Các công cụ đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị của risperidone, olanzapine trên bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 38)

2.2.5.1. Phiếu câu hỏi nghiên cứu

Các bệnh nhân nghiên cứu đều được khảo sát theo một mẫu bệnh án thống nhất được thiết kế chuyên biệt phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu (xem phụ lục).

2.2.5.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán

Dựa trên bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD10) của Tổ chức Y tế Thế giới (mục F20)

2.2.5.3.Thang hội chứng âm tính và dương tính (PANSS: Posssitive And Negative Syndrome Scale)

Thang hội chứng dương tính và âm tính (PANSS) đã được phát triển và chuẩn hóa để đánh giá về thể loại và các khía cạnh của hiện tượng tâm thần (Key, Fizbein & Opler, 1987). Thang này có 30 đề mục, được đánh giá thành 7

điểm được xem là một phương pháp được xác định và thực hiện một cách kỷ lưỡng giúp đánh giá các triệu chứng dương tính, âm tính và các triệu chứng khác dựa trên một phỏng vấn lâm sàng bán cấu trúc chính thức và các nguồn tin khác.

Thang PANSS còn bao gồm 3 đề mục phụ để đánh giá nguy cơ gây hấn của người bệnh. Do đó thang PANSS[6] hiện đang giới thiệu có tất cả 33 đề mục, giúp chấm điểm:

- Thang dương tính. - Thang âm tính.

- Thang kết hợp (Dương tính – Âm tính). - Thang tâm lý bệnh chung.

- Thang nguy cơ gây hấn.

Ngoài ra còn có những điểm số thêm vào dành cho nhóm các triệu chứng như: mất năng lực, rối loạn tư duy, hoạt động, hoang tưởng Paranoid/ gây gổ và trầm cảm.

Thang PANSS ban đầu được cải biên từ 2 thang đánh giá tâm thần là Thang Tâm Thần ngắn – BPRS (Overall & Gorham, 1962) và Bảng đánh giá tâm lý bệnh (Singh và Kay, 1975). Thang PANSS đã lựa chọn những đề mục đại diện tốt nhất cho các nét Dương Tính và Âm tính của bệnh nhân tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, sau đó các tác giả nhận thấy cần phải có nhiều cải tiến hơn để định chuẩn thành công kỹ thuật này, bao gồm những chỉ dẫn chặt chẽ hơn trong việc phát hiện và đánh giá các triệu chứng tâm thần. Do đó, thủ tục phỏng vấn và tất cả các đề mục đã sửa đổi, định nghĩa rõ cho mỗi đề mục cần đánh giá, tiêu chuẩn rõ ràng cho tất cả 7 mức độ về tâm bệnh lý và khoảng các tương dương giữa các điểm được đánh giá trên mỗi đề mục.

Sự xuất bản cuốn sổ tay và các biểu mẫu hiện nay thể hiện cách đánh giá có hệ thống các hội chứng Dương tính và Âm tính.

Về mặt lý thuyết, thang PANSS phục vụ việc đánh giá nhằm vào các khía cạnh Dương tính và Âm tính của rối loạn tâm thần phân liệt theo quan niệm của Crow (1980a,1980b) và Andreasen và Olsen (1982). Do đó, trong 30 đề mục, 7 đề mục được gộp thành thang Dương tính, đo lường những triệu chứng phát triển thêm trên một trang thái tâm thần bình thường và 7 đề mục khác tạo thành thang Âm tính đánh giá những nét thiếu sót so với một trạng thái tâm thần bình thường. Dựa trên sự sai biệt giữa các thang này, một thang kết hợp lưỡng cực chỉ rõ mức độ ưu thế của hội chứng này so với hội chứng kia. Sau cùng, một chỉ số thứ tư, thang tâm lý bệnh chung đo lường mức độ nặng nhẹ chung của rối loạn tâm thần phân liệt bằng cách cộng 16 đề mục còn lại[6].

Các đề mục của thang PANSS bao gồm:

P1: Hoang tưởng N1: Cảm xúc cùn mòn P2: Sự tan chảy các khái niệm N2: Thu rút cảm xúc P3: Hành vi ảo giác N3: Quan hệ kém

P4: Kích động N4: Thu rút xã hội,thụ động vô cảm P5: Ý tưởng tự cao N5: Tư duy trừu tượng khó khăn

P6: Đa nghi ý tưởng bị hại N6: Mất tính tự phát và trôi chảy của lời nói

P7: Thù hằn N7: Tư duy định hình

2.2.5.4. Thang cảm nhận lâm sàng chung (CGI: Clinical Global Impression): đưa phần giới thiệu thang CGI

Thang cảm nhận lâm sàng tổng quát được tạo ra từ năm 1976. Thang này được sử dụng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tâm thần với mục đích đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị. Thang CGI gồm có 3 thang điểm nhỏ, đó là:

Thang CGI - S (Severity of illness): đánh giá về mức độ nặng của bệnh. Bằng kinh nghiệm lâm sàng của mình, các thầy thuốc sẽ đánh giá mức độ nặng của rối loạn trên bệnh nhân qua 7 mức độ như sau:

1. Không đánh giá

2. Bình thường, không bị bệnh 3. Ở mức ranh giới của rối loạn 4. Rối loạn ở mức độ nhẹ

5.Rối loạn ở mức trung bình 6. Rối loạn đáng kể

7. Rối loạn ở mức trầm trọng

Thang CGI - I (Global Improvement): đánh giá về sự cải thiện chung của rối loạn qua quá trình điều trị. Thang này cũng được đánh giá thông qua những mức độ sau:

1.Không đánh giá 2.Cải thiện rất nhiều 3. Cải thiện nhiều

4.Cải thiện ở mức tối thiểu 5. Không thay đổi

6. Xấu hơn một chút 7. Xấu hơn nhiều 8. Xấu hơn rất nhiều

Thang chỉ số hiệu quả (effective index): là sự kết hợp giữa hiệu quả điều trị và tác dụng phụ của thuốc. Thầy thuốc chọn mục thích hợp nhất với tình trạng hiện tại của bệnh nhân trong bảng giao nhau này để đánh giá.

Thang chỉ số hiệu quả được cấu tạo như sau:

Không có Không ảnh hưởng đáng kể đến chức năng của bệnh nhân Ảnh hưởng đáng kể đến chức năng của bệnh nhân Tác dụng phụ quá mức

Cải thiện rất nhiều, các triệu chứng hết hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn

01 02 03 04

Cải thiện rõ rệt, các triệu chứng giảm một phần

05 06 07 08

Cải thiện ít, không thay đổi tình trạng chăm sóc bệnh nhân

09 10 11 12

Không thay đổi hoặc

xấu hơn 13 14 15 16

Không đánh giá 00

Thang CGI từ khi được sử dụng vào năm 1976 đến nay cho thấy thang này tương quan với các thang đánh giá hiệu quả điều trị khác như thang Hamilton, thang Beck cho trầm cảm, thang lo âu Hamilton, thang khảo sát các triệu chứng âm tính, dương tính trong tâm thần phân liệt, thang đánh giá hưng cảm của Young[5],[34 ].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị của risperidone, olanzapine trên bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)