Phụ nữ tham gia dưới hình thức “Nghe và biết thông tin về dự án”

Một phần của tài liệu Sự tham gia của phụ nữ trong các dự án cấp nước cho các đô thị nhỏ (nghiên cứu Chương trình cấp thoát nước Phần Lan tại Hải Phòng và Bắc Cạn (Trang 31)

8. Khung lý thuyết

2.1.1. Phụ nữ tham gia dưới hình thức “Nghe và biết thông tin về dự án”

Có thể nói, khởi nguồn của sự tham gia vào bất cứ một việc gì phải bắt nguồn từ việc “biết thông tin” về việc đó. Muốn ngƣời dân quan tâm đến nhà máy nƣớc, thông tin này phải đƣợc truyền đến ngƣời dân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nghe và biết thông tin về dự án xoay quanh việc: nghe và biết thông tin gì? – nghe từ đâu? – Mức độ kiểm tra lại độ chính xác thông tin đƣợc nghe/biết nhƣ thế nào?

Hình 2.1 : Những thông tin về dự án mà ngƣời dân nghe và biết

Những thông tin về dự án Nguồn thông tin từ đâu? Nghe và biết những thông tin gì? Mức độ kiểm tra lại độ chính xác thông tin

Một dự án có rất nhiều thông tin về bản thân nó. Dự án cấp nƣớc cũng vậy, có rất nhiều vấn đề liên quan về mặt kỹ thuật (công suất, nguồn nƣớc, quá trình xử lý, vị trí nhà máy nƣớc, đối tƣợng hƣởng lợi, tổng mức đầu tƣ, giá nƣớc,...),về xã hội: (ảnh hƣởng đến đất đai và tài sản, lợi ích gì về mặt xã hội,…), về môi trƣờng (việc xây dựng nhà máy ảnh hƣởng đến môi trƣờng và cảnh quan nhƣ thế nào, mức độ gây ô nhiễm không khí,…), và những thông tin về nhà tài trợ, thời gian tiến hành dự án, cơ quan nào là ngƣời quản lý nhà máy nƣớc,…

Tuy nhiên, quá trình nghe thông tin về dự án cấp nƣớc là một quá trình mang tính chọn lọc, không phải bất cứ một thông tin nào ngƣời dân cũng nghe và cảm thấy cần đƣợc nghe và biết.

Phỏng vấn một trƣờng hợp nữ tại Tiên Lãng cho thấy: biết thông tin là có dự án nhƣng chƣa biết chính xác về thời gian bắt đầu triển khai dự án (2,3 năm trƣớc), vị trí nhà máy nƣớc dự kiến đƣợc xây dựng, nhà tài trợ dự án và nhầm lẫn đối tƣợng phục vụ cấp nƣớc cho dự án (ngƣời trả lời cho rằng đó là toàn dân của huyện vì nhà máy nƣớc đƣợc xây dựng ở trung tâm huyện, trong khi đó, dự án chỉ cấp nƣớc cho duy nhất thị trấn Tiên Lãng, chứ không cấp nƣớc cho các xã lân cận thuộc huyện Tiên Lãng) (PV1, nữ, 60 tuổi, khu 1, thị trấn Tiên Lãng)

Nhiều thông tin ngƣời dân nghe đƣợc mang tính phỏng đoán (tự suy ra) xong thực tế không phải nhƣ vậy. Nhƣ trƣờng hợp trên đây, mặc dù dự án cấp nƣớc tại thị trấn Tiên Lãng chỉ phục vụ cho ngƣời dân thị trấn, tuy nhiên, theo sự suy đoán của ngƣời dân thì nhà máy nƣớc phục vụ cho “cả huyện đó thôi tại vì nó (vị trí nhà máy nƣớc) ở trung tâm huyện ”.

Điều này không chỉ xảy ra với một công trình đang xây dựng mà còn xảy ra đối với một công trình cấp nƣớc đã đi vào bắt đầu hoạt động không lâu.

Hỏi: Bác có biết Nhà máy nƣớc đƣợc xây dựng ở khu vực nào không? Trả lời: ở Quẩy Thây đó.

Hỏi: Thế bác có biết cơ quan hay tổ chức nào quản lý Nhà máy nƣớc này không ạ? Trả lời: thực chất là tôi cũng không nắm đƣợc cái này.

(PV28, nam, 66 tuổi, khu 2, thị trấn Nà Phặc)

Có rất nhiều thông tin mà ngƣời dân quan tâm, tuy nhiên thông tin đến tai ngƣời dân cũng đã từng qua rất nhiều nguồn thông tin khác nhau nên dễ bị sai lệch. Hơn nữa, nhiều thông tin nếu có sai thì cũng không ảnh hƣởng gì (nhƣ thông tin về nhà tài trợ) nên bản thân dân thấy không nhất thiết phải nhớ một cách chính xác. Dƣờng nhƣ có một sự khác biệt thông tin ƣu tiên đƣợc nghe giữa nam giới và phụ nữ.

Bảng 2.1: Sự khác biệt về thông tin ƣu tiên của nam giới và phụ nữ

Nam giới Phụ nữ

Ƣu tiên 1: Thời gian có nƣớc dùng

Ƣu tiên 2: Nguồn nƣớc lấy ở đâu, vị trí xây dựng nhà máy

Ƣu tiên 3: Giá nƣớc

Ƣu tiên 1: Giá nƣớc

Ƣu tiên 2: Thời gian có nƣớc dùng Ƣu tiên 3: Dự án có hỗ trợ gì hay không (tiền đấu nối, hỗ trợ hộ nghèo,…)

Dƣờng nhƣ phụ nữ có xu hƣớng quan tâm đến những vấn đề liên quan đến “tài chính phải chi” khi sử dụng nƣớc, trong khi đó, nam giới quan tâm nhiều đến vấn đề kỹ thuật hơn. Điều này có thể giải thích phụ nữ là ngƣời quản lý chi tiêu trong gia đình, vì vậy những vấn đề tài chính thƣờng đƣợc họ để ý xem liệu có “tốn tiền” hay ảnh hƣởng đến chi tiêu của gia đình mình hay không. Trong khi đó, vấn đề “tiền” không phải là vấn đề quan tâm hàng đầu của nam giới, mà họ thƣờng quan tâm đến vấn đề tiện ích của dự án cấp nƣớc mang lại.

Bên cạnh đó, dƣờng nhƣ còn có sự khác biệt về thông tin ngƣời dân nghe đƣợc của ngƣời dân ở thị trấn Tiên Lãng và Nà Phặc.

Bảng 2.2: Thông tin nghe đƣợc của ngƣời dân thị trấn Tiên Lãng và thị trấn Nà Phặc Ngƣời dân thị trấn Tiên Lãng Ngƣời dân thị trấn Nà Phặc

1. Nhà tài trợ 2. Nguồn nƣớc

3. Thời gian bắt đầu cấp nƣớc

4. Dự án này có những chƣơng trình gì 5. Vị trí nhà máy nƣớc

1. Giá nƣớc

2. Thời gian bắt đầu cấp nƣớc 3. Mất bao nhiêu tiền để mắc đƣợc

nƣớc sạch

Thu nhập bình quân đầu ngƣời ở thị trấn Tiên Lãng là 338.000 đồng/ngƣời/tháng, Nà Phặc là 317.000 đồng/ngƣời/tháng. Trung bình mỗi ngƣời chi là 14.700 đồng/tháng tại Tiên Lãng và 6.416 đồng/tháng cho việc dùng nƣớc [45, tr10], [46, tr8]. Do vậy, có thể “giá nƣớc” và “chi phí lắp đặt” không phải là quan tâm hàng đầu của ngƣời dân Tiên Lãng, trong khi đó, nó lại là quan tâm hàng đầu của ngƣời dân Nà Phặc.

Về nguồn thông tin mà ngƣời dân thu đƣợc ở hai thị trấn cũng có khác nhau.

Bảng 2.3: Nguồn thông tin về dự án nƣớc sạch tại hai thị trấn Tiên Lãng và Nà Phặc

Thị trấn Tiên Lãng Thị trấn Nà Phặc

- Qua những hội nghị, tham quan tại Hà Nội do nhà tài trợ tổ chức - Qua các cuộc họp của UBND xã - Qua các cuộc họp thôn và chi hội phụ nữ

- Qua tuyên truyền trực tiếp tới hộ gia đình (một số rất ít)

- Qua những hội nghị, tham quan tại Hà Nội do nhà tài trợ tổ chức

- Qua hội phụ nữ tỉnh tuyên truyền - Qua cuộc họp của UBND xã

- Qua các cuộc họp thôn và chi hội phụ nữ - Qua tuyên truyền trực tiếp tới hộ gia đình (tuyên truyền viên tới tất cả các hộ)

Để tránh thông tin tới tuyên truyền viên sai lệch, chƣơng trình nƣớc Phần Lan tổ chức tập huấn cho các tuyên truyền viên trực tiếp tại Hà Nội và đi tham quan mô hình nhà máy nƣớc Yên Phụ.

Một khác biệt giữa hai thị trấn là ngƣời dân tại Nà Phặc thu nhận thông tin trực tiếp qua các tuyên truyền viên (qua hộ gia đình và các buổi phiên chợ), nhƣng ngƣời dân tại thị trấn Tiên Lãng lại thu nhận thông tin qua các buổi họp thôn là chủ yếu.

Dƣờng nhƣ cũng có sự khác nhau giữa nguồn thông tin thu đƣợc giữa nam và nữ.

Bảng 2.4. Nguồn thu nhận thông tin của nam giới và phụ nữ

Nam giới Phụ nữ

1. Các hội nghị và tham quan do nhà tài trợ

2. Các cuộc họp với UBND xã

3. Các cuộc họp thôn

4. Từ ngƣời vợ (đối với Tiên Lãng)

1. Các hội nghị và tham quan do nhà tài trợ 2. Các cuộc họp với UBND xã

3. Các cuộc họp thôn, hội phụ nữ

4. Các cuộc trao đổi giữa chị em trong phiên chợ và hàng ngày

5. Từ ngƣời chồng

Điều này cho thấy, phụ nữ thu nhận thông tin từ nhiều nguồn hơn nam giới, đặc biệt, hình thức trao đổi giữa các chị em trong các buổi phiên chợ (ở Nà Phặc) đƣợc coi là một kênh truyền thông khá hiệu quả “Thôn tôi có 1 tổ người dân tộc ở rất xa, cách khoảng 4km đó là khu Khuẩy Thây. Liên lạc lên đó còn khó vì bà tổ trưởng điện thoại cũng không có, phải nhắn trẻ em đi học. Hoặc các phiên họp trong các ngày chợ, bà con đi chợ rồi đi trao đổi luôn” (PV21, nam, 50 tuổi, khu 1, thị trấn Nà Phặc).

Kênh thông tin từ ngƣời vợ/chồng là một kênh thông tin khá phổ biến ở Tiên Lãng, tuy nhiên đối với chị em vùng cao (Nà Phặc) lại có đặc điểm thƣờng không trao đổi với chồng mình khi đi họp về, lý do chồng thƣờng say xỉn không biết gì nên chị em không trao đổi lại và tự quyết định luôn. “Chị em ở đây đi họp thường ít về trao đổi với chồng lắm, vì các ông chồng không đi họp thường ở nhà say xỉn, có trao đổi thì cũng biết

gì đâu, lại tưởng bị mắng chửi, lại đánh đập vợ con ấy chứ. Nên chị em thường chả nói gì với các ông ấy đâu”.(PV18, Nữ, 50 tuổi, thôn Bản Cày, thị trấn Nà Phặc).

Không phải tất cả thông tin mà ngƣời dân nghe đƣợc về dự án đều trở thành sự hiểu biết về dự án của ngƣời dân. Một số ngƣời nghe xong nhƣng không quan tâm, một số ngƣời “nghe đến đâu, biết đến đó”. Tuy nhiên việc kiểm tra lại nguồn thông tin này thì nam giới có xu hƣớng thực hiện “kiểm tra lại thông tin” nhiều hơn so với nữ giới.

Bảng 2.5: Việc kiểm tra trực tiếp thông tin thu nhận đƣợc giữa nam giới và phụ nữ

Nam giới Phụ nữ 1. Đến tận nơi xem vị trí đặt nhà máy nƣớc 2. Thƣờng xuyên đến nhà máy nƣớc xem xây dựng đƣợc đến đâu

3. Đi kiểm tra nguồn nƣớc của nhà máy nƣớc và cách xử lý

1. Nghe nói vị trí nhà máy nƣớc ở khu mấy và hình dung ra (chứ không đi đến tận nơi xem)

2. Đoán và nghe nói nhà máy đã đƣợc xây đến đâu rồi

3. Đoán là lấy nguồn nƣớc ở đâu và không quan tâm đến việc xử lý thế nào (chỉ biết là đảm bảo chất lƣợng)

Phụ nữ có xu hƣớng “nghe ngƣời ta nói thế” và “chắc thế”, ít tự mình đi xem tận nơi: “…khoan sâu 100m, người ta bảo thế không biết có phải không…”(PV3, nữ, 60 tuổi, khu 1, thị trấn Tiên Lãng). Còn nam giới lại đi tìm hiểu tận nơi xem nguồn nƣớc và cách xử lý “…có qua mấy lần thấy xây dựng nhà cửa, tường bao kiên cố lắm … ở ngoài thì có máy lọc, còn trong đấy thì có cả bể xử lý nữa. Trong đó là khu tổ hợp, nguồn nước dẫn về và xử lý ở đó”. (PV29, nam, 44 tuổi, thị trấn Nà Phặc).

Nguyên nhân khác nhau đầu tiên là do tâm lý nam giới muốn tìm hiểu cặn kẽ về mặt kỹ thuật hơn phụ nữ. Nguyên nhân thứ hai là nam giới có nhiều thời gian để đi “kiểm chứng” những thông tin này hơn. Phụ nữ ngoài công việc sản xuất ra còn công việc nội trợ và con cái đã chiếm hết quỹ thời gian của phụ nữ, nên việc biết thông tin và công nhận thông tin qua cách “nghe ngóng” cũng là một trong những đặc trƣng của phụ nữ khi tham gia vào dự án.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của phụ nữ trong các dự án cấp nước cho các đô thị nhỏ (nghiên cứu Chương trình cấp thoát nước Phần Lan tại Hải Phòng và Bắc Cạn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)