dầu trên đầu tay biên. Khi lắp chốt piston, cần phải đảm bảo sao cho chốt xoay được nhẹ nhàng và khơng cĩ độ rơ.

Một phần của tài liệu Phân tích đặc điểm cấu tạo, sửa chữa động cơ HINO D8A và đề xuất giải pháp thủy hóa động cơ này (Trang 29)