Thực trạng bảo đảm an toàn tín dụng tại AGRIBANK Thanh Trì

Một phần của tài liệu Đảm bảo an toàn tín dụng tại AGRIBANK Thanh Trì thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 (Trang 46)

5. Kết cấu Luận văn:

2.2. Thực trạng bảo đảm an toàn tín dụng tại AGRIBANK Thanh Trì

2.2.1. Đảm bảo an toàn trong hoạt động của AGRIBANK Thanh Trì

Để đánh giá được việc đảm bảo an toàn tín dụng tại A RIBANK Thanh Trì, trước hết ta xem xét việc chấp hành các qui định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của A RIBANK Thanh Trì theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 và các quyết định sửa đổi, bổ sung của NHNN.

Bảng 2.4: Tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của AGRIBANK Thanh Trì

Chỉ tiêu Tiêu

chuẩn

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Số tiền Số tiền

Tỷ lệ an toàn vốn tối

thiểu ≥ 9% 21% 19% 18%

Tỷ lệ khả năng chi trả

(lần) ≥ 1 1.26 3.86 3.52

Tỷ lệ vốn ngắn hạn đã sử dụng cho vay Trung dài hạn

40% 18.7% 31.43% 29.98%

Các tỷ lệ an toàn vốn được A RIBANK Thanh Trì duy trì theo đúng qui định của NHNN và đảm bảo an toàn hoạt động cho A RIBANK Thanh Trì.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

NHNN đã qui định tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu đối với các NHTM Việt Nam. Điều này đảm bảo cho hoạt động của các NHTM hoạt động an toàn, tránh việc đổ vỡ của một ngân hàng dẫn đến việc đổ vỡ hàng loạt các TCTD khác. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng tỷ lệ giữa (Vốn tự có – các khoản phải loại trừ khỏi vốn tự có)/Tài sản có rủi ro qui đổi. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của A RIBANK năm 2011, 2012 thấp hơn so với năm 2010. Tuy nhiên, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của A RIBANK Thanh Trì vẫn ở mức cao so với mức chung và phù hợp với qui định của NHNN.

Tỷ lệ về khả năng chi trả

Vấn đề đảm bảo khả năng chi trả, khả năng thanh khoản luôn luôn được các Ngân hàng quan tâm và đặt lên hàng đầu vì đây là vấn đề quyết định vận mệnh đối với ngân hàng. Chính vì vậy, NHNN yêu cầu các TCTD phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả đối với từng loại tiền đồng, vàng. Khi bất kỳ TCTD nào có dấu hiệu về mất khả năng chi trả, thanh khoản, NHNN sẽ phải có ngay các biện pháp phù hợp để can thiệp, tránh việc ảnh hưởng tới toàn hệ thống các TCTD.

Năm 2010, tỷ lệ khả năng chi trả của A RIBANK Thanh Trì là 1,26 lần phù hợp với qui định của NHNN. Trong năm 2011, tình hình thị trường tài chính có nhiều biến động phức tạp, nguồn vốn cung trên thị trường ngân hàng có lúc trở nên khan hiếm, cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt…A RIBANK Thanh Trì vẫn luôn đặt mục tiêu đảm bảo an toàn hoạt động và đảm bảo khả năng thanh khoản lên hàng đầu, thực hiện các chính sách lãi suất huy động linh hoạt, nhằm giữ chân khách hàng cũ có quan hệ thường xuyên, lâu năm với số dư tiền gửi lớn; mặt khác cũng nhằm thu hút số khách hàng mới, khách hàng tiềm năng và thực tế

A RIBANK Thanh Trì là một trong số ít các ngân hàng luôn đảm bảo khả năng thanh khoản tại mọi thời điểm. Tỷ lệ khả năng chi trả năm 2011 là 3,86 lần - đây là tỷ lệ tương đối an toàn.

Trong năm 2012, kịch bản trên cũng lặp lại nhưng ở mức nhẹ hơn vì các ngân hàng cũng đã cảnh giác hơn sau đợt thiếu hụt thanh khoản trong năm 2011. A RIBANK đã chủ động điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế, không còn tình trạng chạy đua lãi suất huy động, căng thẳng vốn trên thị trường ngân hàng…A RIBANK Thanh Trì luôn đảm bảo khả năng thanh khoản tốt tại mọi thời điểm trong năm 2012.

Tỷ lệ đối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn năm 2011 tăng so với năm 2010 là do tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ngắn hạn tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trung, dài hạn, trong khi đó trong năm 2011, A RIBANK Thanh Trì đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn (kênh cho vay ngắn hạn bị thu hẹp do không cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản). Do vậy, để đáp ứng nhu cầu vay vốn trung dài hạn của khách hàng, A RIBANK đã phải tăng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung, dài hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn nằm trong giới hạn cho phép của NHNN.

2.2.2.Đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay tại AGRIBANK Thanh Trì

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dƣ nợ cho vay phân theo hình thức bảo đảm

(Nguồn:báo cáo KQKD của Ngân Hàng AGRIBANK Thanh Trì)

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy tổng dư nợ bình quân qua các năm của Chi nhánh tăng dần qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012. Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững, ngân hàng ngày càng đẩy mạnh hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản, tổng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản ngày càng tăng còn tổng dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm ngày càng giảm .

Bảng 2.5.Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn so với tốc độ tăng trƣởng tín dụng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Huy động vốn 1184 1373 1610

Tốc độ tăng 12% 16% 17%

Dư nợ 1028 1184 1224

Tốc độ tăng 11% 15% 3%

(Nguồn: Báo cáo thường niên AGRIBANK Thanh Trì)

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động bình quân năm đạt 15%/năm, trong khi đó tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân năm đạt 10%/năm. Chênh lệnh không quá lớn , A RIBANK đã cân đối được mức độ tăng trưởng dư nợ so với mức tăng trưởng nguồn vốn huy động được. Mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, A RIBANK cũng đã đưa ra được các biện pháp để đảm bảo ổn định nguồn vốn huy, điều chỉnh tốc độ tăng trưởng dư nợ ở mức hợp lý.

2.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bảo đảm an toàn tín dụng tại AGRIBANK Thanh Trì

Chỉ tiêu giá trị khoản vay so với giá trị của tài sản bảo đảm

A =

Chỉ tiêu này cho biết mức độ bù đắp vốn trong trường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Doanh số cho vay so với giá trị của tài sản bảo đảm tại Chi nhánh được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6: Doanh số cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm

(Đơn vị:tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Dư nợ cho vay có TSBĐ 826 965 1003

Giá trị TSBĐ 2664,5 2680,5 2865,7

Tỷ lệ A 0,31 0,36 0,35

(Nguồn: báo cáo KQKD của Ngân Hàng AGRIBANK Thanh Trì)

Tỷ lệ này cho biết trung bình một đồng giá trị bảo đảm khách hàng được vay bao nhiêu đồng vốn. Theo lý thuyết, tỷ lệ này càng thấp càng đảm bảo an toàn nguồn vốn của ngân hàng, tuy nhiên thực tế, nếu tỷ lệ này quá thấp sẽ không thu hút được khách hàng vay vốn vì vậy ngân hàng có xu hướng ngày càng điều chỉnh tỷ lệ này sao cho phù hợp với sự phát triển của thị trường và tạo ra được sự cạnh tranh với các ngân hàng khác. Theo bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng qua các năm cho thấy ngân hàng đang cố gắng từng bước cải thiện để phục vụ nhu cầu vay vốn tốt hơn mà vẫn đảm bảo được tỷ lệ an toàn cho ngân hàng. Năm 2010 tỷ lệ này là 0,31 thì đến năm 2012 đã là 0,35, tuy có giảm so với năm 2011 thì mục tiêu an toàn vốn vay vẫn là hàng đầu, do đó Ngân hàng cần phải giảm tỷ số này.

Chỉ tiêu về tỷ trọng dư nợ cho vay không có bảo đảm so với dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm

H = Dư nợ không có bảo đảm Dư nợ có bảo đảm bằng TS

Bảng 2.7: Doanh số cho vay không có bảo đảm so với doanh số cho vay có đảm bảo bằng tài sản

(Đơn vị:tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Dư nợ cho vay tín chấp 202 219 221

Dư nợ cho vay có TSBĐ 826 965 1003

Tỷ lệ H 0,24 0,23 0,22

(Nguồn: báo cáo KQKD của Ngân Hàng AGRIBANK Thanh Trì)

Ta thấy dư nợ cho vay không có bảo đảm qua các năm có xu hướng tăng dần tuy nhiên tốc độ tăng vẫn bé hơn tốc độ tăng của dư nợ có TSBĐ. Điều này khiến tỷ lệ dư nợ cho vay không có bảo đảm so với dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm ngày càng giảm, tuy nhiên vẫn xấp xỉ so với tỷ lệ trung bình của các ngân hàng khác. Năm 2010 tỷ lệ này là 24% đến năm 2011 còn 23% và đến năm 2012 chỉ còn 22%. Điều này cho thấy mục tiêu phát triển của ngân hàng là giảm dư nợ cho vay không có TSBĐ và khuyến khích vay vốn bằng tài sản bảo đảm. Chiến lược này là hoàn toàn đúng đắn bởi trong thời gian qua, hơn 70% nợ quá hạn của ngân hàng là khoản vay không có TSBĐ, chứng tỏ hoạt động cho vay không có TSBĐ không phát huy được hiệu quả và cần thu hẹp lại, trong khi dư nợ cho vay có TSBĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay lại chỉ chiếm hơn 10% nợ quá hạn, đây là điều đáng mừng cần phát triển loại hình dư nợ này.

Nợ qúa hạn của khoản vay có tài sản bảo đảm so với tổng nợ quá hạn

Xem xét nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn trong khoản vay có tài sản bảo đảm và không có TSBĐ giúp cho ngân hàng có chiến lược cân đối giữa các khoản vay có TSBĐ và không có TSBĐ cũng như có phương hướng phát triển để giảm thiểu tối đa nợ quá hạn cho ngân hàng. Chỉ tiêu này ở Ngân Hàng A RIBANK Thanh Trì như sau:

Bảng 2.8: Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn

(Đơn vị:tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Nợ quá hạn có TSBĐ (1) 0,7 1 2,1

Tổng dư nợ quá hạn (2) 10,3 10,1 18,2

Tổng dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm (3) 826 965 1003

(1)/(2) 6,8% 10% 11,4%

(1)/(3) 0,08% 0,1% 0,2%

(Nguồn: báo cáo KQKD của Ngân Hàng AGRIBANK Thanh Trì)

Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, bất cứ ngân hàng nào cũng đều có nợ quá hạn, tuy nhiên các ngân hàng đang cố gắng giảm đến mức thấp nhất nợ quá hạn để đảm bảo khả năng an toàn vốn và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, và Chi nhánh cũng nằm trong số đó. Ta thấy, các chỉ tiêu về nợ quá hạn của ngân hàng đều ở mức chấp nhận được. Tỷ lệ nợ quá hạn có TSBĐ trên tổng dư nợ cho vay có xu hướng tăng chứng tỏ hoạt động cho vay và bảo đảm tài sản của ngân hàng chưa được cải thiện. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ quá hạn có TSBĐ so với tổng dư nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng lên do tổng dư nợ quá hạn và nợ quá hạn có TSBĐ lại có xu hướng tăng. Điều này chứng tỏ Ngân hàng nên chú ý các chính sách để kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, còn nợ quá hạn có TSBĐ tăng là do tổng dư nợ TSBĐ tăng, việc ngân

hàng cho vay không có tài sản bảo đảm đã được giảm đi để bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng.

2.3.Đánh giá chung

2.3.1.Kết quả đạt được

Nhận thức được tầm quan trọng của bảm đảm tiền vay, trong thời gian qua Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt cùng với việc kiểm tra, giám sát kịp thời để sớm có biện pháp phòng ngừa đối với các khoản vay có vấn đề, nhờ đó mà công tác bảo đảm tiền vay đã có những bước tiến đáng kể.

AGRIBANK Thanh Trì luôn tuân thủ các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHNN. Trong những thời kỳ khó khăn của ngành ngân hàng nói chung, A RIBANK luôn đảm bảo được khả năng thanh khoản, giữ vững uy tín của mình với khách hàng, với NHNN. Duy trì tốt các tỷ lệ đảm bảo an toàn là điều kiện căn bản giúp ngân hàng hoạt động an toàn, tăng trưởng bền vững.

Các khoản cho vay của chi nhánh tương đối an toàn. Chi nhánh có một đường lối chiến lược phát triển rõ rệt, có khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình. Đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp với năng lực của chi nhánh trong thời điểm quy mô của ngân hàng còn nhỏ, vừa trải qua giai đoạn khó khăn. Với đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân, hộ gia đình, quy mô các khoản vay của ngân hàng là thấp, số lượng khoản vay khá nhiều. Như vậy, ngân hàng đã san sẻ được rủi ro tránh đọng vốn, mất vốn vào các dự án cho vay lớn. Tỷ lệ dư nợ/Giá trị TSĐB thấp, các khoản vay phần lớn đều có tài sản đảm bảo, nên khi có rủi ro xảy ra, ngân hàng vẫn có khả năng thu hồi được khoản vay.

A RIBANK đã xây dựng được một chính sách tín dụng chặt chẽ, là cơ sở đảm bảo an toàn cho các khoản tín dụng. Quy trình tín dụng được xây dựng hoàn chỉnh, bao gồm các chỉ tiêu đánh giá về mặt định tính và định lượng. Cơ chế cho vay theo 3 cấp: Nhân viên tín dụng - Phòng phục vụ khách hàng - Ban tín dụng (hoặc Hội đồng tín dụng) đã phát huy hiệu quả hết

sức tích cực trong việc xét duyệt các khoản vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Tùy vào từng sản phẩm vay, ngân hàng xây dựng quy chế cho vay cụ thể đối với sản phẩm vay đó để đảm bảo tính an toàn, tính cạnh tranh mang lại hiệu quả cao nhất cho Ngân hàng. Khi có những chính sách vĩ mô thay đổi, ngân hàng cũng đã ứng phó rất nhanh, thay đổi chính sách sản phẩm cho phù hợp với qui định của NHNN và đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế.

Chi nhánh đang tái cơ cấu lại mô hình tổ chức xây dựng quy chế về chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, phân công công việc dựa trên trình độ, năng lực và sở trường của nhân viên, đảm bảo đúng người đúng việc, tạo nên môi trường làm việc tương đối tốt. Những khoản tín dụng được cấp ra cùng với những biện pháp bảo đảm tiền vay đều có những cá nhân đứng ra chịu trách nhiệm về chất lượng tín dụng, về việc bảo đảm thu hồi nợ.

Ngân hàng đã xây dựng được đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, tư vấn cho khách hàng lựa chọn được biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp đối với từng khách hàng cụ thể, trên cơ sở khả năng tài chính, phương án sử dụng vốn của khách hàng giúp cho hoạt động tiền vay phát huy được vai trò bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng, đồng thời giúp khách hàng dễ dàng hơn với việc tiếp cận nguồn vốn vay.

Chi nhánh đã chú trọng hơn tới công tác đào tạo cán bộ. Cán bộ của ngân hàng thường xuyên được cử đi học các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ, được cử đi học tập tại nước ngoài giúp trình độ chuyên môn của cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng và định giá được cải thiện rõ rệt.

Chính sách điều hành lãi suất nhanh nhạy, kịp thời, phù hợp với diễn biến của thị trường cùng với dự linh hoạt trong điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng không cho vay khách hàng có hiệu quả thấp, tăng cường cho vay các Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, cá thể đồng thời hạn chế cho vay các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh kém hiệu quả, đã giúp cho Chi nhánh hoạt động hiệu quả hơn. Thực chất đây cũng là một lần sàng lọc có ý

nghĩa tích cực hỗ trợ cho công tác lựa chọn và áp dụng bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh, tránh trường hợp không thu hồi được nợ khi mà nợ quá hạn của Chi nhánh đang tăng lên.

Những kết quả mà Chi nhánh đạt được tuy còn rất khiêm tốn nhưng cũng đáng ghi nhận. Kết quả đó chứng tỏ đc tiềm năng và nội lực của chi nhánh. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả khả quan, Chi nhánh vẫn còn hạn chế trong việc áp dụng và triển khai bảo đảm tiền vay nhằm tạo cơ sở pháp lý và kinh tế cho việc thu hồi nợ.

2.3.2.Hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu Đảm bảo an toàn tín dụng tại AGRIBANK Thanh Trì thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)