0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Yếu tố chính sách

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG CÁC DỰ ÁN CẤP NƯỚC CHO CÁC ĐÔ THỊ NHỎ (NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH CẤP THOÁT NƯỚC PHẦN LAN TẠI HẢI PHÒNG VÀ BẮC CẠN (Trang 58 -58 )

8. Khung lý thuyết

2.2.3.1. Yếu tố chính sách

Một trong những yếu tố tác động tới sự tham gia của phụ nữ vào dự án Cấp nƣớc và vệ sinh cho các thị trấn nhỏ Việt Nam là yếu tố chính sách. Cho dù chính phủ Việt Nam và chính phủ Phần Lan có ký hiệp định về đầu tƣ –không đƣợc mâu thuẫn về mặt chính sách trong quá trình thực hiện, tuy nhiên, chính sách của phía Việt Nam và chính sách của chính phủ Phần Lan trong quá trình thực hiện dự án này đều có những nét khác biệt. Do đó, sự tác động của chính sách từ phía địa phƣơng và nhà tài trợ cũng có những sự khác nhau.

a. Yếu tố thúc đẩy là chính sách của địa phương

Chính sách của địa phƣơng ở đây đề cập đến bao gồm chính sách của UBND thị trấn. Bản thân các chính sách của UBND thị trấn cũng đƣợc triển khai từ chính sách và luật pháp của chính phủ Việt Nam.

Sự ra đời của luật Bình đẳng giới cùng với suy nghĩ “phụ nữ gắn liền với nƣớc, phụ nữ dùng nhiều nƣớc”, “nƣớc nôi là gắn với các bà”, nên những công việc liên quan đến dự án cấp nƣớc này phụ nữ đƣợc đội ngũ lãnh đạo thị trấn (đa số là nam giới) giao công việc nhiều hơn. Vì lẽ đó, những buổi tập huấn thông thƣờng cũng ƣu tiên chị em đi để nắm bắt tình hình “Như cho phụ nữ tập huấn để tìm hiểu về nước sạch, để bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và gia đình mình, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em” (PV18, Nữ, 50 tuổi, thôn Bản Cày, thị trấn Nà Phặc).

Đặc biệt trong công tác tuyên truyền vận động ngƣời dân tham gia vào dự án (theo quy định của nhà tài trợ, tại mỗi thị trấn ít nhất có 80% số hộ gia đình đăng ký đấu nối thì dự án mới đƣợc triển khai tại địa phƣơng) luôn đƣợc chính quyền ở cả hai thị trấn giao cho phụ nữ.

Cho dù tại địa phƣơng, “việc đánh vợ” không đƣợc ngƣời dân ủng hộ, nhƣng cũng đƣợc coi là việc “không xa lạ”, tuy nhiên trong suy nghĩ của lãnh đạo là nam giới vẫn coi việc “bạo lực từ phía ngƣời vợ” là một việc làm “ngƣợc đời”. “Chế độ bình đẳng thì bây giờ quá bình đẳng rồi, đã vượt quá tiêu chuẩn bình đẳng giới.

Thậm chí có trường hợp chị em phụ nữ còn bắt nạt lại chồng. Khu tôi có 5,6 trường hợp tôi phải đi giải quyết chị em phụ nữ hành hạ chồng”. (PV21, nam, 50 tuổi, khu 1, thị trấn Nà Phặc)

Một trong những chính sách khác của địa phƣơng tác động gián tiếp đến sự tham gia của phụ nữ trong dự án là chính sách cho chị em vay vốn làm ăn. Chính việc giúp chị em phụ nữ có vốn phát triển kinh tế khiến chị em tự tin hơn, do vậy họ cũng tự tin tham gia vào các hoạt động công tác xã hội: “Mỗi năm phải hỗ trợ cho một chị về khoa học, kỹ thuật về vốn để một chị thoát nghèo bền vững luôn. Từ năm cô làm đến nay là năm thứ 5 thì có 4 chị đã thoát nghèo. Họp tuyên dương của hội phụ nữ huyện Ngân Sơn thì cũng được đọc tham luận để chị em các hội phụ nữ khác học tập…” (PV22, nữ, 30 tuổi, khu 1, thị trấn Nà Phặc).

Tuy nhiên bản thân một số chính sách ở địa phƣơng cũng là những rào cản gián tiếp đối với phụ nữ khi tham gia vào dự án.

Đa số thông tin về dự án đều đƣợc thông tin qua một đầu mối thông tin là trƣởng thôn (trƣởng tiểu khu) – 100% các trƣởng thôn tại Nà Phặc và Tiên Lãng là nam giới, do vậy đầu mối thông tin thì vẫn tập trung vào trƣởng thôn.Nhƣng không phải trƣởng thôn lúc nào cũng đƣa thông tin chính xác tuyệt đối tới ngƣời dân, mà trƣởng thôn thƣờng “thay đổi để nội dung phù hợp với ngƣời dân”, do vậy, vô tình thông tin đã bị thay đổi theo lăng kính là nam giới, thì những vấn đề liên quan đến quyền lợi của phụ nữ có bị thay đổi?

Bên cạnh đó, việc mời đi họp ở địa phƣơng có quy định là mời chủ hộ, trong khi đó, hơn 80% chủ hộ tại hai thị trấn đều là nam giới, bởi lẽ: “Vì mời chủ hộ như vậy họ mới quyết định được, còn nếu vợ hoặc con không phải là chủ họ thì họ lại phải về nhà hỏi ý kiến chồng họ” (PV24, nam, 45 tuổi, thôn Nà Pán, thị trấn Nà Phặc). Do đó, thông tin đến với các thành viên khác trong gia đình lại một lần nữa phải qua “lăng kính là nam giới”. Điều này dẫn đến việc quyền lợi của phụ nữ nhiều khi không đƣợc đảm bảo nếu nhƣ quyền lợi đó mâu thuẫn với quyền lợi của nam giới.

Dù “phụ nữ là ngƣời rất đƣợc địa phƣơng ƣu tiên tham gia trong dự án này”, tuy nhiên công việc chị em đƣợc đảm nhận chủ yếu là công tác tuyên truyền, vận động. Nhƣng “cái mấu chốt về chỉ huy chỉ đạo lại là nam giới” (PV29, nam, 44 tuổi, thôn Bản Cày, thị trấn Nà Phặc).

Việc chị em ít có ý kiến hơn trong các cuộc họp khiến nam giới nghĩ rằng ý kiến của họ là chủ đạo. Phụ nữ ngại trình bày ý kiến của mình trƣớc khi nam giới đƣa ra ý kiến, còn “nếu người khác là nam giới phát biểu hợp ý kiến của mình thì thôi không phát biểu nữa…”(PV13, Nữ, 50 tuổi, khu 3, thị trấn Tiên Lãng).

b, Chính sách của nhà tài trợ

Bên cạnh các chính sách của địa phƣơng, chính sách từ phía nhà tài trợ cũng góp phần thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ hơn về dự án.

Một trong những điều khoản tham chiếu trong kế hoạch lập dự án đầu tƣ cho bất cứ thị trấn nào là phải xét đến vấn đề giới. Trong đó, quá trình lập dự án phải có sự tham gia của phụ nữ, có ý kiến của phụ nữ, đặc biệt là nhóm phụ nữ đơn thân, neo đơn, góa, hoặc hộ có phụ nữ làm chủ hộ. So với chính sách của địa phƣơng, chính sách của nhà tài trợ về vấn đề giới, trong đó cụ thể là thúc đẩy phụ nữ tham gia vào dự án dƣờng nhƣ là những chính sách cụ thể hơn.

Chính sách của nhà tài trợ luôn có xu hƣớng ủng hộ ngƣời phụ nữ tham gia vào các giai đoạn của dự án. Tuy nhiên, một cách gián tiếp, chính những thủ tục và chu trình của dự án khiến ngƣời dân nói chung và phụ nữ nói riêng ít có cơ hội tham gia vào dự án hơn.

Một trong những điều mà dự án gây ra tâm lý hoang mang cho ngƣời dân đó là quy trình thủ tục của dự án kéo dài quá lâu. Đặc biệt đối với dự án ở thị trấn Tiên Lãng.

Dự án cấp nước và vệ sinh cho các thị trấn nhỏ ở Việt Nam bắt đầu xây dựng dự án từ năm 2003. Tháng 6/2005 dự án bắt đầu thông tin tới người dân. Và đến tháng 12 năm 2008 nhà máy nước tại thị trấn Nà Phặc mới hoàn thành và chính

thức phục vụ nhu cầu dùng nước của bà con nhân dân. Như vậy, sau 3 năm rưỡi mong chờ có nước sạch, người dân thị trấn Nà Phặc mới được dùng nước sạch. Tại Tiên Lãng, người dân cũng bắt đầu biết thông tin về dự án vào tháng 6/2005, tuy nhiên cho đến nay (8/2009) nhà máy nước vẫn chưa hoàn thành (đang trong giai đoạn xây dựng). Đặc biệt có khoảng thời gian từ năm 2007 đến cuối năm 2008 người dân không được biết thông tin gì về dự án cũng như triển khai gì ở địa phương nên một số người nghĩ rằng việc triển khai dự án ở địa phương chỉ là “nói xong để đấy”.

(Thông tin do UBND thị trấn Nà Phặc và Tiên Lãng cung cấp tháng 7/2009)

Tuy nhiên, chu trình một dự án đầu tƣ trải qua rất nhiều giai đoạn (xem phần chu trình dự án). Ƣớc tính từ khi bắt đầu có ý tƣởng về dự án cấp nƣớc cho một thị trấn đến khi xây dựng xong, nếu không gặp bất cứ trục trặc nào, thì tốn ít nhất một khoảng thời gian là 4 năm.

Còn đối với thị trấn Tiên Lãng, từ khi ngƣời dân biết đƣợc thông tin dự án đến nay đã hơn 4 năm, trong khi đó có một thời gian không có thông tin gì về dự án khiến ngƣời dân hoang mang nghĩ dự án không còn nữa.Bên cạnh đó, nếu tuyên truyền mà không có bằng chứng xác thực sẽ khiến mọi ngƣời không tin, cho rằng đó là “tuyên truyền nhảm”, điều này ảnh hƣởng không ít tới uy tín hoạt động xã hội của ngƣời tuyên truyền, trong đó đặc biệt là phụ nữ.

Một trong những vấn đề gây bức xúc trong ngƣời dân là các công trình xây dựng (đặc biệt là đào đƣờng ống) quy hoạch thay đổi liên tục, ảnh hƣởng đến cuộc sống sinh hoạt của ngƣời dân: “Cứ đào lên rồi để đó ngƣời dân toàn phải thu, dọn, ngƣời ta cũng rất kêu về việc đó. Cứ đào bới liên tục mà lại để đấy.” (PV9, nam, 44 tuổi, khu 1, thị trấn Tiên Lãng).

“Việc thông tin chƣa đầy đủ” cùng với “quy trình của dự án kéo dài quá lâu” gây ra tâm lý “hoang mang” của ngƣời dân. Hoạt động thông tin – giáo dục – truyền thông (IEC) chỉ diễn ra trong thời gian từ khi dự án bắt đầu triển khai, sau đó, hoạt động này bị yếu dần đi. “Đến tớ là thành viên của ban chấp hành đảng ủy cũng

không nắm được thông tin về dự án. Đến hỏi phó chủ tịch về cấp bao nhiêu đường ống, bao nhiêu tiền…cũng không nắm đựơc huống chi như tớ.”(PV5, nam, 36 tuổi, khu 5, thị trấn Tiên Lãng).

Công việc dự án triển khai ở địa phương chỉ có trong giai đoạn khảo sát xã hội và kỹ thuật (kéo dài trong vòng 3-4 tháng), và giai đoạn sau xây dựng công trình khi tất cả các thủ tục hoàn tất. Thời gian còn lại dự án được triển khai tại chương trình cấp nước Phần Lan (bộ xây dựng), các công ty tư vấn (tại Hà Nội) và Ban quản lý dự án (tại trung tâm thành phố Hải Phòng và thị xã Bắc Cạn).

Bảng sau tổng hợp những yếu tố rào cản và thúc đẩy trong yếu tố chính sách.

Bảng 2.12: Các chính sách thúc đẩy tham gia của phụ nữ trong dự án của địa phƣơng và của nhà tài trợ

Chính sách của địa phƣơng

Chính sách của nhà tài trợ

1. Khuyến khích chị em tham gia vào hoạt động xã hội

2. Giao công việc tuyên truyền, vận động ngƣời dân tham gia vào dự án cho hội phụ nữ

3. Chính sách bình đẳng giới đƣợc triển khai tại địa phƣơng

4. Ƣu tiên cho chị em vay vốn để có điều kiện phát triển kinh tế

1. Yêu cầu phải có sự tham gia của phụ nữ vào các giai đoạn của dự án

2. Các phỏng vấn phải có ý kiến của phụ nữ, các cuộc họp phải có cuộc họp riêng cho nhóm nữ 3. Miễn phí tiền đấu nối khiến cho chị em có thể tự quyết định tham gia mà không phải phụ thuộc hoàn toàn vào ý kiến của ngƣời chồng 4. Yêu cầu đến từng hộ gia đình để đƣa bản

đăng ký đấu nối, yêu cầu các thành viên trong hộ phải bàn bạc và thống nhất ý kiến trƣớc khi ký vào bản cam kết

5. Chỉ định cho phụ nữ phát biểu trong cuộc họp 6. Ƣu tiên hộ nghèo, hộ phụ nữ đơn thân, neo

đơn, góa, phụ nữ làm chủ hộ và các hộ ở xa khu vực dân cƣ

Bảng 2.13: Các chính sách là yếu tố rào cản đối với sự tham gia của phụ nữ vào dự án của địa phƣơng và của nhà tài trợ

Chính sách của địa phƣơng Chính sách của nhà tài trợ

1. Tất cả thông tin dự án đều tập trung về đầu mối là trƣởng thôn (nam giới)

2. Khi đi họp mời chủ hộ (thƣờng là nam giới) 3. Họp cấp lãnh đạo đa số là nam giới (vì trong

bộ máy lãnh đạo phụ nữ chiếm thiểu số)

4. Phụ nữ mới chỉ đóng vai trò là tuyên truyền, giải thích chƣa đƣợc giao nhiệm vụ quản lý và quyết định các vấn đề liên quan

1. Chu trình của dự án quá dài

2. Thông tin về thực hiện dự án chƣa thực sự đến đƣợc với ngƣời dân

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG CÁC DỰ ÁN CẤP NƯỚC CHO CÁC ĐÔ THỊ NHỎ (NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH CẤP THOÁT NƯỚC PHẦN LAN TẠI HẢI PHÒNG VÀ BẮC CẠN (Trang 58 -58 )

×