Đa dạng hoá danh mục tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Đảm bảo an toàn tín dụng tại AGRIBANK Thanh Trì thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 (Trang 64)

5. Kết cấu Luận văn:

3.2.5. Đa dạng hoá danh mục tài sản bảo đảm

Trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng mọc lên ngày càng nhiều cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán giúp cho doanh nghiệp có nhiều kênh huy động vốn, sự đổi mới, cải tiến trong hoạt động của ngân hàng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng ngày càng được quan tâm. Hiện nay, tài sản được dùng để bảo đảm chủ yếu là các tài sản thông dụng và có độ an toàn cao như kỳ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá, quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị…điều này đã hạn chế khả năng mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng. Bởi vậy, nhu cần đặt ra là cần đa dạng hoá TSBĐ để có thể đáp ứng nhu cầu về vốn cho nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

Đối với máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, trên thực tế cán bộ tín dụng rất ngại nhận tài sản này vì khó đánh giá, khó quản lý. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn vay vốn của ngân hàng vì vốn tự có ban đầu của các doanh nghiệp chủ yếu nằm dưới dạng nhà xưởng, máy móc thiết bị. Khi cần vay vốn doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị của mình để đảm bảo nhưng không phải máy móc thiết bị nào cũng được ngân hàng chấp nhận.

Vì thế đã hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của Chi nhánh cũng như hạn chế khả năng vay vốn của khách hàng. Nên chi nhánh có thể chấp nhận loại tài sản nay để bảo đảm khoản vay ngắn hạn.

Đối với loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng nhận thầu…rất ít ngân hàng chấp nhận làm vật bảo đảm vì mức độ rủi ro cao. Do đó, đẻ xúc tiến đưa hoạt động này vào thực tiễn cần làm tốt công tác chuẩn bị như đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về tài sản này.

Một phần của tài liệu Đảm bảo an toàn tín dụng tại AGRIBANK Thanh Trì thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)