0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phụ nữ tham gia dự án bằng các hình thức giám sát thực hiện

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG CÁC DỰ ÁN CẤP NƯỚC CHO CÁC ĐÔ THỊ NHỎ (NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH CẤP THOÁT NƯỚC PHẦN LAN TẠI HẢI PHÒNG VÀ BẮC CẠN (Trang 44 -44 )

8. Khung lý thuyết

2.1.5. Phụ nữ tham gia dự án bằng các hình thức giám sát thực hiện

đình là 4m3/hộ và giá nước là 3.400 đồng/m3. Nếu hộ nào dùng dưới mức nước dùng tổi thiểu này vẫn phải đóng tiền cho cả 4m3 này, tức là 13.600 đồng/tháng.

Qua các cuộc họp triển khai nội dung của dự án cấp nước tại các thôn, các hộ gia đình đều không đồng ý với lượng nước dùng tối thiểu như vậy. Và vấn đề này đã được đề đạt lên UBND thị trấn Nà Phặc và chuyển tới chủ dự án. Sau một thời gian tranh luận và nghiên cứu, với sự đồng ý của nhà tài trợ, giá nước ở Nà Phặc vẫn giữ nguyên như ban đầu đề ra, tuy nhiên mức nước dùng tối thiểu đã thay đổi, không còn quy định về lượng nước dùng tối thiểu là 4m3 nữa.

(Thông tin do UBND thị trấn Nà Phặc cung cấp tháng 7/2009)

Điều này cho thấy, chính ngƣời dân đã góp phần làm thay đổi chính sách để phù hợp với điều kiện của mình hơn.

2.1.5. Phụ nữ tham gia dự án bằng các hình thức giám sát thực hiện và bảo vệ công trình trình

Ngoài việc nghe và biết thông tin về dự án, một trong những hình thức mà nhà tài trợ khuyến khích ngƣời dân tham gia là hình thức giám sát việc thực hiện dự án. Có thể nói, ngƣời dân cả hai địa phƣơng đều rất ủng hộ hình thức tham gia này, nhƣ một trƣờng hợp tại thị trấn Nà Phặc: “Công việc giám sát cũng không nặng nhọc, lúc đấy cũng không nói ngay cho họ, chỉ biết mình như người đi đường , sau đó nếu họ làm không đúng thì phản ánh ngay lên trên này” (PV16, Nữ, 48 tuổi, thôn Nà Pán, thị trấn Nà Phặc).

Công việc này những thành viên trong hội phụ nữ tỏ ra rất năng nổ và nhiệt tình “Cô có huy động bà con lui tới lui lại, ở trước cửa nhà mình thì mình vừa bảo bà con tạo điều kiện cho họ làm, vừa phải giám sát họ, nếu không đúng thì báo lại cho cô… Cứ mỗi lẫn họp hội phụ nữ là cô triển khai ngay việc này, chị em ủng hộ nhiệt tình lắm, về nhà tự áp dụng với hộ gia đình mình…” (PV20, nữ, 48 tuổi, khu 1, thị trấn Nà Phặc)

Tuy nhiên, ngƣời dân giám sát mới theo kiểu nhỏ lẻ, từng phần, chứ chƣa có một cách giám sát tổng quát về dự án. Việc giám sát tập trung vào những công việc đào và bắc đƣờng ống nƣớc nhiều hơn cả, chứ chƣa tập trung vào việc giám sát cả khu vực nhà máy, đặc biệt là khu vực bảo vệ nguồn nƣớc. Bảo vệ nguồn nƣớc cấp là một trong những vấn đề mà ngƣời lập dự án hết sức quan tâm. Nguồn nƣớc sinh hoạt không thể sạch đƣợc nếu đầu nguồn không biết giữ gìn nguồn nƣớc, gây ô nhiễm cho nguồn nƣớc.

Cho dù việc tuyên truyền và bảo vệ nguồn nƣớc đƣợc các địa phƣơng triển khai khá tốt, ngƣời dân đều có ý thức tốt về vấn đề này “…Đi họp chị em bảo ban nhau phải bảo vệ nguồn nước chứ. Nguồn nước mà ô nhiễm thì dù qua xử lý rồi thì vẫn là nước bẩn à....”(PV19, Nữ, 50 Tuổi, Thôn Cốc Tào, thị trấn Nà Phặc).

Tuy nhiên, việc triển khai cụ thể xem làm gì để bảo vệ nguồn nƣớc là một vấn đề chƣa đƣợc đề cập nhiều đặc biệt là việc giám sát xem nguồn nƣớc có bị làm bẩn không cũng chƣa đƣợc thực hiện ngay cả với thị trấn Nà Phặc, nơi mà việc cấp nƣớc tới hộ gia đình đã thực hiện đƣợc gần 1 năm nay. Nhiều trƣờng hợp ngƣời dân vẫn chăn thả trâu bò ngay khu vực nguồn nƣớc “việc chăn trâu ở đầu nguồn cũng ảnh hưởng vì có lúc nó xuống đầm thì ảnh hưởng nước sạch. Nó đầm từ xa, từ khe trên cơ. Coi như có một khe nước như thế này, nước từ đầm trên nó chảy đến….Nhiều người đuổi, nhưng không có chỗ chăn trâu nên cô đuổi trâu vào trong đấy” (PV19, Nữ, 50 Tuổi, Thôn Cốc Tào, thị trấn Nà Phặc). Điều này cho thấy, nhận thức không phải lúc nào cũng đi kèm với thực hành, có thể nhận thức đúng nhƣng không phải thực hành lúc nào cũng đúng.

Qua việc giám sát, ngƣời dân đƣa ra nhiều vấn đề thắc mắc. Tuy nhiên những thắc mắc này đều đƣợc các tuyên truyền viên giải thích cặn kẽ và ngƣời dân đều hiểu. Cho đến thời điểm hiện tại, ở cả hai thị trấn, ngoài việc dự án diễn ra chậm ở Tiên Lãng, còn

lại dự án vẫn diễn ra theo đúng kỳ vọng của ngƣời dân và chƣa xảy ra bất cứ tình trạng mang tính “phá hoại” nào từ phía ngƣời dân.

Có thể nói, hình thức tham gia của ngƣời dân địa phƣơng trong khu vực dự án là khá đa dạng. Điều này thể hiện, dự án đƣợc xây dựng không theo cách tiếp cận “từ trên xuống”, với chính sách của nhà tài trợ đã thúc đẩy việc tham gia của ngƣời dân cũng nhƣ phụ nữ vào dự án một cách mạnh mẽ hơn. Việc tham gia của phụ nữ trong dự án cấp nƣớc nhỏ ở mức nào sẽ đƣợc trình bày trong phần thảo luận. Có thể tóm lại hình thức tham gia của ngƣời dân nhƣ sau:

Hình 2.5: Các hình thức tham gia của phụ nữ trong dự án cấp nƣớc nhỏ

Các hình thức tham gia của phụ nữ trong

dự án cấp nƣớc nhỏ Nghe và biết thông tin về dự án Tham dự các buổi họp Tuyên truyền cho ngƣời khác Đóng góp bằng tiền mặt và lao động công ích Giám sát thực hiện và bảo vệ công trình

45

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG CÁC DỰ ÁN CẤP NƯỚC CHO CÁC ĐÔ THỊ NHỎ (NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH CẤP THOÁT NƯỚC PHẦN LAN TẠI HẢI PHÒNG VÀ BẮC CẠN (Trang 44 -44 )

×