Con người – chủ thể trong hoạt động cải cách hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 47)

8. Kết cấu của luận án

1.3.1.Con người – chủ thể trong hoạt động cải cách hành chính nhà nước

CCHC; trước hết là tạo được nhận thức về sự thay đổi vai trò của nhà nước, phương thức tổ chức hoạt động nhằm chuyển đổi vai trò của nhà nước; tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quan điểm, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức về đường lối, chủ trương thực hiện cải cách do Đảng lãnh đạo. Lãnh đạo các cấp, các ngành phải nhận thức được CCHC là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, cải thiện chính môi trường làm việc và chế độ lương, thưởng, đãi ngộ đối với bản thân một cách bền vững và lâu dài;

- Chuẩn bị các nguồn lực cần thiết gồm: tài chính, kỹ thuật để thực hiện cải cách. Những nguồn tài chính để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công chức, để thực hiện việc đưa ra khỏi nền công vụ những người không đủ trình độ, năng lực và tuyển mới những cán bộ công chức có trình độ; hiện đại hóa công sở, thực hiện tin học hóa hoạt động của cơ quan nhà nước và để động viên cán bộ, công chức hăng hái tham gia CCHC.

1.3. Sự thể hiện của con ngƣời trong hoạt động cải cách hành chính nhà nƣớc

CCHC là một quá trình định hướng của xã hội. Do vậy khi tham gia vào quá trình cải cách, con người cũng luôn thể hiện mình vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá trình đó. Tuy nhiên, do quá trình CCHC là một quá trình đặc thù, có các tính chất đặc điểm khác với các quá trình xã hội khác nên sự thể hiện vai trò chủ khách thể của con người cũng có những tính chất và đặc điểm riêng.

1.3.1. Con người – chủ thể trong hoạt động cải cách hành chính nhà nước nước

49

hoạt động của hệ thống tổ chức quản lý, tổ chức xã hội – chính trị, hoạt động này có những con người - chủ thể của nó. Với vị trí và vai trò chủ thể của quá trình cải cách, con người - chủ thể thông qua các việc thiết lập các phương tiện thực hiện cải cách để dẫn truyền quyền lực, chi phối lên bộ phận con người là khách thể của quá trình này nhằm thực hiện các nhiệm vụ cải cách, tạo nên cơ chế vận hành toàn bộ hệ thống cải cách.

Để làm được như vậy, bộ phận quan trọng của chủ thể của quá trình cải cách trước hết phải nắm quyền cai trị về mặt chính trị. Sự cai trị về mặt chính trị quyết định tính chất của nền hành chính và hoạt động cải cách của nó. Các giai cấp và tầng lớp giữ địa vị thống trị về chính trị thông qua quá trình lập pháp, hình thành pháp luật, pháp quy nhằm bảo vệ lợi ích chính trị, lợi ích kinh tế của tầng lớp mình đồng thời kiểm soát luôn các hành vi hành chính, khiến các hành vi đó phù hợp với nhu cầu của mình. Tầng lớp thống trị còn thông qua việc bầu cử và bổ nhiệm, tổ chức nhân sự để đưa người của mình vào các cơ quan hành chính

Về phương diện chuyển tải quyền lực của chủ thể, các phương tiện quyền lực thể hiện qua các hình thức thiết chế hành chính, tổ chức bộ máy, quy định của pháp luật. Đứng trên phương diện là sự vận hành của hệ thống xã hội, các đối tượng chủ thể cải cách còn sử dụng các phương tiện như uy tín, niềm tin, đạo đức, học thức, tâm lý v.v. tác động tới con người – khách thể của quá trình này. Trên thực tế, phương tiện thực hiện cải cách mang cả hai hình thức nêu trên, hoặc mang hình thức hỗn hợp. Nó có cả loại mang tính cưỡng bức và không cưỡng bức, vừa cưỡng bức, vừa không cưỡng bức (các hệ tư tưởng: văn hóa, dân tộc, tôn giáo, giai cấp, chính trị v.v. xuất phát từ niềm tin, định kiến, tri thức, chúng không cưỡng bức là vì người ta có thế thay đổi lựa chọn hệ tư tưởng, thay đổi lập trường, quan điểm, niềm tin xã hội).

Đối với các quốc gia hiện nay, đối tượng con người - chủ thể của hoạt động CCHC được nhận diện là các nhà chính trị, các nhà cải cách, làm

50

chính sách trong hệ thống chính trị, hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức thừa hành, người dân và các tổ chức của họ. Sự gia nhập vào vai trò là chủ thể của hoạt động cải cách của người dân (trong đó có các tổ chức của họ) là đặc điểm mới ở các quốc gia phát triển và ở những quốc gia xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ. Sự gia tăng vai trò chủ thể của người dân trong hoạt động CCHC là điều tất yếu bởi ở các thể chế dân chủ, nhân dân là chủ

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 47)