Kiến nghị với Chi nhánh

Một phần của tài liệu Đảm bảo an toàn tín dụng tại AGRIBANK Thanh Trì thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 (Trang 68)

5. Kết cấu Luận văn:

3.3.2.Kiến nghị với Chi nhánh

Trước hết, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát bảo đảm tiền vay nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như đúng chủ chương chính sách của ngân hàng. Chỉ đạo và đưa ra hướng giải quyết kịp thời đối với những khoản vay có giá trị lớn, thường xuyên tiến hành kiểm tra không báo trước hoạt động của các phòng giao dịch nhằm đưa ra các chính sách phù hợp cũng như áp dụng các hình thức kỷ luật, khen thưởng kịp thời. Tuy nhiên, đối với các khoản vay nhỏ, Chi nhánh cũng nên để cho các phòng giao dịch tự quyết bởi hơn ai hết, cán bộ tín dụng và chi nhánh là người hiểu rõ nhất về khách hàng của mình, chịu trách nhiệm về khách hàng của mình tránh rườm rà trong hoạt động cho vay gây khó khăn cho khách hàng vay vốn. Hiện nay, tâm lý yên tâm khi có tài sản bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng tín dụng là khá phổ biến trong các ngân hàng thương mại. Thực chất, việc quá tin tưởng vào tài sản bảo đảm mà không chú trọng đến tình hình tài chính của chủ đầu tư khi vay vốn và tính khả thi của dự án vay vốn đã gây ra rủi ro lớn cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Vì vậy, cần có nhận thức đầy đủ về những biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng tài sản. Thế chấp tài sản chỉ là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện hợp

đồng tín dụng theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/12/2006 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, là một biện pháp dự phòng trong trường hợp khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, do dự án kém hiệu quả và nằm ngoài khả năng dự đoán của ngân hàng.

Ngoài ra, các ngân hàng cần nghiên cứu thành lập các công ty mua bán khai thác tài sản bảo đảm. Căn cứ vào tình hình giá trị tài sản tồn đọng và khả năng của công ty, ngân hàng chuyển giao tài sản tồn đọng cho công ty dưới hình thức ủy thác hoặc trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng theo thỏa thuận, giúp các ngân hàng thu hồi vốn và khai thác sử dụng tài sản tồn đọng có hiệu quả, giải tỏa nhanh tài sản bảo đảm đang đóng băng tại các NHTM.

Ngân hàng cần thu thập, tổng hợp thông tin, đúc rút kinh nghiệm trong hoạt động cho vay để rút kinh nghiệm, đồng thời đề ra các chủ trương chính sách cụ thể phù hợp cho từng thời kỳ, tổng hợp các thông tin về khách hàng của ngân hàng, tạo sự liên kết giữa các chi nhánh để giúp các chi nhánh giảm bớt thời gian, chi phí trong công tác thẩm định khách hàng.

Tăng cường hiệu quả công tác tuyển dụng để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu phát triển toàn hệ thống. Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thực chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các buổi hội thảo để đúc rút kinh nghiệm đồng thời tạo cơ hội cho cán bộ và các chi nhánh đưa ra những khó khăn cũng như kinh nghiệm của mình trong công việc. Thường xuyên cử cán bộ đi tu nghiệp ở nước ngoài để nắm bắt xu thế phát triển chung của thế giới cũng như những công nghệ tiên tiến hiện đại.

Trên cơ sở định hướng phát triển chất lượng bảo đảm tín dụng và định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian tới, trên cơ sở những kết quả và tồn tại của bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh, chương 3 đã đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm phát triển chất lượng bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày lớn. Hoạt động cho vay ngày càng được mở rộng thì mức độ rủi ro của nó càng cao. Một thực tế là tình trạng mất an toàn vốn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại vẫn xảy ra. Việc đảm bảo cho đồng vốn vận động an toàn và có hiệu quả là vấn đề vô cùng quan trọng. Trong thời gian qua, Ngân hàng A RIBANK chi nhánh Thanh Trì đang từng bước cố gắng để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn hạn chế được rủi ro. Để thực hiện được mục tiêu đó thì vấn đề nâng cao chất lượng trong hoạt động cho vay trờ thành một vấn đề cấp thiết.

Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng A RIBANK chi nhánh Thanh Trì, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp đối với Chi nhánh cùng một số kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền nhằm hoàn thiện hơn nữa bảo đảm tiền vay của ngân hàng.

Cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo của các cán bộ trong Chi nhánh và sự nỗ lực của bản thân, em hi vọng đưa ra được những biện pháp giúp cho hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung ngày càng phát triển. Với vốn kiến thức còn hạn chế chắn chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót trong bài viết này, em rất mong nhận được sự phê bình góp ý của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Agribank, Báo cáo thường niên 2010.

Agribank Thanh Trì, 2012, Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh 2011. Agribank Thanh Trì, 2011, Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh 2010. Bergami, R, 2009, Letter of Credit Risks in Uncertain Financial Times,

International Business Training.

John F. Dolan and Walter (Buddy) Baker, Users’ Handbook for Documentary Credits Under UCP 600, ICC Publication No. 694.

Đinh Xuân Trình, 2008, Cẩm nang sử dụng thư tín dụng –L/C, NXB Lao động Xã hội.

Đỗ Minh Tuấn, 2009, Các phương thức thanh toán quốc tế nhìn dưới góc độ lợi ích và rủi ro đối với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu, Bản tin Thương mại Thủy sản các số 41, 42, 43 và 44

Nguyễn Văn Tiến, 2009, Ngân hàng Thương mại, NXB Thống Kê.

Nguyễn Văn Tiến, 2010, Thanh toán Quốc tế và Tài Trợ Ngoại thương, NXB Thống Kê.

Nguyễn Minh Kiều, 2010, Nghiệp vụ Thanh toán qua ngân hàng, NXB Thống Kê.

Vietcombank, 2012, Báo cáo thường niên 2011. Vietcombank, 2011, Báo cáo thường niên 2010.

Websites:

Một phần của tài liệu Đảm bảo an toàn tín dụng tại AGRIBANK Thanh Trì thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 (Trang 68)