Cơ cấu tổ chức quản lý của AGRIBANK Thanh Trì

Một phần của tài liệu Đảm bảo an toàn tín dụng tại AGRIBANK Thanh Trì thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 (Trang 34)

5. Kết cấu Luận văn:

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của AGRIBANK Thanh Trì

Khi mới thành lập (tháng 9/1988), AGRIBANK Thanh Trì có cơ cấu tổ chức gồm 7 phòng nghiệp vụ với 48 Cán bộ nhân viên. Đến nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh Thanh Trì có 86 người, bao gồm iám đốc và các phó iám đốc, 8 phòng (tổ) nghiệp vụ và 8 phòng giao dịch (sơ đồ 1.1)

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy của Agribank Thanh Trì

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)

Mô hình quản lý như trên đã giúp cho Agribank Thanh Trì thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Ngân hàng được chính quyền địa phương sở tại rất ủng hộ, do vậy, kinh doanh của Chi nhánh ổn định và ngày càng phát triển, phù hợp với khả năng cạnh tranh trên địa bàn.

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:

Ban giám đốc: gồm 1 iám đốc và 2 Phó giám đốc. iám đốc chịu trách nhiệm và giữ vai trò chỉ đạo trong Ngân hàng; giúp việc cho giám đốc là Phó giám đốc

_ iám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và là người đại diện của Ngân hàng theo pháp luật.

_ Phó giám đốc: Là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc. Phó giám đốc là người do giám đốc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động kinh doanh, được uỷ quyền của iám đốc để ký kết các hợp đồng uỷ thác với các đối tác của Ngân hàng.

_ Phòng kế hoạch tổng hợp: có chức năng tham mưu, giúp việc, soạn thảo cho Ban iám Đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh; trực tiếp quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về kế hoạch nguồn vốn theo nhiệm vụ của phòng; tham gia một số hội đồng theo quyết định của iám đốc

_ Phòng tín dụng: đầu mối tham mưu đề xuất với iám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng; tổng hợp báo cáo phân tích kết quả hoạt động tín dụng; xây dựng kế hoạch tín dụng ngắn, trung và dài hạn hàng quý, năm…

_ Phòng Kinh doanh ngoại hối: Nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại trên địa bàn, xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ như: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế trong từng thời kỳ; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế…

_ Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: là bộ phận chuyên trách giúp việc cho iám đốc chi nhánh điều hành mọi hoạt động nghiệp vụ đúng Pháp luật;

Trực tiếp triển khai tác nghiệp các nghiệp vụ về kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tại đơn vị.

_ Phòng Điện toán: tham mưu cho iám đốc và hướng dẫn các phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch về công tác khai thác nguồn thông tin thông qua việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của Chi nhánh và đảm bảo an toàn dữ liệu toàn Chi nhánh; Trực tiếp quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về công tác công nghệ thông tin trong phạm vi toàn Chi nhánh.

_ Phòng Kế toán ngân quỹ: Tham mưu cho iám đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh; về tổ chức quản lý tài chính, kế toán, ngân quỹ trong Chi nhánh; Trực tiếp triển khai thực hiện nghiệp vụ về tài chính, kế toán, ngân quỹ cũng như công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh toán, ngân quỹ để quản lý, kiểm soat nguồn vốn và sử dụng vốn; quản lý tài sản; quản lý, kiểm soát thu nhập và chi phí từ đó xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

_ Phòng Hành chính nhân sự: Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Chi nhánh; Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, công tác hành chính trong Chi nhánh.

_ Phòng Dịch vụ và Marketing: Tham mưu cho Ban iám đốc về chiến lược sản phẩm, dịch vụ mới, chiến lược Marketing; Trực tiếp quản lý và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, marketing, dịch vụ thẻ, quản lý thiết bị đầu cuối…theo nhiệm vụ của phòng.

2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng AGRIBANK chi nhánh Thanh Trì

Trong điều kiện cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng diễn ra hết sức quyết liệt, A RIBANK Thanh Trì đã bám sát quy chế chuyển vốn nội bộ và biến động lãi suất của thị trường, kết hợp với nhiều giải pháp, biện pháp linh hoạt, phát huy các mối quan hệ, đẩy mạnh tiếp thị khách hàng tiền gửi

lớn, tăng cường chính sách khách hàng để đẩy mạnh công tác huy động vốn đảm bảo quy mô và tăng trưởng nguồn vốn có hiệu quả. Vì vậy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã có sự tăng trưởng cao.

Nền kinh tế thế giới đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Kinh tế - xã hội nước ta năm 2010 diễn ra trong bối cảnh không ít khó khăn, thách thức nhưng với đà phục hồi nhanh sau khủng hoảng đã vươn lên và đạt được mức tăng trưởng khá. Cùng với những nỗ lực chung của ngành ngân hàng, Agribank Thanh Trì đã thực hiện tích cực các chủ trương chính sách của Nhà nước, có kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt.

Tổng nguồn vốn của Chi nhánh đến thời điểm 31/12/2012 là 1610 tỷ đồng, tăng 237 tỷ đồng so với năm 2011 và tăng 426 tỷ đồng so với năm 2010. Với nguồn vốn lớn và ổn định đã tạo thế chủ động trong kinh doanh của Ngân hàng.

Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của ngân hàng

(đơn vị: tỷ đồng)

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) % so với NT Số tiền Tỷ trọng (%) % so với NT Nguồn VHĐ 1184 100 1373 100 116 1610 100 117,2 Tiền gửi Doanh Nghiệp 702 59,3 837 61 119,2 992 61,7 1118,5

Tiền gửi dân cư

482 40,7 534 39 110,7 618 38,3 115,7

Từ số liệu trên ta có thể thấy:

Về tổng nguồn vốn huy động: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh rất khả quan, nguồn huy động vốn liên tục tăng qua các năm.. Tốc độ tăng trưởng năm 2011so với 2010 là 16% và năm 2012 so với 2011 là 17,2%, tương ứng với số tiền là 1373 tỷ đồng và 1610 tỷ đồng. Nhờ nguồn huy động tăng trưởng như vậy mà Chi nhánh luôn đảm bảo cân đối vốn , tạo thế chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.

Về cơ cấu huy động vốn: Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010, tiền gửi doanh nghiệp đạt 702 tỷ đồng, bằng 59,3% VHĐ. Năm 2011, tỷ trọng này là 61% tương ứng với 1373 tỷ đồng. Và năm 2012 là 61,7% tương ứng với 1610 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng của tiền gửi doanh nghiệp năm 2012 cao hơn năm 2011 do sự thoả thuận về lãi suất cho vay doanh nghiệp.

Có thể thấy Agribank Thanh Trì đã thực sự có nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn và nguồn vốn tăng trưởng khá nhanh, khách hàng ngày càng an tâm và tin tưởng khi gửi tiền tại ngân hàng. Agribank Thanh Trì đã áp dụng các cơ chế, chính sách linh hoạt và phù hợp, tiếp tục thực hiện chiến lược đẩy mạnh huy động vốn từ tổ chức kinh tế và cá nhân, từ đó đã có được kết quả rất khả quan. Chi nhánh đã coi trọng chất lượng dịch vụ và tiện ích ngân hàng là yếu tố quyết định đến việc duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng có nguồn vốn lớn. Năm 2012, tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng so với năm 2010, trong khi công tác huy động vốn của các ngân hàng khác đóng trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn do cạnh tranh về lãi suất, đây là một thành công lớn khi Agribank Thanh Trì không cạnh tranh được về lãi suất, chỉ có lòng nhiệt tình, tính kiên trì và thái độ phục vụ đã đem lại kết quả đáng kể trên.

Công tác huy động vốn là công tác đảm bảo nguyên liệu cho hoạt động ngân hàng, vì vậy hiệu quả công tác huy động vốn quyết định đến sự thành bại của một ngân hàng trên thương trường. Trong điều kiện cạnh tranh

ngày càng gay gắt nhưng với lợi thế của Agribank Thanh Trì và sự nỗ lực cố gắng của tập thể ban lãnh đạo và nhân viên chi nhánh nên các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh trên địa bàn của chi nhánh đạt tốc độ tăng trưởng cao, có chất lượng, công việc ưu tiên hàng đầu là tập trung sức để củng cố hoạt động kinh doanh. Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn Agribank Thanh Trì đã có một nguồn vốn tương đối lớn và ngày càng tăng qua các năm.

Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động qua các năm

(Nguồn tổng hợp Ngân Hàng AGRIBANK chi nhánh Thanh Trì)

Chi nhánh chủ yếu thực hiện việc huy động vốn từ hai loại tiền gửi: dân cư và doanh nghiệp. Tại chi nhánh, tỷ trọng vốn huy động từ doanh nghiệp chiếm thường lớn hơn. Nhìn chung vốn huy động tăng dần qua các năm, quy mô tăng trưởng vốn huy động tại Chi nhánh là khá tốt, nguồn vốn tương đối ổn định và an toàn tạo cơ sở, nền tảng cũng chắc cho hoạt động tín dụng, đảm bảo khả năng thanh toán và hoàn thành tốt kế hoạch điều chuyển vốn về Hội sở chính của Ngân hàng A RIBANK để hỗ trợ cho các chi nhánh khác.

Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng nhìn chung cơ bản bám sát mục tiêu chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ, chấp hành nghiêm túc giới hạn cũng như các quy định, kỷ luật cũng như các chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh đến 31/12/2012 đạt là 1224 tỷ đồng, tăng 40 tỷ đồng so với năm 2011.

Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012

(đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn:báo cáo KQKD của Ngân Hàng AGRIBANK chi nhánh Thanh Trì)

Về Tổng dư nợ: Tổng dư nợ của Chi nhánh tăng trưởng không đồng đều qua các năm. Nếu như năm 2010 dư nợ là 1028 tỷ đồng thì năm 2011 là 1184 tỷ đồng, đạt 15,1% so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ 1224 tỷ đồng tăng 3,3% so với năm 2011. Tuy nhiên so với tốc đọ tăng của VHĐ

Năm Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) % so với NT Số tiền Tỷ trọng (%) % so với NT Dư nợ tín dụng 1028 100 1184 100 115,1 1224 100 103,3 Cho vay ngắn hạn 837 81,4 994 84 118,7 1012 82,7 101,8 Cho vay trung dài hạn 191 18,6 190 16 99,4 212 17,3 111,5 Nợ quá hạn 10,3 1 10,1 0,8 98 18,4 1,5 182,1

thì tốc độ tăng của tổng dư nợ luôn thấp hơn một bậc. Nguyên nhân chính rất có thể là do Chi nhánh tiến hành sàng lọc khách hàng, đồng thời giảm dần dư nợ với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu thấp hơn so với quy định, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế.

Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm 81,4% dư nợ năm 2010 (1028 tỷ đồng), chiếm 84% dư nợ năm 2011 (1184 tỷ đồng), năm 2012 đã giảm xuống còn 82,7% dư nợ (1224 tỷ đồng), do Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận đối với khoản vay trung và dài hạn.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn

Về cơ cấu dư nợ: Nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ tương đối cao qua các năm. Năm 2010, dư nợ ngắn hạn chiếm 81,4% tổng dư nợ tương ứng với 837 tỷ đồng. Đến năm 2011, dư nợ ngắn hạn đã chiếm 84% tổng dư nợ tương ứng với 994 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2012, dư nợ ngắn hạn chỉ còn chiếm 82,7% tương ứng với 1012 tỷ đồng. Chi nhánh đang dần chuyển sang đầu tư cho các doanh nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực sản xuất.

Tỷ lệ nợ quá hạn của năm 2010 chiếm 1% dư nợ thì đến năm 2012 chiếm 1,5% dư nợ. Vì vậy Chi nhánh cần chú ý duy trì các biện pháp đảm bảo gắn với việc chủ động kiểm soát và hạ thấp tỷ lệ nợ xấu, nợ cơ cấu, lãi treo; vận hành thông suốt mô hình tổ chức, áp dụng có hiệu lực, hiệu quả chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro, các công cụ quản lý điều hành, nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng , tăng năng lực tài chính và đảm bảo mức doanh lợi ngân hàng theo kế hoạch phát triển thể chế.

Nét nổi bật của hoạt động tín dụng năm 2012 là: Chất lượng tín dụng được đảm bảo. Ngân hàng thường xuyên thực hiện rà soát, sàng lọc khách hàng, tăng cường và không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ đảm bảo vốn tín dụng đầu tư đúng đối tượng, an toàn và hiệu quả… Đồng thời Chi nhánh kiên quyết rút dần dư nợ đối với khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và hoạt động kém hiệu quả.

Hoạt dộng dịch vụ

Mặc dù các hoạt động ngân hàng trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu, Ngân Hàng AGRIBANK Thanh Trì đã đạt kết quả cao trong hoạt động dịch vụ. Phí dịch vụ thu đạt được gần 5tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với năm 2010 và tăng trưởng 10,86% so với năm 2011 .

Biểu đồ 2.3: Doanh thu dịch vụ qua các năm

(Nguồn tổng hợp Ngân Hàng AGRIBANK Thanh Trì)

Nhìn chung, các loại hình dịch vụ đều được Ngân hàng triển khai đầu đủ và đều có sự tăng trưởng cao cả về doanh số và phí thu được so với các năm trước

Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hoạt động kinh doanh

( Nguồn tổng hợp Ngân Hàng AGRIBANK Thanh Trì)

Công tác tài trợ thương mại(2012):

+ Doanh số mua bán một số loại ngoại tệ chủ yếu (quy USD) Doanh số mua đạt 11 triệu USD, bằng 80% so với năm 2011 Doanh số bán đạt 12 triệu USD, bằng 81,4% so với năm 2011

Trong bối cảnh thị trường tiền tệ thế giới biến động phức tạp, những kết quả này là điều dễ hiểu.

+ Doanh số thanh toán quốc tế

Thanh toán Nhập khẩu đạt 6 triệu USD, bằng 83,% so với năm 2011 Thanh toán Xuất khẩu đạt 8,3 triệu USD, bằng 71% so với năm 2011 Thanh toán chuyển tiền đạt 3 triệu USD bằng 47,7% so với năm 2011

Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2012, lợi nhuận trước thuế đạt được là xấp xỉ 17 tỷ đồng, tăng 4,3% so với năm trước, hoàn thành 60% kế hoạch đặt ra. Ngân hàng đã trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định.

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2010-2012

(đơn vị: tỷ đồng)

Năm

Chỉ tiêu

Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Số tiền % so NT Số tiền % so NT

Thu nhập 112,3 134,2 119,5 147,1 109,6

Chi phí 96,7 118,2 122,2 130,4 110,3

Lợi nhuận 15,6 16 102,5 16,7 104,3

(Nguồn:báo cáo KQKD của Ngân Hàng AGRIBANK Thanh Trì)

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy kết quả kinh doanh trong 3 năm trở lại đây của Chi nhánh cho thấy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có hiệu quả. Năm 2010 Lợi nhuận chỉ là 15,6 tỷ đồng , đến năm 2011 tăng 2,5% và đạt 16 tỷ đồng , bước sang năm 2012 lợi nhuận đạt 16,7 tỷ đồng tăng 4,3% so với năm 2011. Nếu năm 2011, chi phí tăng 22,2% so với năm trước thì đến năm 2012 chi phí chỉ tăng 10,3% so với năm 2011 trong khi Thu nhập năm

Một phần của tài liệu Đảm bảo an toàn tín dụng tại AGRIBANK Thanh Trì thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)