8. Khung lý thuyết
2.1.4. Phụ nữ tham gia dự án qua hình thức “tham dự các buổi họp”
Các dự án của các nhà tài trợ nƣớc ngoài thƣờng có những buổi lấy ý kiến của ngƣời dân thông qua việc họp dân hay thảo luận nhóm. Vấn đề quanh buổi họp là: thành phần gồm những ai, việc tham dự buổi họp nhƣ thế nào, có phát biểu ý kiến gì không? Nhà tài trợ cũng trực tiếp thuê tƣ vấn tổ chức các cuộc họp nhƣ vậy để lấy ý kiến của ngƣời dân.
Việc tổ chức họp nhóm thảo luận thông thƣờng bên dự án đề nghị địa phƣơng mời khoảng 12-15 ngƣời tham gia, tuy nhiên trong các cuộc họp nhóm tại Tiên Lãng và Nà Phặc thì số ngƣời tham gia nhiều nhất là 11 ngƣời và ít nhất là 5 ngƣời. Cuộc họp nhóm bao gồm nhóm nam nghèo, nhóm nữ nghèo (họp 2 lần), nhóm cán bộ, nhóm khá (chung cho cả nam và nữ) [45, tr6].
Bảng 2.9: Số ngƣời tham dự các cuộc họp nhóm tại thị trấn Nà Phặc và Tiên Lãng
Tiêu chí Thị trấn
Nà Phặc
Thị trấn Tiên Lãng
Số cuộc họp nhóm tổ chức 7 7
Số ngƣời tham gia trong cuộc họp đông nhất 8 11
Số ngƣời tham gia trong cuộc họp ít nhất 5 5
Trung bình số ngƣời tham gia trong mỗi cuộc họp 7 7
Mặc dù bất cứ một cuộc họp nhóm nào cũng mời số lƣợng là 15 ngƣời, tuy nhiên trung bình chỉ có 7 ngƣời tham gia. Nhiều trƣờng hợp khi thảo luận nhóm kết thúc mới có ngƣời đến. Có trƣờng hợp cuộc thảo luận nhóm đã diễn ra đƣợc một thời gian, ngƣời
đƣợc mời họp đi qua đi lại ở bên ngoài cổng nơi tổ chức thảo luận nhóm mà không dám vào, mãi đến khi gần kết thúc mới dám vào, họ nói rằng họ ngại vào họp lắm….[45, tr10]
Về số lƣợng ngƣời tham dự thì nhóm nam thƣờng đông hơn nhóm nữ một chút, và nam giới thƣờng đến đúng giờ hơn phụ nữ. Trong số các cuộc họp, mọi ngƣời đều họp xong rồi mới ra về, không có trƣờng hợp nào về sớm kể cả là họp nhóm nam hay nhóm nữ “Không có ai về trước cả, mọi người họp xong còn ngồi buôn chuyện một lúc rồi mới về cơ mà” (PV2, nam 50 tuổi, thị trấn Tiên Lãng).
Tuy nhiên, mức độ phát biểu trong các cuộc họp lại có sự khác nhau đáng kể giữa nam giới và phụ nữ. Mặc dù chị em thƣờng đƣợc mọi ngƣời cho rằng nói chuyện nhiều hơn nam giới, điều này chỉ đúng với những câu chuyện bên ngoài cuộc họp: “Thường là chị em phát biểu ít, thường thì nói chuyện ở ngoài thì có có vẻ rôm rả nhưng vào cuộc họp thì chị em phát biểu ít vì tâm lý sợ sai, không biết cách thức nói chỗ đông người, không mạnh dạn như nam giới, chị em ít va chạm chỗ đông người” (PV22, nữ, 30 tuổi, khu 1, thị trấn Nà Phặc)
Đây là một điều biểu hiện tâm lý của phụ nữ, phụ nữ thƣờng có xu hƣớng e ngại trình bày quan điểm của mình trƣớc chỗ đông ngƣời, kể cả trong trƣờng hợp ý kiến của họ trái ngƣợc với ý kiến của ngƣời khác đƣa ra. Điều này cho thấy, do yếu tố tâm lý, phụ nữ thƣờng bị rơi vào “vòng xoáy im lặng” trong quá trình thảo luận.
Mặc dù, trong các cuộc họp phụ nữ ít phát biểu về vấn đề chính, nhƣng lại hay nói chuyện riêng sang những chủ đề khác: “Biểu hiê ̣n rất rõ trong dự án nước sạch , cụ thể hạn chế với nam giới là đi học ngại va chạm, nhiều lúc tập huấn còn mải nói chuyê ̣n, hạn chế về ghi chép , cái trình độ học vấn thấp , trình độ của các cô hạn chế …”(PV9, nam, 44 tuổi, khu 1, thị trấn Tiên Lãng).
Một cảm nhận trong các cuộc thảo luận nhóm là phụ nữ khi phát biểu thƣờng phát biểu những ý kiến mang tính “kêu ca” về thực trạng nhiều hơn là đƣa ra các giải pháp khắc phục. Trong khi đó, nam giới thƣờng phát biểu những ý kiến đƣa ra tính “giải pháp”
nhiều hơn. Tuy nhiên, nhận định này cần đƣợc kiểm chứng lại bằng những nghiên cứu sâu hơn.
Một điểm đáng chú ý đối với hình thức tham gia dự án qua cách tham dự các cuộc họp đó là ý kiến của người dân Nà Phặc qua các cuộc họp đã làm thay đổi một phần quy định của chủ dự án đặt ra ban đầu. Theo quy định ban đầu