3.3.7.1. Khảo sát các tác dụng phụ của đối tượng nghiên cứu theo giới tính
Tỷ lê %
Bảng 3.31. Khảo sát các tác dụng phụ của đối tượng nghiên cứu theo giới tính(n=116) Tác dụng phụ Nam (n=89) Nữ (n=27) Tổng cộng n=89 Tỷ lệ % n=27 Tỷ lệ % n=116 Tỉ lệ % Tăng cân 46 51,7 16 59,2 62 53,4 Ngoại tháp 11 12,3 4 14,8 15 12,9 Không t.dụng phụ 32 36,0 7 26,0 39 33,7 Tổng cộng 89 100 27 100 116 100 Nhận xét:
- Tác dụng phụ tăng cân ở nam có 46 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 51,7% và ở nữ có 16 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 59,2%
- Tác dụng phụ ngoại tháp ở nam có 11 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 12,3% và ở nữ có 4 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 14,8%.
3.3.7.2 Đánh giá các tác dụng phụ của nhóm nghiên cứu
Bảng 3.32. Khảo sát các tác dụng phụ của nhóm nghiên cứu (risperidone và olanzapine) Tác dụng phụ Risperidone Olanzapine Tổng cộng P n=58 Tỉ lệ % n=58 Tỉ lệ % n=116 Tỉ lệ% lêlệ% Tăng cân 21 36,2 41 70,7 62 53,4 <0,05 Ngoại tháp 15 25,9 0 0 15 12,9 Không tác dụng phụ 22 37,9 17 29,3 39 33,7 Tổng cộng 58 100 58 100 116 100
Nhận xét:
- Tác dụng phụ ngoại tháp chỉ có ở nhóm risperidone có 15 trường hợp chiếm tỷ lệ 25,9%.
- Tác dụng phụ tăng cân chiếm tỷ lệ cao 53,4%, trong đó nhóm olanzapine có tỉ lệ tăng cân cao nhóm risperidone (70,7% so với 36,2%)
- Tác dụng phụ lên 2 nhóm điều trị có khác biệt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1.1. Đặc điểm giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, tiền sử gia đình, trình độ văn hoá, nghề nghiệp
4.1.1.1. Giới tính
Trong 116 bệnh nhân nghiên cứu có 89 bệnh nhân nam chiếm 76,7%, 27 bệnh nhân nữ chiếm 23,3%, tỷ lệ nam/nữ là gần 3/1(bảng 3.1). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả là tâm thần phân liệt có tỷ lệ ở nữ so với nam với tỷ lệ gần bằng nhau, Copolov DL, McGorry PD, Singh BS (1990)[21]. Điều này, có thể được giải thích là số bệnh nhân nam nhiều gấp 3 lần số bệnh nhân nữ tại cơ sở Lê Minh Xuân. Do đó với số liệu tỷ lệ nam nữ ở nghiên cứu này không thể so sánh với các nghiên cứu khác.
Trong nghiên cứu chúng tôi thấy có 83,6% bệnh nhân ở độ tuổi 20-29 chênh lệch về giới (bảng 3.3). Có sự tăng cao bệnh lý tâm thần phân liệt ở những người trẻ tuổi. Phần lớn bệnh nhân có độ tuổi từ 20-49 tuổi (90%), độ tuổi này cũng gặp tỷ lệ cao như nghiên cứu của chúng tôi.
4.1.1.2. Tình trạng hôn nhân
Bảng 3.2 cho thấy có 19 bệnh nhân đã kết hôn chiếm tỷ lệ 16,4%. Có 97 trường hợp chưa kết hôn chiếm tỷ lệ 83,6%. Tình trạng mắc bệnh sớm có thể ảnh hưởng đến tình trạng hôn nhân của người bệnh[27]. Tìm hiểu những trường hợp này chúng tôi thấy đây là hậu quả của tình trạng mắc bệnh dẫn đến xung đột trong cuộc sống gia đình. Chúng tôi gặp tỷ lệ chênh lệch nhau về số bệnh nhân đã kết hôn và chưa kết hôn.
Kaplan & Sadock nhận thấy ở những bệnh nhân tâm thần phân liệt tỷ lệ ly dị và sống độc thân cao hơn so với số kết hôn[42]. Có lẽ do phong tục tập quán ở
người Việt nam khác với các nước trên thế giới nên tỷ lệ ly hôn trong nghiên cứu không cao.
4.1.1.3. Tuổi khởi phát của nhóm bệnh nhân
Ở bảng 3.3, chúng tôi thấy số bệnh nhân khởi phát bệnh nhiều nhất ở nhóm tuổi 20-29 chiếm tỷ lệ 83,6%, trong đó số bệnh nhân nam khởi phát bệnh ở lứa tuổi này chiếm tỷ lệ 82,0% và số bệnh nhân nữ khởi phát bệnh ở lứa tuổi này chiếm tỷ lệ 88,9%.
Tuổi khởi phát trung bình chung cho cả hai giới là 23,1±3,1tuổi Tuổi khởi phát trung bình ở nam giới là 22,5±2,9; nữ giới là 24,8±3,1; Tuổi khởi phát của các bệnh nhân tâm thần phân liệt phần lớn là < 30 tuổi, (bảng 3.4). Có sự khác biệt giữa nam và nữ với p < 0,05. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu khác cho rằng mặc dù tỷ lệ bệnh tâm thần phân liệt không có khác biệt về giới tính, nhưng tỷ lệ khởi phát có khác biệt về giới với tuổi khởi phát của nữ cao hơn nam giới. Theo DSM-IV[24], các nhà tâm thần học Mỹ, tuổi khởi phát của rối loạn tâm thần phân liệt ở giữa độ tuổi 30 (20-25). Susana Ochoa (2012) nhận thấy tuổi khởi phát của nam sớm hơn so với nữ [73].
4.1.1.4. Nơi cư trú
Bảng 3.5 đa số là sống ở Thành phố Hồ Chí Minh có 111 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 95,7%, sống ở tỉnh khác chỉ có 5 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 4,3%. Có lẽ do bệnh viện chúng tôi thuộc tuyến thành phố nên bệnh nhân đến khám và nhập viện đa số sống ở Thành phố Hồ Chí Minh.
4.1.1.5. Trình độ học vấn
Trong số 116 bệnh nhân nghiên cứu, chúng tôi thấy 5 trường hợp có bậc đại học chiếm 4,3%, 50 trường hợp, ở bậc trung học phổ thông chiếm 43,1%, 54 trường hợp ở bậc trung học cơ sở chiếm 46,5% (Bảng 3.6). Kết quả cũng phù hợp với nghiên cứu của cho rằng các bệnh nhân tâm thần phân liệt có trình độ học vấn thường là trung học cơ sở.
Tâm thần phân liệt có thể gặp ở mọi đối tượng có trình độ văn hóa khác nhau, từ tiểu học đến đại học. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phản ánh rõ điều này.
Kết quả này là phù hợp với nhận định của một số tác giả khi cho rằng tâm thần phân liệt có thể gặp ở mọi tầng lớp xã hội, không phân biệt về trình độ văn hoá.
4.1.1.6. Dân tộc
Bảng 3.7 cho thấy đa số bệnh nhân là dân tộc kinh có 103 người chiếm tỷ lệ 88,8%, dân tộc hoa có 13 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 11,2%.