Nâng cao nhận thức về tinh thần trách nhiệm

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 115)

8. Kết cấu của luận án

2.4.4. Nâng cao nhận thức về tinh thần trách nhiệm

Tinh thần trách nhiệm nói chung là được nhận thức, nó cũng có tính vật chất, tính tinh thần, tính chính trị hay pháp luật, tính nghề nghiệp hoặc cá nhân .v.v. Con người sống trong xã hội hay trong một hoạt động có tính xã hội cao thể hiện nhiều tính chất khác nhau của tinh thần trách nhiệm tùy theo quan hệ trách nhiệm. Tuy nhiên nó cũng có ngoại lệ bởi yếu tố tâm lý cá nhân khiến những con người tự đặt mình ra ngoài các quan hệ trách nhiệm, không chấp nhận các quan hệ ấy.

Với tư cách là một mắt khâu của hệ thống cải cách, ảnh hưởng của cá nhân và trách nhiệm của họ tác động đến hoạt động chung của hệ thống cải cách. Do vậy, yêu cầu nâng cao nhận thức về trách nhiệm của bản thân mỗi người trong công cuộc CCHC cũng chính là việc đòi hỏi họ đóng vai trò là chủ thể trong việc quản lý đối với chính bản thân nhằm đảm bảo hoàn thiện quan hệ trách nhiệm. Để làm được điều đó họ phải ý thức được bản chất đã được xã hội hóa của mình. Một hành động bất kỳ trong hoạt động cải cách tất yếu đều mang trong nó dấu ấn của một người, hoặc của một đơn vị tổ chức quản lý nào đó, phản ánh đặc thù của kinh nghiệm lịch sử của họ, kinh nghiệm giải quyết những tình huống theo lối cũ. Tuy nhiên, những yêu cầu cải cách mang tính chỉnh thể của hệ thống xã hội có thể lại đặt họ phải thay

117

thế các cách giải quyết cũ, theo kinh nghiệm. Đó cũng chính là yêu cầu nhận thức về trách nhiệm mới của họ theo nhiệm vụ, theo tính kế hoạch của cải cách. Mọi sự thay đổi về nhiệm vụ, theo kế hoạch trong cải cách thông qua các công tác thuyên chuyển, luân chuyển cán bộ cũng đều buộc các cá nhân phải thay đổi nhận thức về trách nhiệm.

Nội dung và mục tiêu của hoạt động cải cách thông qua các hoạt động thông tin cải cách, thông tin quản lý về cải cách từ các cấp sẽ tác động tới ý thức riêng của từng người. Cùng với việc tự ý thức khiến cho mỗi cá nhân hiểu được mình là một chủ thể của sự suy nghĩ và hành động. Điều này gắn bó chặt chẽ với tính tự giác, thái độ suy nghĩ về nghĩa vụ của mình và trách nhiệm đối với cả một quá trình của hoạt động cải cách. Tính tự giác của con người đòi hỏi trước hết phải làm cho những hành động phù hợp với những quy tắc nguyên tắc mục tiêu cải cách đã được đề ra. Và tất yếu việc nhận thức về trách nhiệm này không thể nằm ngoài mối quan hệ thực tiễn của con người với xã hội.

Với nội dung như đã nêu, mỗi cá nhân nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với hoạt động CCHC nhà nước thể hiện ra ở sự tự giác, tính chủ động hành động hướng vào hệ thống hành chính nhà nước, tức là hướng vào một hiện thực của xã hội bắt chúng phải tuân theo. Ngược lại, chính hoạt động cải cách tạo ra những hành động, hành vi hướng bản thân con người vào việc nhận thức về trách nhiệm của mình. Tuy nhiên mỗi người chỉ có thể nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của mình trong hoạt động này khi:

Thứ nhất: họ xác định được rõ vị trí và vai trò của mình trong hoạt động cải cách, trong các mối quan hệ về trách nhiệm thông qua tính chất của các công việc về hành chính và CCHC được giao hay từ những điều được lợi từ hoạt động cải cách

118

Thứ hai: họ đều nhận được đầy đủ rõ ràng những thông tin xã hội, cụ thể ở đây là các thông tin về CCHC, về CTTT CCHC đặc biệt là những thông tin trong quản lý tổ chức hoạt động cải cách.

Thứ ba: Các quy tắc, các quy định và luật pháp trong hoạt động hành chính và CCHC thừa nhận các quan hệ về trách nhiệm. Quy định rõ vấn đề trách nhiệm cho những quan hệ có tính cụ thể và phổ biến của hoạt động này.

Riêng đối với bộ phận cán bộ công chức, những người có vai trò quyết định tới tốc độ đổi mới, cải cách nền hành chính nhà nước cần phải xác định rõ thêm vai trò và nhiệm vụ của mình. Theo đó:

- Cán bộ công chức phải hiểu một cách sâu sắc nội dung của công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước trong từng giai đoạn. Có công chức không nắm vững và không hiểu rõ nội dung CCHC của Chính phủ trong các giai đoạn trước đây cũng như hiện nay, họ chỉ biết đến cải cách một cách rất chung chung. CCHC cũng chỉ được quan tâm ở đâu có sự chỉ đạo của Chính phủ, còn lại đa số công chức bên ngoài ngành hoặc bên ngoài đơn vị thí điểm cải cách lại rất thờ ơ với cải cách. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho CCHC được đề ra nhưng không hiệu quả hoặc hiệu quả không bền vững.

- Đội ngũ cán bộ, công chức phải là người đi đầu trong sự nghiệp cải cách nền hành chính nhà nước. Đây là điều kiện cần thiết để làm cho nền hành chính thực sự được cải cách. Khi cán bộ, công chức nhận thức được vai trò chủ động, tích cực của mình trong mọi hoạt động cải cách và đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước thì CCHC sẽ có bước tiến mới. Trong 10 năm thực hiện CCHC, một đội ngũ rất lớn cán bộ, công chức được đi bồi dưỡng nhưng hiệu quả làm việc của bộ máy vẫn chưa được nâng cao. Điều đó thể hiện sự thiếu ý thức tham gia CCHC của chính bản thân công chức.

119

Như vậy, để công cuộc CCHC nhà nước - một hoạt động có tính chất xã hội hóa cao xuất phát từ yêu cầu chung của sự phát triển đất nước đạt tới được những mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra thì việc nâng cao nhận thức về trách nhiệm của bản thân mỗi con người cho hoạt động này là hết sức quan trọng nhằm tạo ra sự đồng thuận cao trong dân tộc, phát huy được sức mạnh của toàn dân, nhanh chóng hoàn thiện bộ máy quản lý hành chính của nước ta phù hợp với yêu cầu của đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.

Kết luận Chƣơng 2

Vai trò chủ thể của con người trong hoạt động CCHC nhà nước thể hiện trước hết ở chỗ con người bằng hoạt động lý luận của mình đã đưa ra được những chính sách cải cách, những chương trình hành động cải cách cụ thể, sát với thực tiễn.

Sau việc xây dựng những chính sách và đưa ra những chương trình hành động cụ thể, vai trò chủ thể của con người tiếp tục được thể hiện ở trong việc tổ chức thực hiện chương trình cải cách. Nghiên cứu đã chỉ ra trong việc tổ chức thực hiện CTTT CCHC nhà nước ở Việt Nam, hai bộ phận chính là đội ngũ cán bộ, công chức và người dân giữ vai trò chủ thể. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, bộ phận này đảm nhiệm vai trò làm chính sách, quản lý và thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn cho quá trình cải cách. Theo đó, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức làm chính sách, quản lý là phải tập hợp đầy đủ nhất những quy luật phát triển khách quan của xã hội cũng như những biểu hiện của nó cũng đều được tính đến và được phản ánh trong các chính sách, trong các cơ chế quản lý từ đó tác động tới con người để hành vi của họ phù hợp với các yêu cầu, mục tiêu của cải cách. Đồng bộ với quá trình này, đội ngũ cán bộ, công chức làm chính sách, quản lý cũng buộc phải tạo ra những cải cách trong tổ chức bộ máy hành chính cho phù hợp với quá trình tác động nói trên. Với bộ phận công chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, vai trò của họ là ở chỗ phải đảm bảo thực thi tốt các chính sách, pháp luật trong những phạm vi được phân công, phân quyền. Khi

120

thực hiện tốt hai vai trò trên, đội ngũ cán bộ, công chức còn có thêm một vai trò mới là đảm bảo niềm tin của người dân đối với các hoạt động cải cách. Cuối cùng, trong quá trình cải cách, chức năng của chính phủ có những sự thay đổi, đội ngũ cán bộ, công chức chính là người tiến hành xác định chuyển cái gì, vào lúc nào cho khu vực phi nhà nước.

Đối với người dân, họ tham gia vào trong quá trình cải cách chính từ trong các hoạt động làm việc, tiếp xúc với cơ quan công quyền. Qua đó, người dân chỉ ra những nội dung cụ thể trong nền hành chính cần phải cải cách. Người dân với tư cách là chủ thể của các quan hệ kinh tế - xã hội, người dân là chủ thể của quá trình cải cách vì họ mới là người phát hiện sớm nhất những khiếm khuyết của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, do tính chất và phạm vi điều chỉnh của các văn bản này không bảo vệ được quyền của họ. Đặc biệt, thông qua hoạt động dân chủ cơ sở, qua các diễn đàn, qua những phản biện có tính xây dựng, người dân có những tác động buộc Chính phủ phải cân nhắc trước các quyết định có thể gây ảnh hưởng tới người dân.

Trong hoạt động CCHC, con người – chủ thể có tiếng nói quyết định. Ngoài hoạt động đó, vai trò của chủ thể này đang chịu những tác động có tính tiêu cực từ các quá trình và cơ cấu khác. Cụ thể, cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước trong giai đoạn xây dựng NNPQXHCN ở Việt Nam hiện nay đang khiến cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính hoạt động thiếu hiệu quả, năng lực giải trình thấp, nhiều thói quen làm việc của cơ chế cũ tập trung quan liêu đã định hình trong phong cách làm việc của cán bộ công chức chưa thay đổi được. Phương thức sử dụng và đào tạo cán bộ chủ yếu theo chức nghiệp tức nhằm vào việc tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, công chức, mà chưa chú trọng đầy đủ tới những kiến thức và kỹ năng để xây dựng cho người công chức năng lực thực hiện tốt hơn công việc và nhiệm vụ được giao. Người dân vẫn khó tiếp cận thông tin; các hoạt động tham gia quản lý nhà nước chưa được sâu rộng. Các ảnh hưởng không tốt từ yếu tố văn hóa, tâm lý dân tộc tác động gây phân tán các nguồn lực cho cải cách v.v.

121

Do đó, đích đến của việc phát huy vai trò của con người – chủ thể cải cách là phải khắc phục được những ảnh hưởng tiêu cực đang tác động, thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, đổi mới nhận thức về công tác cán bộ và nâng cao nhận thức về tinh thần trách nhiệm trong hoạt động cải cách.

122

CHƢƠNG 3

CON NGƢỜI – KHÁCH THỂ CỦA QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Bản chất của sự tác động của cải cách hành chính nhà nƣớc đối với con ngƣời

CCHC là một hoạt động xã hội, điều đó có nghĩa nó được tổ chức thực hiện bởi con người và cũng tác động đến con người. Bản thân con người là một thực thể tự nhiên có ý thức. Tự mỗi cá nhân có thể hành động theo mục đích định trước, có thể điều khiển những suy nghĩ và công việc của mình một cách có ý thức. Trong mỗi người lại đều có những phẩm chất tinh thần đặc biệt, hết sức phức tạp của riêng mình. Do đó, bất kỳ một tác động nào từ bên ngoài vào đều là những sự can thiệp tới bản chất riêng của mỗi con người.

Con người cũng là một sinh vật xã hội. Tất cả những phẩm chất tâm lý, tính cách của mỗi con người có một phần khởi sinh bởi xã hội. Xã hội cũng là môi trường mà trong đó con người được hoàn thiện và phát triển. C.Mác đã nhấn mạnh: “Xã hội - cho dù nó là gì đi nữa – là cái gì? Là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người” [67, tr. 657]. Và như vậy, khi nhìn vào hệ thống hành chính và hoạt động cải cách của nó, con người sau khi đã tạo ra hệ thống và hoạt động này họ cũng đồng thời là sản phẩm của nó, là con người - khách thể của nó.

Sự xuất hiện của con người với tư cách là khách thể của một hoạt động đồng nghĩa với việc con người chịu sự tác động có tổ chức, được quản lý bởi những con người và bởi những hệ thống hành chính. Ở chiều ngược lại thì các hệ thống hành chính xuất hiện từ chính hoạt động liên kết thành một chỉnh thể xã hội có chung mục đích của con người. Với tính chất như vậy, đối với tất cả các hệ thống quản lý, tổ chức (hệ thống hành chính) nếu nó không tạo ra được những chỉnh thể liên kết con người với nhau theo những mục

123

đích chung nào đó thì nó buộc phải đổi mới và cải cách. Và mỗi khi hệ thống hành chính thay đổi, nó tất yếu tác động tới các yếu tố chính là con người.

Từ bản chất của hệ thống hành chính, từ tính chất và nội dung của hoạt động CCHC nhà nước thì hoạt động này ngay lập tức tác động tới ý chí cá nhân con người nhằm hướng công việc và hành vi của họ vào các mục tiêu cụ thể đã đặt ra của chương trình cải cách. Nhìn ở góc độ khác, những nhân tố khách quan và chủ quan tạo nên tính tất yếu của hoạt động cải cách nhà nước ở Việt Nam hiện nay đã tạo được sự đồng thuận của cả xã hội và ý chí chấp hành của cá nhân là sự phục tùng ý chí của dân tộc.

Con người trong thực tế gắn chặt với vô số quan hệ, gắn liền với những người khác, vì những lợi ích, mục đích và động cơ riêng. Do đó, hoạt động CCHC phải thiết lập được một sự kết hợp có tính tối ưu giữa những lợi ích, tình trạng và sự phát triển của các cá nhân. Có như vậy những tác động của cải cách mới có vị trí trong nhận thức và hoạt động của mỗi người.

Đối với con người là khách thể của quá trình CCHC, trước hết đó là sự xác định vị trí của mỗi người trong đời sống xã hội, quy định chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ cùng vai trò xã hội của họ. Lẽ dĩ nhiên vai trò xã hội của con người bị quy định bởi tính chất của đời sống xã hội mà họ tham gia vào, bởi những nhu cầu, những mục đích mà xã hội đặt ra, bởi các nhiệm vụ mà họ phải giải quyết. Bản thân trong bộ máy hành chính, bộ máy này bao giờ cũng có những quy định số lượng và chất lượng của những con người mà nó cần đến. Do đó, vị trí và giá trị của đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính tùy thuộc trước hết vào phẩm chất cá nhân của họ, vào trình độ nghiệp vụ chuyên môn mà họ được đào tạo, vào đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Ở khía cạnh khác, sự tác động của CCHC đem lại những lợi ích cho phần lớn các khách thể thụ hưởng nó và gây thiệt thòi cho một bộ phận nhỏ khách thể đang thu lợi dựa trên sự thiếu minh bạch và địa vị đã có trong bộ máy hành chính giai đoạn trước.

124

Bên cạnh đó, sự tác động của CCHC cũng là sự tác động đến các yếu tố tâm lý, nhu cầu, động cơ, lợi ích, mục đích của các bộ phận khách thể làm thay đổi nhận thức và ý thức của họ. Theo chiều hướng thuận, sự tác động của CCHC và tính tích cực của con người ở cả hai bộ phận cán bộ, công chức và người dân sẽ tạo ra tính liên tục cho hoạt động cải cách. Điều này dễ dàng nhận thấy, bởi bắt đầu từ khi nhà nước ta thực hiện đổi mới từ năm 1986 đến nay, nhiều đặc trưng về tâm lý và nhận thức của con người trong thời bao cấp dần bị xóa hẳn; nhiều nếp tâm lý của văn hóa làng gây ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)