8. Khung lý thuyết
2.2.2.1 Yếu tố tài chính
Dự án cấp nƣớc cho hai thị trấn Nà Phặc và Tiên Lãng hoàn toàn miễn phí tiền đấu nối và tiền đồng hồ nƣớc cho các hộ gia đình muốn đấu nối vào hệ thống cấp nƣớc (tƣơng đƣơng với giá trị khoảng 1,2 triệu đồng). Nếu hộ gia đình nào không đăng ký đấu nối trong thời gian diễn ra ký cam kết đấu nối của dự án thì sau sẽ không đƣợc miễn phí tiền đồng hồ và tiền đấu nối. Đây là một trong những lý do khiến tỉ lệ hộ cam kết đấu nối vào hệ thống nƣớc sạch là rất lớn (ở cả hai thị trấn là trên 97% số hộ gia đình trong khu vực dự án) và khuyến khích ngƣời dân tham gia (đặc biệt là ngƣời nghèo) vào dự án nhiều hơn so với các dự án khác.
Dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn đồng bằng sông Hồng tại tỉnh Hải Dương do Ngân hàng Thế giới tài trợ được triển khai trên địa bàn 29 xã thuộc tỉnh Hải Dương. Dự án xây dựng cho mỗi xã trong khu vực dự án một nhà máy cấp nước tập trung. Tuy nhiên, điểm khác biệt của dự án này so với dự án cấp nước cho các thị trấn nhỏ Việt Nam là người dân phải tham gia đóng góp vốn đối ứng bằng 10% tổng giá trị xây lắp công trình cấp nước trên địa bàn xã. Việc này tương đương với mỗi nhân khẩu tại xã trong khu vực dự án sẽ phải đóng góp khoảng 300 – 400 nghìn đồng Việt Nam. Mục đích của việc làm này là người dân bỏ tiền ra đóng góp vào công trình xây dựng, nên họ (người dân) sẽ phải có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ công trình sau này hơn.
Chính việc làm này đã khiến 3/29 xã phải làm đơn xin rút khỏi dự án vì người dân không có khả năng đóng khoản tiền đối ứng theo yêu cầu của dự án.
(Kinh nghiệm của tác giả khi tham gia dự án Cấp nƣớc và vệ sinh nông thôn đồng bằng sông Hồng tỉnh Hải Dƣơng từ 3/2008 đến tháng 10/2009)
Bên cạnh đó, chị em tham gia làm ăn kinh tế, kiếm ra tiền cũng là một trong những cơ hội để chị em đƣợc hƣởng lợi từ dự án và thấy tự tin hơn khi tham gia vào dự án này, nhƣ “chị em chăn nuôi được thì tạo cơ hội cho chị em có tiền trả tiền nước, gia đình cũng bớt đi khó khăn, tự tin hơn khi tham gia vào dự án”.(PV17, Nam, 62 tuổi, thôn Cốc Tào, thị trấn Nà Phặc). Hay “như nhà cô đây cô là chủ đạo trong các vấn đề kinh tế gia đình mình nên mình tự quyết được thì mình đi (họp)…”
(PV16, Nữ, 48 tuổi, thôn Nà Pán, thị trấn Nà Phặc).
Một phát hiện trong quá trình trao đổi với những ngƣời tham gia vào dự án là chính vì lý do gia đình khó khăn, nam giới phải đi nơi khác làm ăn, nên công việc ở nhà ngƣời phụ nữ ở nhà gánh vác và quyết định. Điều này giúp cho ngƣời phụ nữ có cơ hội tiếp cận với dự án nhiều hơn nhƣ việc đi họp, quyết định có đấu nối vào hệ thống cấp nƣớc hay không. “Bác trai mà ở nhà thì bác trai tham gia, nhưng vì bác trai đi xây ở xa và ở nhà có mình bác, nên bác tự quyết hết” (PV1, nữ, 50 tuổi, thị trấn Tiên Lãng).
Tuy nhiên, vấn đề tài chính không phải lúc nào cũng là yếu tố thúc đẩy ngƣời phụ nữ có thể tiếp cận hay tham gia vào dự án.
Dù đƣợc miễn phí tiền đồng hồ và đấu nối, nhƣng những ngƣời dùng nƣớc đều phải trả khoản tiền khoảng 20 -30 nghìn đồng/hộ/tháng. Dù đây là khu vực đô thị nhỏ nhƣng đó cũng là khoản tiền đƣợc ngƣời dân tại hai thị trấn rất cân nhắc trong việc có nên dùng nƣớc hay không: “… Chỉ tội là giá cả nước hơi cao nên sử dụng một số gia đình cũng chần chừ, không muốn sử dụng, một tháng hơn hai chục nghìn thôi, nhưng số tiền so với nông thôn hơi khó…” (PV18, Nữ, 50 tuổi, thôn Bản Cày, thị trấn Nà Phặc).
Điều này cho thấy, vấn đề khó khăn về kinh tế là rào cản không chỉ riêng đối với phụ nữ mà cả hộ gia đình trong việc tiếp cận và hƣởng lợi từ dự án này. Hơn nữa, với những hộ kinh tế khó khăn, họ có xu hƣớng tiết kiệm nƣớc tối đa có thể. Ví dụ nhƣ nƣớc sạch chỉ ƣu tiên cho việc ăn uống, còn giặt giũ và tắm thì lại dùng nƣớc từ các nguồn nƣớc khác nhƣ nƣớc giếng, điều này giải thích tại sao dù đƣợc dùng nƣớc sạch nhƣng chị em vẫn bị nhiễm các bệnh liên quan đến da liễu và phụ khoa.
Một trong những yếu tố rào cản gián tiếp đối với sự tham gia của phụ nữ là chị em phải lo công việc kiếm tiền nên không có thời gian để tham gia các hoạt động xã hội khác, kể cả việc tham gia vào dự các buổi họp về dự án cũng nhƣ sinh hoạt trong hội phụ nữ: “Ví dụ như là buôn bán, chạy chợ chẳng hạn, hay là có gia đình chồng con rồi thì cũng không có nhiều thời gian tham gia các hoạt động đâu…”
(PV26, nữ, 26 tuổi, khu 1, thị trấn Nà Phặc.
Liên quan đến vấn đề tài chính, cũng chính vì kinh tế khó khăn dẫn đến tâm lý của ngƣời dân là “có tiền khi đi họp thì mới đi, còn nếu không có thì thôi”. “Nói thật, nhiều lúc chính hội viên nói đi họp có kinh phí mới đi họp. Ví dụ cuộc họp về thuốc trừ sâu không có gì tiền thì họ cũng hỏi có cái gì không thì họ mới đi. Các cô đầu ngành thì bắt buộc các cô phải đi. Còn các hội viên, có người thế này người thế kia. Như dự án này cũng thế, nhiều khi mời đi họp mà nói không có tiền là họ không đi đâu…”(PV13, Nữ, 50 tuổi, khu 3, thị trấn Tiên Lãng). Đây là điều mà nhà tài trợ họ không đồng tình khi thực hiện các dự án tại địa phƣơng. Tại một số dự án, nhà tài trợ chỉ đồng ý chi tiền trà nƣớc cho các cuộc họp thôn, còn việc trả tiền trực tiếp đến ngƣời dân khi đi họp là một điều khoản không đƣợc phép.
Nhƣ vậy, yếu tố tài chính không những là yếu tố thúc đẩy mà còn là yếu tố rào cản tới việc tham gia vào dự án của phụ nữ một cách trực tiếp hay gián tiếp.
2.2.2.2. Yếu tố người chồng
Yếu tố thuộc về ngƣời chồng là rào cản lớn nhất đối với phụ nữ là ngƣời chồng không thích cho vợ mình tham gia vào công tác xã hội, đặc biệt là chuyện đi họp: “…chồng không cho đi. Việc này thì không thấy chị em báo cáo chính thức nhưng khi rỗi rãi ngồi tâm sự thì chị em cũng có kể rằng chồng cũng kêu ca suốt ngày đi, công việc nhà thì bận mà đi thì kinh phí ít…” (PV22, nữ, 30 tuổi, khu 1, thị trấn Nà Phặc).
Đây là một hiện tƣợng xảy ra khá phổ biến tại thị trấn miền núi nhƣ Nà Phặc. Theo nhƣ chị em phụ nữ ở Nà Phặc, tục uống rƣợu ở vùng cao của nam giới là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng chị em bị đánh đập và cấm đoán tham gia vào công tác xã hội. Bản thân nam giới ở Nà Phặc vẫn còn tƣ tƣởng thích sinh con
trai, nhiều trƣờng hợp (đối với những gia đình đã sinh hai con gái), chồng bắt vợ phải sinh con trai (tức sinh con thứ ba) “muốn sinh con trai thì vợ không thích nhưng chồng muốn đẻ nữa nên việc tham gia các công việc đoàn thể nó cũng hạn chế đi, vì gia đình họ không đáp ứng đủ các điều kiện của hội phụ nữ nên họ cũng ngại. Điều này khiến chị em xấu hổ khi đi họp…”(PV18, Nữ, 50 tuổi, thôn Bản Cày, thị trấn Nà Phặc).
Cho dù, yếu tố ngƣời chồng là rào cản đối với phụ nữ trong quá trình tham gia dự án ở cả hai thị trấn, tuy nhiên, mỗi nơi lại đề cập đến những khía cạnh khác nhau.
Bảng 2.11: Yếu tố ngƣời chồng là rào cản với sự tham gia vào dự án của phụ nữ
Thị trấn Nà Phặc Thị trấn Tiên Lãng
1. Ngƣời chồng say rƣợu, đánh đập và cấm vợ, không cho tham gia vào công tác xã hội.
2. Chồng thích sinh con trai, vợ phải sinh con tâm lý e ngại của ngƣời phụ nữ khi tham gia các hoạt động đoàn thể
3. Chồng kêu ca kinh phí thấp nên không cho vợ tham gia
4. Ngƣời chồng không thông tin lại cho vợ về dự án mỗi khi đi họp về
1. Chồng ghen tuông, gây sự chửi bới mỗi khi ngƣời vợ đi họp
2. Ngƣời chồng coi quyền quyết định đƣơng nhiên là của nam giới nên nam giới có quyền tham gia vào công tác xã hội 3. Vì nam giới là chủ hộ nên
quyền quyết định đƣơng nhiên là thuộc về ngƣời chồng
Điều này cho thấy, dƣờng nhƣ ở cả hai thị trấn, tính gia trƣởng của ngƣời nam giới vẫn còn, điều này khiến ngƣời phụ nữ/ngƣời vợ bị hạn chế rất nhiều trong quá trình tham gia vào dự án.
Một phát hiện liên quan đến yếu tố rào cản từ phía ngƣời chồng là: dƣờng nhƣ việc ngƣời chồng là cán bộ hoặc tham gia công tác xã hội là một trong những rào cản khiến chị em không có cơ hội tham gia các công tác xã hội, “Thứ nhất tôi là chủ hộ nhé. Thứ hai là tôi làm trưởng khu, mà trưởng khu, bí thư chi bộ là phải tham gia không được vắng mặt, bởi vì có thể là mình nắm tốt hơn, cụ thể hơn nên
mình tham gia thôi… tôi đi họp, bà nhà tôi ở nhà thôi…”(PV28, nam, 66 tuổi, khu 2, thị trấn Nà Phặc). Tuy nhiên, nhận định này cần có những nghiên cứu sâu hơn để kiểm chứng.
Bên cạnh việc đƣợc coi là rào cản đối với sự tham gia của phụ nữ vào dự án, ngƣời chồng còn đƣợc coi là yếu tố thúc đẩy ngƣời vợ tham gia vào dự án nhiều hơn.
Chồng cô ủng hộ các công việc trong dự án. Đặc biệt các người chồng đều ủng hộ. Không có phản ứng gì đâu. (PV16, Nữ, 48 tuổi, thôn Nà Pán, thị trấn Nà Phặc)
Từ quan điểm của phía nam giới, họ cũng rất ủng hộ phụ nữ tham gia vào dự án này. Điều này dƣờng nhƣ có mâu thuẫn đối với những rào cản từ phía ngƣời chồng đƣợc đề cập trên đây. Tuy nhiên, dự án nƣớc sạch này mang lại nguồn nƣớc máy cho tất cả các thành viên trong hộ gia đình, nếu hộ gia đình đồng ý tham gia đấu nối thì tất cả các thành viên trong gia đình đó đều đƣợc hƣởng lợi. Do vậy, bản thân ngƣời phụ nữ tham gia vào dự án phần nhiều vì lợi ích của cả gia đình họ (trong đó có cả ngƣời chồng) hơn là lợi ích của chính bản thân ngƣời phụ nữ. Điều này có thể giải thích tại sao, đối với các hoạt động xã hội nói chung phụ nữ thƣờng bị hạn chế do những rào cản từ phía ngƣời chồng, nhƣng với dự án nƣớc sạch này, phụ nữ lại đƣợc sự ủng hộ và hƣởng ứng từ phía ngƣời chồng mạnh mẽ đến vậy.
Bên cạnh đó, phụ nữ thƣờng là ngƣời quản lý chi tiêu trong gia đình, việc dùng nƣớc máy liên quan đến vấn đề chi tiêu, nên việc ngƣời phụ nữ ƣớc tính đƣợc khoảng chi tiêu cho việc dùng nƣớc này có phù hợp với điều kiện kinh tế không cũng thƣờng có ƣu thế hơn nam giới “đàn ông nhiều khi đến các cuộc họp này người ta cũng không nghe, không nghe nhiều khi về người ta cũng không làm được mấy, còn phụ nữ người ta quyết định hết, chi tiêu các thứ là họ làm hết…” (PV4, nữ, 44 tuổi, khu 4, thị trấn Tiên Lãng).
Bản thân ngƣời chồng cũng “phân vân” khi quyết định mà không hỏi ý kiến ngƣời vợ việc hộ gia đình mình có tham gia vào dự án hay không “…nhiều nhà nam
giới đi họp nhưng không quyết định được mà còn nói là cái này phải về hỏi bà lão nhà tôi đã…” (PV2)
Bên cạnh ngƣời chồng, có thể kể đến việc các thành viên khác trong gia đình cũng là rào cản đối với phụ nữ “Hay một số nhà điều kiện gia đình không có, khó khăn, rồi nhà đầy người, bố mẹ già, con cái còn nhỏ, suốt ngày đầu tắt mặt tối thì cũng không có điều kiện đi, có nhà hoàn cảnh vợ chồng không hạnh phúc thì cũng chẳng thấy tham gia gì cả”(PV30, nữ, 49 tuổi, khu 2, thị trấn Nà Phặc).
Điều này cho thấy, yếu tố gia đình cùng với những quan niệm về “vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình” của xã hội là một trong những yếu tố rào cản đối với chị em trong việc tiếp cận với dự án nói riêng và công tác xã hội nói chung.
Yếu tố ngƣời chồng
Yếu tố thúc đẩy:
- Ngƣời chồng ủng hộ cho ngƣời vợ tham gia vì đây là dự án mang lợi cho tất cả các thành viên trong hộ gia đình (kể cả ngƣời chồng) - Ngƣời vợ là ngƣời
quyết định chính trong việc chi tiêu trong gia đình nên việc tính toán tham gia dự án có hợp lý không ngƣời chồng thƣờng để ngƣời vợ đảm nhận
Yếu tố rào cản:
- Ngƣời chồng uốngrƣợu - Chồng thích sinh con trai - Ngƣời chồng kêu kinh phí thấp
- Ngƣời chồng không thông tin lại cho vợ mỗi khi đi họp về
- Ngƣời chồng ghen tuông, gây sự, chửi bới mỗi khi vợ đi họp
- Ngƣời chồng coi quyền quyết định đƣơng nhiên là của nam giới
- Vì nam giới là chủ hộ nên quyền quyết định thuộc về ngƣời chồng - Ngƣời chồng là cán bộ - Ngƣời vợ phải dành thời gian chăm sóc con cái, ngƣời ốm đau Yếu tố tài chính Yếu tố gia đình Yếu tố thúc đẩy: - Miễn phí tiền đồng hồ và tiền đầu nối - Phụ nữ làm kinh tế nên có thu nhập - Nam giới phải đi làm ăn kinh tế ở nơi xa, phụ nữ toàn quyền quyết định công việc ở nhà Yếu tố rào cản: - Phải trả tiền cho việc dùng nƣớc - Không có tiền để dùng nƣớc - Phụ nữ phải lo việc kiếm tiền nên không có thời gian - Tâm lý phải có tiền mới đi họp
2.2.3. Yếu tố xã hội
2.2.3.1. Yếu tố chính sách
Một trong những yếu tố tác động tới sự tham gia của phụ nữ vào dự án Cấp nƣớc và vệ sinh cho các thị trấn nhỏ Việt Nam là yếu tố chính sách. Cho dù chính phủ Việt Nam và chính phủ Phần Lan có ký hiệp định về đầu tƣ –không đƣợc mâu thuẫn về mặt chính sách trong quá trình thực hiện, tuy nhiên, chính sách của phía Việt Nam và chính sách của chính phủ Phần Lan trong quá trình thực hiện dự án này đều có những nét khác biệt. Do đó, sự tác động của chính sách từ phía địa phƣơng và nhà tài trợ cũng có những sự khác nhau.
a. Yếu tố thúc đẩy là chính sách của địa phương
Chính sách của địa phƣơng ở đây đề cập đến bao gồm chính sách của UBND thị trấn. Bản thân các chính sách của UBND thị trấn cũng đƣợc triển khai từ chính sách và luật pháp của chính phủ Việt Nam.
Sự ra đời của luật Bình đẳng giới cùng với suy nghĩ “phụ nữ gắn liền với nƣớc, phụ nữ dùng nhiều nƣớc”, “nƣớc nôi là gắn với các bà”, nên những công việc liên quan đến dự án cấp nƣớc này phụ nữ đƣợc đội ngũ lãnh đạo thị trấn (đa số là nam giới) giao công việc nhiều hơn. Vì lẽ đó, những buổi tập huấn thông thƣờng cũng ƣu tiên chị em đi để nắm bắt tình hình “Như cho phụ nữ tập huấn để tìm hiểu về nước sạch, để bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và gia đình mình, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em” (PV18, Nữ, 50 tuổi, thôn Bản Cày, thị trấn Nà Phặc).
Đặc biệt trong công tác tuyên truyền vận động ngƣời dân tham gia vào dự án (theo quy định của nhà tài trợ, tại mỗi thị trấn ít nhất có 80% số hộ gia đình đăng ký đấu nối thì dự án mới đƣợc triển khai tại địa phƣơng) luôn đƣợc chính quyền ở cả hai thị trấn giao cho phụ nữ.
Cho dù tại địa phƣơng, “việc đánh vợ” không đƣợc ngƣời dân ủng hộ, nhƣng cũng đƣợc coi là việc “không xa lạ”, tuy nhiên trong suy nghĩ của lãnh đạo là nam