Khác với mô xương, ximăng không có mạch máu, không tham gia vào quá trình điều hoà hằng định calci máu.
Sự tái cấu trúc của ximăng răng là quá trình đắp thêm hoặc tái hấp thulà một đáp ứng mang tính chất vận động tại chỗ, có nguồn gốc kích thích từ ngà răng hoặc nha chu. Sự tái cấu trúc ximăng răng bị cảm ứng bởi:
- Lực tác động lên các dây chằng nha chu. - Quá trình viêm nha chu.
3.1. Sự đắp thêm ximăng răng:
3.1.1. Sự đắp thêm ximăng răng sinh lý:
Cung răng tồn tại trong một thời gian rất dài, điều này làm cho tủy răng tồn tại và theo thời gian lớp ximăng này ngày càng dày hơn, nhưng sự đắp thêm ximăng răng không xảy ra trên toàn bộ bề mặt chân răng: sự đắp thêm rất ít ở vùng cổ, thường xảy ra sự đắp thêm ximăng răng theo thời gian ở lỗ chóp.
Ở chóp răng, sự sinh ximăng răng bị kích thích do quá trình tiêu mòn của răng, sự tạo ximăng được hình thành bằng các đường tăng trưởng đồng tâm, phản ứng này là do cùng tuỷ răng kích thích nhưng đồng thời cũng do phản ứng của hệ thống nha chu và vùng khớp răng. Điều có lợi là tăng cường sự vững chắc của khớp răng ổ răng nhưng đồng thời là quá trình đóng chóp lỗ đỉnh- điều này có nghĩa là tuỷ răng sẽ không còn được cung cấp máu.
3.1.2. Sự đắp thêm ximăng phản ứng:
Sự đắp thêm ximăng phản ứng xảy ra khi:
- Có sự bịt lỗ chân răng, hậu quả là tạo sự khoáng hoá ở vùng lỗ chóp, làm thành một sẹo calci hoá đóng lỗ chóp chân răng.
- Khi xảy ra tình trạng bệnh lý quanh chóp hoặc viêm nha chu mãn tính gây quá sản hoặc thiếu sản sinh ximăng, cũng có thể là một đáp ứng của quá trình tái hấp thụ xương ở vùng kế cận dưới chân răng- khi đó sự sinh ximăng răng quanh vùng nha chu làm thay đổi quanh vùng chóp.
- Trong trường hợp thiểu năng và sự bắt đầu thoái hoá răng dẫn đến hậu quả là sự đắp thêm ximăng răng kém hiệu quả, làm sự tạo ximăng không bình thường hoặc vô tổ chức.
Phản ứng tạo ximăng răng là phản ứng của tế bào sinh ximăng, những đường tăng trưởng chạy vòng cung được đắp thành từng lớp song song với nhau, nhưng trong trường hợp này chúng mất đi những tính chất đó, tạo thành những đường không thứ tự làm biến dạng chân răng.
60
Sự quá sản ximăng thường kèm theo những khối ximăng không tế bào bị khoáng hoá dán sát vào chân răng, đôi khi người ta thấy những khối ximăng không tế bào nằm tự do trong vùng nha chu.
3.2. Sự tái hấp thụ ximăng:
3.2.1. Sự tái hấp thụ ximăng sinh lý:
Trong quá trình tự tiêu của chân răng sữa, những rãnh liên tục bị đào sâu bởi các huỷ cốt bào. Sự tái hấp thụ chân răng sữa làm bộc phát các phản ứng viêm ở mô dưới chân răng. Phản ứng tiêu mòn chân răng sữa làm thay đổi lớp cấu trúc lớp ximăng đắp ngoài chân răng, cuối cùng chân răng sữa bị mất đi. Sự tiêu mòn chân răng thường xảy ra ở ngoài vùng quanh chân răng.
3.2.2. Sự tái hấp thụ ximăng bệnh lý hay phản ứng:
Sự tái hấp thu ximăng bệnh lý hay phản ứng thường xảy ra do: - Quá trình bệnh lý nha chu
- Ở những nơi mà răng quá sản tạo những khối bịt gây nên những vi san chấn lặp đi lặp lại.
- Những lực ép một cách thái quá và lâu dài: răng bị bịt, trồng răng hoặc trám răng.
Sự tái hấp thụ khởi đầu bằng sự rối loạn sắp xếp các bó sợi dây chằng nha chu và sự dịch chuyển của răng khi nguyên nhân bệnh lý kéo dài hoặc gia tăng. Sự tạo ximăng bổ sung sẽ bị ức chế do môi trường xung quanh bị viêm hoặc nhiễm trùng trong quá trình chuyển dịch răng sinh lý hoặc gây ra trong quá trình chỉnh nha. Sự sửa chữa chức năng của hệ thống nha chu được bảo đảm nhờ vào một phần sự đáp ứng của mào ổ răng và một phần của ximăng. Khi trạng thái cân bằng giữa răng và ổ răng được thực hiện, khi áp lực đè nén được phân phối một cách hợp lí và tôn trọng thích hợp với biến dưỡng của tế bào thì sự bù đắp và tái hấp thụ xương răng và ximăng răng sẽ xảy ra theo một quá trình thuận lợi và các dây chằng nha chu sẽ được duy trì trong một tình trạng gần như bình thường.