8. Khung lý thuyết
2.1.3. Phụ nữ tham gia dự án bằng hình thức “tuyên truyền cho người khác”
Để nhà máy nƣớc xây dựng xong có thể hoạt động đƣợc, cần phải có đủ một lƣợng ngƣời sử dụng nƣớc nhất định. Tuy nhiên việc sử dụng nƣớc này lại không phải là miễn phí, ngƣời dân dùng nƣớc phải trả tiền. Việc phải “trả tiền” nhƣ vậy khiến cho nhiều ngƣời phải cân nhắc đến tính lợi ích của việc dùng nƣớc.
Do vậy, một trong những nhiệm vụ của dự án là làm sao tuyên truyền vận động ngƣời dân tham gia sử dụng nƣớc càng nhiều càng tốt. Một trong những tiêu chí để có thể tiếp tục triển khai dự án tại địa phƣơng là “ít nhất 80% số hộ gia đình trong khu vực dự án cam kết đấu nối sử dụng sau khi công trình đƣợc hoàn thành”. Do đó, việc tuyên truyền là công việc mà chủ dự án và địa phƣơng đã tính tới. Ngay từ ban đầu, Ban quản lý dự án và Ủy ban nhân dân thị trấn đã thành lập mỗi thị trấn một đội tuyên truyền viên (gồm trƣởng khu và Hội phụ nữ) nhằm tuyên truyền vận động ngƣời dân sử dụng nƣớc sạch. Ở cả hai thị trấn Tiên Lãng và Nà Phặc, nhìn chung tỉ lệ nữ so với nam trong đội tuyên truyền viên này bằng hoặc cao hơn. Ở Nà Phặc, 15/25 ngƣời trong đội tuyên truyền viên là nữ. Ở Tiên Lãng, 7/14 ngƣời trong đội tuyên truyền viên là nữ.
Việc tuyên truyền có thể phân ra: Tuyên truyền cái gì? – Tuyên truyền cho ai? – Tuyên truyền bằng hình thức nào?
Hình 2.4: Việc tuyên truyền của phụ nữ trong khu vực dự án
Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền bằng
hình thức nào?
Tuyên truyền cái gì?
Tuyên truyền về dự án
Mục đích của tuyên truyền là để cho mọi ngƣời hiểu về dự án và cam kết đấu nối sử dụng.
Bảng 2.6 : Nội dung tuyên truyền của các tuyên truyền viên của hai thị trấn
Thị trấn Nà Phặc Thị trấn Tiên Lãng
1. Lợi ích khi sử dụng nƣớc sạch
2. Nguồn nƣớc cũ không đảm bảo vệ sinh, nƣớc máy mới đảm bảo vệ sinh
3. Đƣợc miễn phí toàn bộ khi tham gia dự án 4. Đây là sự ƣu tiên của nhà nƣớc đối với địa
phƣơng
5. Kinh nghiệm dùng nƣớc sạch của bản thân 6. Bảo vệ nguồn nƣớc máy
7. Những bất lợi tham gia sau khi dự án hoàn thành
1. Lợi ích khi sử dụng nƣớc sạch 2. Nguồn nƣớc cũ không đảm bảo
vệ sinh
3. Đƣợc miễn phí toàn bộ khi tham gia dự án
4. Việc xây dựng nhà máy nƣớc sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nƣớc hiện tại (không dùng nƣớc sạch thì sau này cũng không có nƣớc mà dùng) Tại Nà Phặc nội dung tuyên truyền chi tiết và cụ thể hơn Tiên Lãng. Tuy nhiên, một trong những vấn đề mà ngƣời dân quan tâm nhất là giá nƣớc và số tiền nƣớc phải trả (đối với Nà Phặc) thì các Tuyên truyền viên lại chƣa giải thích đƣợc “Có nước sạch sử dụng thì tốt, còn mua bán nước như thế nào thì người ta, ban quản lý nước ấy, người ta có barem (khung giá) của người ta. Như thế nào thì người ta có hết rồi, bây giờ người dân nếu mà dùng nước mất tiền ấy thì chắc chắn là khó khăn …” (PV29, nam, 44 tuổi, thôn Bản Cày, thị trấn Nà Phặc).
Còn ở Tiên Lãng, do nhận thức dân trí cao hơn Nà Phặc, nên tuyên truyền viên rất cẩn trọng, “nói phải có sách, mách có chứng”: “Đến bọn tớ còn dấm da dấm dớ, chả nắm được thông tin gì cả, ông (dự án) đến đâu rồi, đồng hồ đến đâu là phải cập nhật thông tin đến người dân, rồi đồng hồ cách nhà dân bao nhiêu mét cũng chả nắm được nên dân người ta vặn cho đấy” (PV5, nam, 36 tuổi, khu 5, thị trấn Tiên Lãng).
Điều này cho thấy, việc tuyên truyền ở địa phƣơng không hẳn lúc nào cũng rõ ràng, ngƣời dân tin vào tuyên truyền viên hơn là tin vào một con số cụ thể.
Bảng 2.7: So sánh nội dung tuyên truyền giữa nam giới và phụ nữ
Nam giới Phụ nữ
1. Nguồn lấy nƣớc và quá trình xử lý nƣớc đảm bảo vệ sinh
2. Những bất lợi nếu tham gia sau khi dự án hoàn thành
3. Đây là sự ƣu tiên của nhà nƣớc đối với địa phƣơng
1. Đƣợc miễn phí toàn bộ khi tham gia dự án 2. Lợi ích khi sử dụng nƣớc sạch (đặc biệt là
đối với chị em phụ nữ)
3. Kinh nghiệm dùng nƣớc sạch của bản thân 4. Bảo vệ nguồn nƣớc
5. Những bất lợi nếu tham gia sau khi dự án hoàn thành
6. Nguồn nƣớc cũ không đảm bảo vệ sinh
Nam giới tập trung tuyên truyền nhiều hơn về vấn đề kỹ thuật, trong khi đó phụ nữ lại quan tâm nhiều hơn đến vấn đề lợi ích. Điều này cũng cho thấy, tuyên truyền viên nữ thƣờng đi tuyên truyền cho chị em phụ nữ, trong khi đó nam giới thƣờng hƣớng đến đối tƣợng là nam nhiều hơn.
Về đối tƣợng tuyên truyền ở hai khu vực cũng có những điểm khác biệt. Tại Tiên Lãng, việc “tuyên truyền cho người dân (cả nam và nữ) biết về lợi ích của việc này, rồi sinh hoạt được thuận tiện hơn, cuộc sống được đảm bảo hơn” (PV30, nữ, 49 tuổi, khu 4, thị trấn Tiên Lãng). Trong khi tại Nà Phặc, việc tuyên truyền dƣờng nhƣ “Cô tuyên truyền lồng ghép cho chị em với việc bảo vệ đường ống, nguồn nước. Những thôn có nguồn nước thì tuyệt đối không được thả trâu vào nguồn nước để đảm bảo vệ sinh cho mọi người” (PV16, Nữ, 48 tuổi, thị trấn Nà Phặc).
Bảng 2.8: Hình thức tuyên truyền của nam giới và phụ nữ
Nam giới Phụ nữ
1. Các cuộc họp thôn (cả nam và nữ tham gia)
2. Các cuộc họp tại UBND xã 3. Ai đến nhà hỏi thì trả lời
1. Các cuộc họp trong chi hội phụ nữ 2. Tuyên truyền trực tiếp tới từng chị
em trong các buổi phiên chợ, đến tận nhà ngƣời dân
Phụ nữ khi đi tuyên truyền thƣờng dùng cách tuyên truyền gần gũi với ngƣời dân hơn nam giới. Nam giới thƣờng tập trung vào các kênh thông tin chính thức, trong khi đó, phụ nữ tập trung nhiều vào các thông tin phi chính thức nhiều hơn.
Tuy có những cách thức, đối tƣợng và nội dung khác nhau, nhƣng có thể nói, tuyên truyền là một hình thức tham gia phổ biến nhất. Trong đó, việc tuyên truyền qua những kênh phi chính thức tỏ ra là một kênh truyền thông khá hiệu quả trong dự án này.