Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và dự án cấp nƣớc cho các thị trấn nhỏ Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự tham gia của phụ nữ trong các dự án cấp nước cho các đô thị nhỏ (nghiên cứu Chương trình cấp thoát nước Phần Lan tại Hải Phòng và Bắc Cạn (Trang 26)

8. Khung lý thuyết

1.5.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và dự án cấp nƣớc cho các thị trấn nhỏ Việt Nam

Nam

Thị trấn Nà Phặc thuộc huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn, đƣợc thành lập từ năm 1979, với diện tích tự nhiên là 6245 ha. Sự ra đời của thị trấn là kết quả của việc sơ tán các cơ quan chính quyền tỉnh Cao Bằng do chiến tranh biên giới Việt Nam – Trung Quốc năm 1979. Trƣớc năm 1979, đây là xã Thiều Quang, dân cƣ sống rải rác ở các khu vực xa đƣờng quốc lộ. Dân sơ tán của Cao Bằng về định cƣ ở hai bên quốc lộ 3, sau đó cùng dân dƣới xuôi lên làm cho thị trấn ngày càng đông đúc. Nà Phặc nằm cách thị xã Bắc Cạn khoảng 40 km theo hƣớng quốc lộ 3 Hà Giang – Bắc Cạn và cách thị trấn Ngân Sơn, thủ phủ của huyện Ngân Sơn khoảng 10 km cũng theo quốc lộ 3.

Dân số của Nà Phặc năm 2004 là 1.387 hộ với 6.295 khẩu và năm 2005 là 1.390 hộ với 6.365 khẩu.

Thị trấn Tiên Lãng nằm ở phía nam của thành phố Hải Phòng, là trung tâm kinh tế, văn hoá và chính trị của huyện Tiên Lãng. Diện tích tự nhiên là 739,6 ha. Phía Đông của thị trấn giáp sông Văn Úc, phía Tây giáp xã Cấp Tiến và xã Tiên Thanh, phía Nam giáp xã Bạch Đằng và xã Quang Phục, phía Bắc giáp xã Quyết Tiến. Tổng nhân khẩu trên toàn thị trấn là 11.814 ngƣời, lớn nhất huyện, tƣơng đuơng với 3.033 hộ. Tỷ lệ tăng dân số 3,98%/năm.

Thị trấn Tiên Lãng hiện qui hoạch theo hƣớng đô thị, đƣợc chia thành 8 khu dân cƣ trên cơ sở địa giới của 5 làng thuộc xã Minh Đức cũ. Tiên Lãng đƣợc quyết định trở thành thị trấn từ năm 1987. Vẫn còn trên 70% hộ làm nông nghiệp, không có nghề phụ, cao hơn mức trung bình toàn quốc (67%) [64]. Thu nhập từ sản xuất nông nghiêp là chính. Ruộng đất hạn hẹp khoảng 220 m2/ngƣời). Trên địa bàn thị trấn cũng không có cơ sở công nghiệp lớn nào, chỉ có một vài doanh nghiệp tƣ nhân.

Dự án cấp nƣớc cho các thị trấn nhỏ Việt Nam nằm trong khuôn khổ tài trợ của chính phủ Phần Lan cho chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng. Dự án cấp nƣớc cũng tuân thủ các bƣớc theo đúng chu trình của một dự án đầu tƣ xây dựng.

Chu trình của một dự án xây dựng đƣợc chia làm ba giai đoạn lớn: giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn kết thúc dự án. Tất cả các giai đoạn phải đi lần lƣợt từ trên xuống dƣới, bất cứ một giai đoạn nào bị dừng lại thì dự án này coi nhƣ bị loại bỏ.

Hình 1.3: Chu trình của một dự án đầu tƣ xây dựng

CHUẨN BỊ DỰ ÁN

THỰC HIỆN DỰ ÁN

KẾT THÚC DỰ ÁN Giai đoạn chuẩn bị dự án: đây là giai đoạn hình thành ý tƣởng dự án. Sự tham gia của ngƣời dân vào giai đoạn này chƣa có. Thậm chí những thông tin của giai đoạn này chƣa đƣợc thông báo hay công bố rộng rãi tới ngƣời dân.

Giai đoạn thực hiện dự án: Sự tham gia của ngƣời dân, nếu có, sẽ đƣợc thể hiện trong các giai đoạn lập dự án đầu tƣ xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng. Hai giai đoạn thiết kế và đấu thầu là hai giai đoạn ngƣời dân không biết và cũng không tham gia đến hai giai đoạn này.

Giai đoạn kết thúc dự án: Có thể có sự tham gia của ngƣời dân nhƣng mức tham gia đó là không nhiều.

1.1. GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH Ý TƢỞNG

1.2. GIAI ĐOẠN ĐỀ XUẤT Ý TƢỞNG. LẬP BÁO CÁO ĐẦU

TƢ XÂY DỰNG

2.1. GIAI ĐOẠN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG

2.2. GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ

2.3. GIAI ĐOẠNĐẤU THẦU

2.4. GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG

3.1. GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH THỬ VÀ BÀN GIAO 3.2. GIAI ĐOẠN BẢO HÀNH

Nghiên cứu sẽ tập trung phân tích những giai đoạn có sự tham gia của ngƣời dân. Giai đoạn xây dựng và vận hành bảo dƣỡng là giai đoạn sự tham gia của ngƣời dân dừng lại ở góc độ giám sát việc thực hiện có đúng theo cam kết về quy chuẩn thực hiện ban đầu hay không.

Giai đoạn lập dự án đầu tƣ xây dựng (2.1): đây là một giai đoạn có thể đƣợc coi là giai đoạn cần có sự tham gia của ngƣời dân nhiều nhất. Giai đoạn này gồm các bƣớc:

Hình 1.4. Các bƣớc trong giai đoạn lập dự án đầu tƣ xây dựng

Khảo sát kinh tế xã hội: khảo sát kinh tế xã hội nhằm đƣa ra thực trạng về tình hình cấp nƣớc ở địa phƣơng, hiện trạng dùng nƣớc của ngƣời dân, nhu cầu dùng nƣớc sạch của ngƣời dân, mức tiền mà ngƣời dân có thể chi trả cho việc dùng nƣớc,…

Khảo sát cam kết đấu nối: sau khi lên phƣơng án giá nƣớc, mức nƣớc dùng tối thiểu và những tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hệ thống cấp nƣớc dự định trong tƣơng lai, các hộ gia đình sẽ đƣợc thông báo những thông tin trên trƣớc khi có đồng ý ký vào bản cam kết đấu nối hay không. Dự án chỉ tiếp tục nếu trên 80% số hộ gia đình trong xã cam kết sẽ đấu nối vào hệ thống cấp nƣớc mới sau này.

KHẢO SÁT KĨ THUẬT

LÊN PHƢƠNG ÁN KĨ THUẬT, TÀI CHÍNH, GIÁ NƢỚC, TÁI ĐỊNH CƢ, THỂCHẾ, MÔI TRƢỜNG

KHẢO SÁT CAM KẾT ĐẤU NỐI

KHẢO SÁT TÁI ĐỊNH CƢ

BÁO CÁO ĐẦU TƢ XÂY DỰNG

Mục đích của khảo sát tái định cƣ: tham vấn ngƣời dân về giá đền bù, hình thức đền bù và hỗ trợ phục hồi dự án đối với những ngƣời bị ảnh hƣởng về đất đai, tài sản và thu nhập. Việc đền bù phải đảm bảo những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi dự án có mức sống ít nhất bằng hoặc hơn mức sống trƣớc khi có dự án.

Chiến dịch thông tin – giáo dục – truyền thông (IEC): đây là một trong những nội dung nằm trong dự án từ khi bắt đầu thực hiện dự án tại địa phƣơng. Chiến dịch này nhằm cung cấp những thông tin cho ngƣời dân hiểu về dự án, hiểu biết về lợi ích của nƣớc sạch và vệ sinh, qua đó tăng cƣờng việc sử dụng nguồn nƣớc sạch (đặc biệt là sử dụng nƣớc máy) nhằm đảm bảo sức khỏe của mình, gia đình và cộng đồng nơi mình sinh sống. Bên cạnh đó, chiến dịch cũng nhằm tuyên truyền ngƣời dân bảo vệ nguồn nƣớc và các công trình cấp nƣớc đƣợc xây dựng sau này.

Giám sát thực hiện: công việc giám sát của ngƣời dân tập trung chủ yếu trong giai đoạn dự án thi công xây dựng và vận hành, quản lý và bảo dƣỡng nhà máy nƣớc có theo đúng quy chuẩn hay không. Nếu không theo đúng quy chuẩn, ngƣời dân có quyền khiếu kiện đối với những cá nhân/ đơn vị thực hiện vi phạm với cơ quan có thẩm quyền.

CHƢƠNG 2: NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Các biểu hiện sự tham gia của phụ nữ vào dự án

Nếu theo mô hình xây dựng dự án cấp nƣớc trƣớc kia của Việt Nam, mặc dù lợi ích từ việc xây dựng ngƣời dân sẽ đƣợc hƣởng, nhƣng liệu nó có thực sự phù hợp với ngƣời dân hay không thì đó không phải là điều quan tâm của chủ dự án. Điều đó dẫn đến tình trạng, rất nhiều công trình đã đƣợc xây dựng nhƣng lại bị “bỏ quên” hay “đắp chiếu”, ngƣời dân không sử dụng vì không phù hợp. Chính vì lẽ đó, việc thúc đẩy ngƣời dân tham gia vào dự án nhằm giúp các công trình đƣợc xây dựng sau này phù hợp hơn với ngƣời dân chính là một trong những điều mà nhà tài trợ đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, mong muốn này khi áp dụng vào Việt Nam cũng có những đặc thù riêng. Mặc dùvậy, có thể nói, hình thức tham gia vào dự án của ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi từ hai nhà máy nƣớc này khá đa dạng.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của phụ nữ trong các dự án cấp nước cho các đô thị nhỏ (nghiên cứu Chương trình cấp thoát nước Phần Lan tại Hải Phòng và Bắc Cạn (Trang 26)