Nâng cao chất lượng của cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Đảm bảo an toàn tín dụng tại AGRIBANK Thanh Trì thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 (Trang 65)

5. Kết cấu Luận văn:

3.2.6.Nâng cao chất lượng của cán bộ tín dụng

Để đảm bảo chất lượng hoạt động cho vay, cán bộ tín dụng phải là người hiểu tình hình kinh tế nói chung và khách hàng nói chung từ thực lực tài chính đến tiềm năng thanh toán, tiềm năng phát triển và dự đoán tương lai và quan trọng nhất là nắm rõ tư cách đạo đức khách hàng vì đó là điều quyết định ý muốn trả nợ của họ. Để giải quyết những yêu cầu quá lớn này đối với cán bộ tín dụng, chuyên môn hoá là giải pháp hữu hiệu bên cạnh việc nâng cao chất lượng nhân sự.

Muốn vậy, ngân hàng cần có các biện pháp cụ thể sau:

- Nội dung bồi duỡng cán bộ tín dụng phải được hoạch định lâu dài. Cần xác định tiêu chuẩn và đề ra mục tiêu của từng giai đoạn cụ thể để có những kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng phù hợp.

- Việc đào tạo và bồi duỡng cán bộ phải được lựa chọn đúng đối tượng theo đúng chuyên môn, cán bộ đào tạo phải đúng năng lực và phát huy hiệu quả đào tạo cho ngân hàng, tránh lãng phí trong công tác đào tạo đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng phát huy được hết khả năng của mình để học tập và làm việc có hiệu quả.

- Tiến hành phân loại đội ngũ cán bộ tín dụng để có kế hoạch đào tạo lại, trang bị kiến thức pháp lý về nghiệp vụ tín dụng, nên ưu tiên bố trí những cán bộ có năng lực, có tâm huyết sang làm công tác tín dụng. Những cán bộ sa sút về phẩm chất, cố ý làm trái, tham ô lợi dụng dứt khoát không bố trí làm

nghiệp vụ tín dụng. iúp cán bộ tín dụng cập nhật những văn bản thông tin mới nhất.

Một phần của tài liệu Đảm bảo an toàn tín dụng tại AGRIBANK Thanh Trì thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 (Trang 65)