Đặc điểm phân bố tuổi theo giới của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị của risperidone, olanzapine trên bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 75)

Bảng 3.8 cho thấy nhóm bệnh nhân nghiên cứu có độ tuổi từ 40 đến 49 chiếm tỷ lệ 36,2 %, trong đó số bệnh nhân nam ở nhóm tuổi này chiếm tỷ lệ 40,5% và số bệnh nhân nữ ở nhóm tuổi này chiếm tỷ lệ 22,2%. Bảng 3.9, tuổi trung bình của 2 giới tại thời điểm nghiên cứu là 44± 9,22 Mặc dù, ở các nhóm tuổi, có tỷ lệ nam nữ khác nhau nhưng không có sự khác biệt giữa nam và nữ với p > 0,05. Theo Kaplan (2007) đã cho rằng tuổi khởi phát ở nam sớm hơn nữ, phần lớn ở nam khởi phát từ 20 – 25 tuổi và phần lớn ở nử từ 25 – 30 tuổi . khởi phát hiếm ở tuổi trước 15 tuổi và sau 60 tuổ [21].

4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TÂM THẦN PHÂN LIỆT 4.2.1. Lý do vào viện của đối tượng nghiên cứu 4.2.1. Lý do vào viện của đối tượng nghiên cứu

Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, nhập viện do rối loạn hành vi như có 32 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 27,7%, hoang tưởng có 20 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 17,2% (bảng 3.10)

Giai đoạn đầu tiên của nhóm bệnh nhân nghiên cứu có 32 trường hợp biểu hiện bằng rối loạn hành vi chiếm ưu thế so với các lý do khác hoang tưởng, ảo giác, rối loạn cảm xúc hay mất ngủ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không phù hợp với nhận định của Perugi G. và cs (2000) là có tới 60% bệnh nhân tâm

thần phân liệt có biểu hiện đầu tiên với triệu chứng mất ngủ. Theo Palmese LB, DeGeorge PC[61] mất ngủ thường gặp trong tâm thần phân liệt và có liên quan đến việc ăn ban đêm.

Nghiên cứu của Benazzi (1999) cho thấy tâm thần phân liệt có triệu chứng loạn thần thường nặng hơn, tiến triển mạn tính hơn. Nghiên cứu của Robin và cộng sự (2003) cho thấy trong nhóm tâm thần phân liệt giai đoạn toàn phát có triệu chứng loạn thần nhiều hơn ở nam so với nữ. Do tiến triển mạn tính và dùng thuốc chống loạn thần cổ điển và kéo dài dễ có nguy cơ rối loạn vận động muộn[63].

4.2.2.Đặc điểm về tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứu

Trong 116 bệnh nhân nghiên cứu có 20 bệnh nhân có tiền sử gia đình liên quan đến rối loạn tâm thần chiếm 17,3%% (bảng 3.11). Tiền sử gia đình tâm thần phân liệt chiếm 10,4%, trong đó có 9 trường hợp là cha mẹ (7,8%), 2 trường hợp là anh chị em (1,7%) và 1 trường hợp là họ hàng (0,9%). Các rối loạn tâm thần thường gặp là tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc[41]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Kenneth S. Kendler, F.Anthony O’Neill (1996)[43]. Theo Kaplan và Sadock (1994)[42], khoảng 50% bệnh nhân tâm thần phân liệt có ít nhất một cha hoặc mẹ bị rối loạn khí sắc, thường là tâm thần phân liệt nặng và sẽ có 25% con bị rối loạn khí sắc. Nếu cả cha và mẹ đều bị thì con của họ có nguy cơ bị rối loạn khí sắc là 50- 75%. Nghiên cứu của Andreasen N.C[11] cho thấy tiền sử gia đình rất quan trọng trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực so với tâm thần phân liệt (51,1% so với 33%) . Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Mai (1999), cho thấy có 28% bệnh nhân tâm thần phân liệt có tiền sử gia đình bị rối loạn tâm thần. Như vậy những người con mà trong gia đình có cha mẹ bị rối loạn tâm thần phân liệt cần phải được theo dõi và phát hiện sớm những rối loạn tâm thần để có can thiệp kịp thời

4.2.3. Số lần nhập viện theo giới của đối tượng nghiên cứu

Có 2 bệnh nhân có 2 lần nhập viện (chiếm 1,7%), 56 bệnh nhân có 3 lần nhập viện (48,3%) và 58 bệnh nhân có từ 4 lần nhập viện trở lên (50%). Số lần nhập viện trung bình tính đến thời điểm nghiên cứu là 4,1±1,4 lần (Bảng 3.12). Giữa các lần nhập viện người bệnh ổn định, vẫn tiếp tục lao động sinh hoạt cùng với gia đình và cộng đồng.

Như vậy, do nguy cơ tái phát cao của tâm thần phân liệt nên chỉ điều trị ở pha cấp tính là chưa đủ mà bệnh nhân cần tiếp tục điều trị củng cố lâu dài tại gia đình[83]. Điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân, gia đình và thấy thuốc để lập kế hoạch đưa bệnh nhân đi khám bệnh định kỳ (mặc dù họ đang ổn định). Mặt khác phải tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân về kiến thức chung về bệnh tâm thần, qua đó giúp phát hiện kịp thời các trường hợp tái phát của bệnh nhân tâm thần phân liệt. Điều trị kịp thời giúp giảm tỷ lệ tái phát, giảm tỷ lệ tử vong do tự sát, rút ngắn thời gian điều trị nội trú và làm giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình và xã hội[49].

4.2.4. Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian mắc bệnh trung bình theo giới là 15,5 ±6,27 (bảng 3.13). Theo nghiên cứu của Stang P.E.và cộng sự (2006) nhận thấy thời gian trung bình giữa lúc chẩn đoán ban đầu với chẩn đoán là tâm thần phân liệt là 21 tháng. Ngoài ra, thời gian để được chẩn đoán đúng bị kéo dài còn do bệnh nhân chưa đến ngay chuyên khoa tâm thần mà còn đến khám và điều trị ở các chuyên khoa khác như tim mạch, thần kinh..

Theo Ann Mortimer (1997), tâm thần phân liệt là bệnh mạn tính và rất hay tái phát, bệnh nhân có thể bị bệnh trong hàng chục năm[58]. Ý kiến này cũng trùng với nhận định của Gelder M. (1988) Philip G. (1997) khi cho rằng nếu bệnh nhân tâm thần phân liệt có từ 5 lần nhập viện trở lên thì có nguy cơ bệnh sẽ

kéo dài. Hội Tâm thần học Mỹ cũng chỉ ra rằng trung bình trong 10 năm bệnh có 4 lần nhập viện.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tâm thần phân liệt là bệnh mạn tính, tiến triển trong nhiều năm tháng nếu không được điều trị hiệu quả[42].

4.2.5. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.14 cho thấy giảm ý chí làm việc ở 97 bệnh nhân chiếm 83,6%, tư duy nghèo nàn chiếm 82,8% , cảm xúc bàng quan chiếm 79,3% số bệnh nhân với biểu hiện thờ ơ vô cảm. Đây là rối loạn cơ bản phản ánh tình trạng cảm xúc của người bệnh. ngại tiếp xúc nói chuyện với mọi người xung quanh, người bệnh trở nên thụ động. Bệnh nhân giảm tính năng động trong mọi hoat động tâm thần. Người bệnh biểu hiện cảm xúc ngày càng cùn mòn, tư duy ngày càng nghèo nàn, ý chí ngày càng suy đồi, hoạt động ngày càng yếu đuối, dần dần không muốm làm bất cứ việc gì. Giảm ý chí làm việc, người bệnh dần dần mất sáng kiến, mất động cơ, hoạt động không hiệu quả, mất dần hoạt động thói quen nghề nghiệp cũ đến nổi không muốn làm bất cứ việc gì, phù hợp với nghiên cứu của Colin A.Ross (2009)[68]

Các biểu hiện trên là đặc trưng của các triệu chứng âm tính. Theo Dawn I, Velligan (2008), mục tiêu quan trọng trong điều trị tâm thần phân liệt là các triệu chứng âm tính[80].

Trong nghiên cứu của Morgan và cộng sự (2005) 72,7% bệnh nhân có giảm sự tập trung chú ý.

Tiếp đến là thiếu hoặc mất phản ứng cảm xúc với môi trường xung quanh chiếm 79,3%. Bệnh nhân ít hoặc không quan tâm, biểu lộ cảm xúc đến những sự kiện, công việc diễn ra quanh mình. Có khoảng 77,7% bệnh nhân tâm thần phân liệt thu hẹp sự quan tâm xung quanh, họ cảm thụ thế giới và các hiện tượng xung quanh một cách mờ nhạt. Rối loạn hành vi, hoang tưởng, ảo giác là những triệu chứng dương tính trong tâm thần phân liệt. Theo Kurt Schneider liệt kê các triệu

chứng tâm thần mà ông nghĩ là tâm thần phân liệt để phân biệt với các rối loạn tâm thần khác. Chúng được gọi là các triệu chứng đầu tiên xếp hạng của Schneider.

4.2.6. Rối loạn giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu

Trong số 90/116 bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ 77,6%, trong đó có 62/90 trường hợp là mất ngủ toàn bộ chiếm tỷ lệ 68,8%, mất ngủ đầu giấc có 15/90 trường hợp chiếm tỷ lệ 16,7% và mất ngủ cuối giấc có 13/90 trường hợp chiếm 14,5% (bảng 3.15)

Mất ngủ là triệu chứng gây khó chịu cho nhiều bệnh nhân và là triệu chứng chính khiến gia đình đưa bệnh nhân đi khám bệnh. Theo Wolfgang Maier, Peter Falkei (2003) mất ngủ còn dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc gây ngủ, rượu và ma túy [53]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Mai khoảng 90% bệnh nhân tâm thần phân liệt có rối loạn giấc ngủ: mất ngủ là 83,3% và ngủ nhiều 6,7% trong khi đó tâm thần phân liệt tái diễn chỉ có 4% ngủ nhiều. Nghiên cứu của Lee.S và cs (2008) nhận thấy 21,5% bệnh nhân tâm thần phân liệt có ngủ nhiều. Nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ ở 96 bệnh nhân tâm thần phân liệt, Saiz-Ruiz và cs (1994) nhận thấy 81% trường hợp có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, trong đó 49 % là mất ngủ hỗn hợp (đầu giấc và giữa giấc), 25% thức giấc sớm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của Kaplan & Sadock với 80% bệnh nhân phàn nàn về rối loạn giấc ngủ[42].

4.2.7. Các loại hoang tưởng của đối tượng nghiên cứu

4.2.7.1. Nội dung hoang tưởng

Có 25/116 bệnh nhân có hoang tưởng chiếm tỷ lệ 21,6%.

- Hoang tưởng bị hại: thường gặp nhất trong số các hoang tưởng gặp trên lâm sàng chiếm tỷ lệ 42,3% (22/52 hoang tưởng). Kết quả này phù hợp với nhận định và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác về tính phổ biến của hoang tưởng bị hại trong bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân tâm thần phân liệt thể

paranoid. Kết quả cụ thể trong một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có hoang tưởng bị hại là 54-58%.

- Hoang tưởng bị điều khiển: có 19/52 chiếm tỷ lệ 36,5% số hoang tưởng của đối tượng nghiên cứu.

Hoang tưởng bị điều khiển là hoang tưởng được kiểm soát bởi một lực lượng bên ngoài, bệnh nhân cho rằng mình bị các thế lực thần bí như thần thánh , ma quỷ điều khiển hành vi và cảm xúc của họ, bắt họ phải lảm nhiều việc mà họ không cưỡng lại đươc [26].

- Hoang tưởng kỳ quái chiếm 21,2% số hoang tưởng (bảng 3.16).

Theo nghiên cứu P.Kulhara, S.K.Kota (1986) hoang tưởng kỳ quái chỉ bao gồm các hoang tưởng mang tính chất tôn giáo thuần túy với nội dung thần thánh[48]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, hoang tưởng kỳ quái được mở rộng bao gồm bệnh nhân nghĩ rằng mình có những khả năng đặc biệt, quyền lực siêu phàm có thể làm đươc những việc phi thường không ai làm được hay bản thân họ đươc thần thánh, trời Phật, các thế lực thần bí mang màu sắc tôn giáo ban cho những khả năng khác thường để cứu nhân độ thế.

Theo Zheng Z.P. (1989), khi so sánh tỷ lệ các loại hoang tưởng giữa 200 bệnh nhân tâm thần phân liệt ở Thượng Hải với 186 bệnh nhân tâm thần phân liệt ở Tokyo cho rằng hoang tưởng bị hại và hoang tưởng bị điều khiển đều chiếm tỷ lệ cao và nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu trên. Nội dung hoang tưởng khác nhau có thể là do ảnh hưởng của tôn giáo, nền văn hóa, sắc tộc và các tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

4.2.7.2. Tính chất xuất hiện của hoang tưởng ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.17 cho thấy hoang tưởng xuất hiện liên tục chiếm 40/52 hoang tưởng chiếm tỷ lệ 76,9%, hoang tưởng xuất hiện từng lúc chiếm 12/52 hoang tưởng (chiếm tỷ lệ 22,1%).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận định của Ekinci O. EkinciA. (2013)[26].

Về số lượng hoang tưởng, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với ý kiến của Robert. E Hales (1999) cho rằng 50% số bệnh nhân tâm thần phân liệt loạn thần có hơn một loại hoang tưởng.

4.2.7.3. Tác động của hoang tưởng đến hành vi của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.18 cho thấy hoang tưởng chi phối hành vi của đối tượng nghiên cứu là 46/52 hoang tưởng chiếm tỷ lệ 88,6%, hoang tưởng không chi phối hành vi của đối tượng nghiên cứu là 6/52 hoang tưởng, chiếm tỷ lệ 11,4%.

Các tác giả như Kaplan H. I. (1994), Gelder M. (1988), Philip G. (1995), Robert. E Hales (1999), cho rằng hoang tưởng trong tâm thần phân liệt có loạn thần thường chi phối hành vi dù chúng xuất hiện liên tục hay không liên tục. Do tác động của hoang tưởng, bệnh nhân có thể có những hành vi nguy hiểm cho người xung quanh hoặc cố ý tự lảm tổn thương [35].Theo Kaplan H. I. (1994), triệu chứng loạn thần trong tâm thần phân liệt có loạn thần chủ yếu là hoang tưởng, vì vậy còn gọi là tâm thần phân liệt có hoang tưởng.

4.2.8. Các loại ảo giác của đối tượng nghiên cứu

4.2.8.1. Khảo sát các loại ảo giác của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.19 cho thấy ảo thanh chiếm 16/18 trường hợp chiếm tỷ lệ 88,9% và ảo thị, ảo khướu chiếm 2/18 trường hợp (chiếm tỷ lệ 11%).

Ảo giác là cảm giác tri giác như là có thật về một sự vật hoặc một hiện tượng không có thực trong thực tế.

Các ảo giác giả thường là “ảo thanh bình phẩm” tức là bệnh nhân thường nghe có tiếng nói chuyện trong đầu, hoặc tiếng nói trong bụng phát ra. Có khi là tiếng nói xấu hoặc khen bệnh nhân, có khi phân tích, nhận xét những hành vi, suy nghĩ của bệnh nhân. Thậm chí tiếng nói đó ra lệnh, bắt bệnh nhân làm theo việc này việc khác, trong đầu bệnh nhân nhiều lúc có tiếng đó. Một số trường

hợp bị chứng ảo giác, thỉnh thoảng cứ nghe ai nói chuyện, ra lệnh, bình phẩm, bắt ép phải làm thế này, thế kia[3].

4.2.8.2. Tính chất xuất hiện và tác động của ảo giác đến rối loạn hành vi

Có 18/116 bệnh nhân có ảo giác chiếm tỷ lệ 15,5%.

Bảng 3.20 cho thấy trong số 18 ảo giác, ảo thanh giả có 6/18 xuất hiện liên tục chiếm tỉ lệ 33,3% và 1/18 ảo thanh giả xuất hiện từng lúc chiếm tỉ lệ 5,5%. Có 5/18 ảo thanh giả có chi phối hành vi chiếm tỉ lệ 27,9% và 2/18 ảo thanh giả không chi phối chiếm tỉ lệ 11%.

Nghiên cứu 4972 bệnh nhân nhập viện của Baethge C. (2005) nhận thấy có 10,5% bệnh nhân tâm thần phân liệt có ảo giác. Ảo giác ở bệnh nhân tâm thần phân liệt giai đoạn mạn tính thường ít nổi bật, thường gặp là ảo thanh, ảo thị; và có thể kèm theo hoang tưởng bị hại. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 18 trường hợp có ảo giác và hầu hết là ảo thanh, phù hợp với G Sachs 5 - 10% giai đoạn tiến triển trong tâm thần phân liệt có loạn thần. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Mai, số bệnh nhân tâm thần phân liệt có hoang tưởng và ảo giác là 53,3% và 13,3%; trong khi đó ở nhóm bệnh nhân tâm thần phân liệt tái diễn là 46% và 18%. Liz Forty, Daniel Smith và cộng sự (2008) cho thấy 30,2% bệnh nhân ở giai đoạn toàn phát của tâm thần phân liệt và 10,5% tâm thần phân liệt thể di chứng có triệu chứng loạn thần. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong nhóm tâm thần phân liệt giai đoạn toàn phát có loạn thần[47] có đến 50% ở lứa tuổi 20 - 29, trong khi chỉ có 10% ở lứa tuổi từ 50 trở lên.

Nội dung của ảo thanh quan trọng hơn tính chất liên tục của ảo thanh trong chi phối hành vi của bệnh nhân. Ảo thanh giả hay chi phối hành vi dù chúng xuất hiện liên tục hay không liên tục . Các hành vi bị chi phối là tránh tiếp xúc với những người xung quanh, hạn chế ăn uống, sám hối và nặng hơn cả là hành vi tự sát. Còn ảo thanh thật do nội dung chỉ là các âm thanh đơn giản, không có nội dung gì rõ ràng, nhưng cũng có chi phối hành vi của bệnh nhân.

Nhận định của chúng tôi cũng phù hợp với ý kiến của nhiều tác giả đã công bố trước đó. Các tác giả này đều cho rằng ảo thanh giả thường chi phối hành vi của bệnh nhân dù chúng xuất hiện liên tục hay không liên tục. Khi ảo thanh giả là tiếng nói bình phẩm xấu về bệnh nhân, phỉ báng và chê bai tư cách của bệnh nhân, nói rằng bệnh nhân bị bệnh nặng, rằng bệnh nhân có nhiều tội lỗi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị của risperidone, olanzapine trên bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)